Thiên Thanh ngày càng nâng cấp và phát triển nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến để kịp thời xử lý chất thải thông thường; nguy hại; rác thải tại các KCN và tiêu huỷ sản phẩm hết hạn...
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng toàn toàn cầu như hiện nay, sự xuất hiện hàng loạt khu công nghiệp đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế bức phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đó lại đặt ra một thách thức cần được giải quyết liên quan đến vấn đề xử lý khối lượng lớn chất thải từ khu công nghiệp. Trong khi đáng lo ngại là hiện nay công tác xử lý chất thải tại khu công nghiệp (KCN) chưa mang lại hiệu quả dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đã xảy ra tại hầu hết các địa phương có khu công nghiệp đang hoạt động.
Núi rác thải từ khu công nghiệp
Cả nước hiện có gần 1.000 cụm công nghiệp đang đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, số lượng cụm công nghiệp có biện pháp bảo vệ môi trường, công trình xử lý chất thải chỉ chiếm khoảng 20%.
Mặc dù, pháp luật đã có những quy định về bảo vệ môi trường bắt buộc các đơn vị doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành tuy nhiên thực tế lại diễn ra không đúng như cam kết.
Một số KCN, vấn đề ô nhiễm từ chất thải đã trở thành vấn đề bức xúc của người dân trong suốt thời gian dài nhưng chưa được giải quyết triệt để. Tại một số KCN, người ta thường xử lý rác thải bằng cách thải trực tiếp ra môi trường như: đốt, chôn lấp, thải ra sông hồ, thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường, sức khỏe của những người sống và làm việc gần khu công nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên quan đến bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp còn nhiều khó khăn. Công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại nhiều cụm công nghiệp chưa đúng quy định pháp luật bảo vệ môi trường. Đa số các cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tại các cụm này doanh nghiệp thứ cấp tự xử lý nước thải hoặc thải trực tiếp ra môi trường.
Môi trường sống có tốt hay không sẽ ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Có thể dễ dàng nhận thấy, những nơi tập trung quá nhiều rác thải thường có mùi hôi khó chịu kèm theo rất nhiều vi sinh vật gây hại.
Riêng Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất cả nước. Sự phát triển công nghiệp đã kéo theo kinh tế, hạ tầng tạo việc làm cho hàng triệu lao động song cũng đặt ra không ít thách thức trong xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Tỉnh này hiện có 32 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn thiện đi vào hoạt động. Phần lớn nơi đây có quá trình sản xuất, chế biến diễn ra liên tục, do đó rác thải tại KCN hình thành với số lượng không nhỏ, gồm rất nhiều loại rác thải khác nhau từ bình thường, phải kiểm soát đến nguy hại như: nhựa, giấy, thủy tinh, bùn, hóa chất…
Đây là vấn đề nan giải làm đau đầu các nhà quản lý và cơ quan chức năng liên quan. Tuy nhiên mới đây, một doanh nghiệp xử lý chất thải tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực đầu tư phát triển côngnghệ xử lý rác thải hiện đại, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và triển khai một số biện pháp phối hợp đồng bộ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững xanh.
Tháo gỡ nút thắt xử lý rác thải khu công nghiệp
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý rác thải tại KCN, Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã đóng góp tích cực cho môi trường bằng cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn bằng cách liên tục cập nhật, đầu tư thêm các thiết bị xử lý rác thải hiện đại, lò đốt chất thải và khuôn viên, môi trường xử lý rác đúng tiêu chuẩn.
Thêm vào đó là nền tảng vững chắc về kiến thức hệ thống xử lý, hệ thống lò đốt chuyên nghiệp, hàng chục năm kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý rác, tự chủ về công nghệ lò đốt rác, đặc biệt là không phụ thuộc công nghệ nước ngoài.
Công nhân làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu.
Theo ông Dương Hoàng Hải Đăng, đại diện Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh: “Trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển các khu xử lý rác ở khắp các tỉnh thành khu vực miền Nam, định hướng phát triển theo hướng tái chế đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần không nhỏ vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn bền vững của đất nước”.
“Dự án xử lý chất thải và rác thải là một nhu cầu thiết yếu để thực thi chính sách phát triển nền Kinh tế tuần hoàn của Chính phủ. Do đó, Thiên Thanh ngày càng nâng cấp và phát triển nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến để kịp thời xử lý chất thải thông thường; nguy hại; rác thải tại các KCN và tiêu huỷ sản phẩm hết hạn…”, ông Đăng chia sẻ.
Về quy trình thu gom và xử lý, ông Đăng cho biết, toàn bộ rác, trong đó có rác thải KCN, rác thải sinh hoạt, y tế và rác nguy hại đều được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Công nhân thu gom của công ty được trang bị đồ bảo hộ an toàn. Thậm chí, chất thải sau khi đốt xong luôn được hoá rắn và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn dành riêng cho chất thải nguy hại.
Rác thải đang trở thành bài toán nan giải, vấn nạn với các địa phương, nhất là trong lựa chọn công nghệ xử lý rác. Theo khuyến nghị các chuyên gia, để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, rà soát lại các cụm công nghiệp đã thành lập trên địa bàn, tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường cụm công nghiệp. Rà soát, ban hành danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường để cấm và hạn chế vào cụm công nghiệp.
Bên cạnh đó, cần có quy hoạch và hoạch định chiến lược dài hơi trong vấn đề xử lý rác thải. Quan trọng là sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, bộ ban ngành trong việc chung tay bảo vệ môi trường, qua đó thúc đẩy lòng tin đối với doanh nghiệp trong vấn đề xử lý rác thải của quốc gia. Khi doanh nghiệp cam kết đồng hành, tận tâm xuyên suốt quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ là chìa khóa vàng giúp địa phương yên tâm trong quá trình xử lý rác thải.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn 45/63 tỉnh/thành phố là khoảng 51.586 tấn/ngày. Trong đó khu vực đô thị phát sinh khoảng 31.381 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 21.667 tấn/ngày. Trên cả nước, hiện có 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt gồm 381 lò đốt chất thải, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp; Trong đó, có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Với thủ đoạn giả vờ hỏi mệnh giá tiền Việt Nam, 2 đối tượng người nước ngoài đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo, trộm cắp tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Dự án KCN Lương Điền - Ngọc Liên có tổng vốn đầu tư 1.764.589.000.000 đồng, nhưng hiện nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Lương Điền - Ngọc Liên đã ngân hàng được cấp tín dụng với giá trị vay là 1.736.997.970.579 đồng, thế chấp bằng quyền tài sản của dự án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Huỳnh Như (SN 1998, ngụ huyện Xuân Lộc) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cảnh sát thu giữ xe G63 cùng 18 căn chung cư, biệt thự trị giá hơn 100 tỷ đồng và nâng tổng số tài sản bị thu giữ trong vụ án Mr Pips Phó Đức Nam lên hơn 5.300 tỷ đồng.
Sáng ngày 26/12, UBND TP Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác của Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh một số nội dung mà Hội Khuyến học cần làm tốt trong năm 2025 như đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến học.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.