Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Chuyện về người 15 năm trông ngôi mộ tập thể lớn nhất Việt Nam

Nhà nước và Pháp luật
16/06/2020 09:45
Định Nguyễn
aa
Ít ai biết rằng, ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội lại có một ngôi mộ tập thể, được cho là lớn nhất Việt Nam chôn vô số người chết vì nạn đói kinh hoàng năm 1945.


Những hồi ức về nạn đói kinh hoàng năm 1944-1945

Cứ đều đặn mỗi sáng, ông Đặng Văn Tuyến (69 tuổi) dậy sớm tập thể dục vài vòng rồi bắt đầu mở cửa nghĩa trang Hợp Thiện nằm trong ngách sâu hun hút của ngõ 559, đường Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội quét dọn toàn bộ khuôn viên.

Nghĩa Trang Hợp Thiện rộng 158m2, nơi đây chẳng có gì ngoài tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu với những lời ai oán: “Có cơn gió bụi vừa tan/ Hai triệu sinh linh đã mất/ Khí oan tối cả mây trời/ Thây lạnh phơi đầy cỏ đất…”. Bức tường đơn sơ đắp dòng chữ “Nơi an giấc ngàn năm của đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944-1945”; bệ đặt bát hương, ngôi nhà thờ và bể chứa xương người lớn nhất Việt Nam.

Anh149.

Nghĩa trang Hợp Thiện nơi tưởng niệm các nạn nhân chết đói năm 1944-1945.

Ông Tuyến đã 15 năm trông coi khu tưởng niệm.Ông Tuyến đã 15 năm trông coi khu tưởng niệm.

Sau khi thắp hương, ông Tuyến bắt đầu kể những câu chuyện về ngôi mộ tập thể với vô số người chết vì đói này. Trong ký ức người Việt Nam, nạn đói năm Ất Dậu vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối khó quên. Thảm họa ấy bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945. Nạn đói đã “càn quét” qua 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra. Trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, có nhiều ruộng, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa…

Cái đói năm ấy không buông tha một ai, những người dân nghèo, người lao động, đặc biệt là nông dân không có ruộng đất chuyên đi làm thuê và nông dân ít ruộng đất đã phải bỏ mạng.

Người 15 năm trông ngôi mộ tập thể lớn nhất Việt Nam chết vì nạn đói năm 1945: Đây là việc tâm linh nên tôi muốn làm sao cho trọn vẹn ảnh 2

Cảnh người sống ngắc ngoải trong nạn đói 1945. Ảnh tư liệu.Cảnh người sống ngắc ngoải trong nạn đói 1945. Ảnh tư liệu.

Để chống lại nạn đói, cái chết cận kề, người dân ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ cây, nhiều vật nuôi cũng bị giết để lấy thịt… Khi không còn gì ăn thì nhiều người ngồi chờ chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi khi đi kiếm ăn. Cái chết đến từ từ, thảm khốc, dày vò cả thể xác lẫn tinh thần.

Cái đói khiến cha bỏ con, chồng bỏ vợ, tình người đứt đoạn, đi xin ăn không được thì cướp giật. Ở các vùng quê, hàng nghìn hộ gia đình chết cả nhà, nhiều dòng họ chỉ một vài người sống sót. Tháng 3/1945, nạn đói lên đến đỉnh điểm khiến nhiều người khiếp sợ.

Hình ảnh xương người chất lên xe bò.Hình ảnh xương người chất lên xe bò.

Người dân đào hố sâu chôn mộ tập thể.Người dân đào hố sâu chôn mộ tập thể.

Người 15 năm trông ngôi mộ tập thể lớn nhất Việt Nam chết vì nạn đói năm 1945: Đây là việc tâm linh nên tôi muốn làm sao cho trọn vẹn ảnh 6

Bể chứa xương người chết đói ở nghĩa trang Hợp Thiện.Bể chứa xương người chết đói ở nghĩa trang Hợp Thiện.

Hàng vạn người lũ lượt chạy đói đến các thành phố lớn. Có người bán cơ nghiệp, có người ôm con nhỏ tha hương đầu đường xó chợ… Người dân Hà Nội khi ấy đã phát động Ngày cứu đói, lập trại tế bần phát cháo. Người sắp chết thì được đưa về trại Giáp Bát, còn người chết đói thì xác chất đầy xe bò đem đến đổ chất đống tại nghĩa trang Hợp Thiện.

Theo ông Tuyến, ngôi mộ không thể biết chính xác có bao nhiêu người chết nhưng có rất rất nhiều người đã bỏ mạng. Hàng chục nghìn sinh linh chết không gỗ ván, không bia mộ tìm được nơi mai táng trong một nấm mồ chung. Bể mộ sâu 4m và rộng gần 40m2. Phần trên bể mộ có bức tường xây dựng lần đầu năm 1951.

Trên tường, nơi khách thắp hương treo những hình ảnh quy tập xương cốt đồng bào do cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh ghi lại. Đây là thân hình xác xơ vì đói, nhìn không ra đàn ông hay đàn bà; kia là chồng chất xương sọ được xếp lại trong hầm đem chôn mà người yếu bóng vía sẽ không dám ngắm.

15 năm ngày đêm tình nguyện dọn dẹp khu mộ tập thể chung

Theo ông Tuyến, Khu tưởng niệm hơn 2 triệu đồng bào này suýt bị rơi vào quên lãng, nếu như năm 2001 không có 3 sinh viên của Trường đại học Kiến trúc Hà Nội làm đề tài “Cải tạo không gian tưởng niệm đồng bào chết vì nạn đói 1944-1945”. Sau đó, vào tháng 9/2003, UBND TP Hà Nội quyết định đầu tư cải tạo, xây dựng lại khu vực này. Trong đó, bể xương chứa hàng vạn hài cốt của đồng bào nằm ở chính giữa.

Tấm bia tưởng niệm những đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945.Tấm bia tưởng niệm những đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945.

Quanh mộ ông Tuyến trồng nhiều chậu cây xanh.Quanh mộ ông Tuyến trồng nhiều chậu cây xanh.

Ông Tuyến vốn sống từ nhỏ ở đây nên hiểu tường tận về khu mộ tập thể này. Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, khu vực này còn rất hoang vắng. Những năm đầu thập niên 90, bể xương còn nằm lộ thiên. Sau này, mọi người xây dựng thành bể kiên cố, để lại một lỗ thông âm - dương. Tuy nhiên, trải qua mưa gió gây ô nhiễm mọi người đã bịt kín.

Năm 2001, thấy nhóm sinh viên đến làm đề tài, ông Tuyến ra xem. Nhưng không hiểu sao, sau lần đó, trong ông bỗng thấy lòng thương cảm, muốn mình “gắn bó” với những hài cốt này vô cùng.

Tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu đặt trong khuôn viên.Tấm bia đá khắc bài tế của giáo sư Vũ Khiêu đặt trong khuôn viên.

“Năm 2005 sau khi nghỉ hưu tôi tự nguyện đến đây trông nom, chăm sóc, thắp những nén nhang cho những linh hồn xấu số được siêu thoát. Công việc này đòi hỏi phải có tâm chứ không có tâm không làm được. Đây là việc làm tâm linh nên làm sao cho trọn vẹn. Ngày rằm, mồng 1 âm lịch, lễ, Tết… hàng tháng tôi đều mở cửa cả ngày để mọi người vào thắp hương tưởng nhớ những người đã thiệt mạng vì nạn đói năm ấy”, ông Tuyến chia sẻ.

Người 15 năm trông ngôi mộ tập thể lớn nhất Việt Nam chết vì nạn đói năm 1945: Đây là việc tâm linh nên tôi muốn làm sao cho trọn vẹn ảnh 11

Hình ảnh khu tưởng niệm được xây dựng năm 1951.Hình ảnh khu tưởng niệm được xây dựng năm 1951.

Hình ảnh chia gạo cứu đói cho đồng bào năm 1945.Hình ảnh chia gạo cứu đói cho đồng bào năm 1945.

Hằng ngày ông Tuyến đều đặn dành thời gian hai buổi sáng chiều quét dọn, lau chùi sạch sẽ toàn bộ khuôn viên. Ông cũng trồng nhiều cây xanh. Suốt 15 năm làm công việc trông coi Khu tưởng niệm đặc biệt này, ông Tuyến đã đón vô số đoàn khách từ khắp nơi đến. Thậm chí rất nhiều vị khách đến từ nước Nhật Bản xa xôi đã để lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Họ là những người từng tham chiến ở Việt Nam, nhà sử học, nhà nghiên cứu, sinh viên, khách du lịch… Có khách đến đây vì từng nghe về tội ác do chính cha ông họ gây ra. Cũng có người đến vì tò mò. Nhưng dù là ai, đến đây vì lý do gì, thì tất thảy đều cúi đầu trước vong linh người đã khuất!

Những hình ảnh nạn đói năm đó được đặt trong khu tưởng niệm.Những hình ảnh nạn đói năm đó được đặt trong khu tưởng niệm.

Trong cuốn lưu bút của du khách thập phương đến thăm khu tưởng niệm còn được cất giữ cẩn thận, hiện vẫn còn dấu bút của nhiều công dân Nhật Bản. Hầu hết đều cảm thấy nuối tiếc cho một thảm họa nhân đạo xảy ra trong quá khứ.

Có khách đến đây vì từng được nghe về tội ác do chính cha ông họ gây ra, có người đến vì tò mò, thậm chí có từng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Nhưng, dù họ là ai, đến với tâm thế và cương vị như thế nào đi nữa thì tất thảy họ đều cúi đầu tỏ vẻ ăn năn trước vong linh người đã khuất.

Người 15 năm trông ngôi mộ tập thể lớn nhất Việt Nam chết vì nạn đói năm 1945: Đây là việc tâm linh nên tôi muốn làm sao cho trọn vẹn ảnh 15

Trong cuốn lưu bút của du khách thập phương đến thăm khu tưởng niệm còn được cất giữ cẩn thận, hiện vẫn còn dấu bút của nhiều công dân Nhật Bản.Trong cuốn lưu bút của du khách thập phương đến thăm khu tưởng niệm còn được cất giữ cẩn thận, hiện vẫn còn dấu bút của nhiều công dân Nhật Bản.

Có người viết sách gửi về tặng ông Tuyến.Có người viết sách gửi về tặng ông Tuyến.

Ông Tuyến tâm sự, cứ vào những ngày Rằm tháng 7, lãnh đạo chính quyền, cùng các tăng ni phật tử từ khắp nơi đến đây để cầu siêu cho các vong linh của nạn đói năm 1944-1945. Khi đến đây, ngoài việc chứng kiến nỗi đau thương mất mát của đồng bào, người dân và cả du khách thập phương như được nhắc nhở về một sự hy sinh của hàng triệu đồng bào cho nền độc lập của nước nhà.

Đến nay đã hơn 75 năm trôi qua thế nhưng những hình ảnh về cảnh về nạn đói kinh hoàng năm xưa với những ngôi mộ tập thể chứa vô số người chết vẫn hiện hữu trong tâm trí nhiều người. Những nhân chứng từng đi qua tai họa lịch sử ấy thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm. Nhiều người thế hệ sau thì nhắc nhau mãi ghi nhớ để tưởng niệm những người đã ra đi năm vì nạn đói năm đó… Còn ông Tuyến sẽ tình nguyện dọn dẹp nơi đây cho đến khi nào không còn sức nữa.

bài liên quan
Hàng loạt cơ sở y tế, dược phẩm tại Hà Nội bị xử phạt

Hàng loạt cơ sở y tế, dược phẩm tại Hà Nội bị xử phạt

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 9 quyết định xử phạt hành chính đối với các cơ sở hành nghề y tế tư nhân, dược phẩm và an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Sóc Sơn (Hà Nội): Cần phân định rõ mục đích sử dụng khu đất tranh chấp tại chân núi Xẻ

Sóc Sơn (Hà Nội): Cần phân định rõ mục đích sử dụng khu đất tranh chấp tại chân núi Xẻ

Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ảnh của bà Nguyễn Thị Kiểm (trú tại thôn Tân An, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đại diện cho một số hộ dân thông tin về sự việc tranh chấp đất đai với Sư đoàn 371 - Quân chủng Phòng không - Không quân đối với khu đất vườn quả - rừng phòng hộ đang được người dân tại khu núi Xẻ, thôn Ninh Môn, xã Hiền Ninh khai thác và quản lý.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.