Nhằm làm rõ tính khả thi của các giải pháp trong dự thảo đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 con sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét” do Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội xây dựng năm 2022. Đây cũng là nhiệm vụ của Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020 -2025 đã được UBND thành phố phê duyệt năm 2021.
Ngày 22/8, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm Làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch - Kim Ngưu - Lừ - Sét.
Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Thị Việt Nga, Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội, chủ trì tư vấn lập đề án cho biết, vai trò thoát nước của hệ thống 4 sông nội đô luôn rất quan trọng, nhưng thực trạng ô nhiễm đã và đang ở mức báo động. Từ quá trình phát triển KT-XH, đô thị hoá và sức ép dân số cơ học trên địa bàn TP Hà Nội ngày càng tăng dẫn đến thách thức việc quản lý hệ thống sông nội đô… Cần có một cách tiếp cận tổng thể, toàn diện những gói giải pháp được thực hiện đồng bộ mới hiệu quả. Nếu chỉ áp dụng một vài giải pháp, sẽ không đạt được mục tiêu mà còn tốn kém nguồn lực. Bởi ngoài vai trò vật lý, mà còn có vai trò về giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội, Thủ đô của chúng ta cũng được mệnh danh là thành phố sông hồ….
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng, Bộ Xây dựng cùng đồng quan điểm, thống nhất với các mục tiêu của Đề án, về mặt nội dung PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến cho rằng: Nên gọi bằng 4 nhiệm vụ bao gồm kiểm soát phòng ngừa; xây dựng hệ thống cân bằng sinh thái; cải tạo chỉnh trang không gian cảnh quan và tăng cường năng lực. Kèm theo những nhiệm vụ lớn nêu trên, các chương trình và các dự án đi theo.
Về cơ chế chính sách ông Tiến quan điểm, nếu thực hiện dự án này, ai tham gia vào dự án sẽ được hưởng các ưu đãi gì? Như vậy mới khuyến khích, kêu gọi được. Huy động các nguồn lực, nếu chỉ chung chung là xã hội hóa, nhưng phải làm rõ được sẽ huy động thế nào, làm thế nào để huy động?
Khái toán trong Đề án đưa ra những con số không đúng với thực tế, ví dụ tại hạng mục nạo vét bùn hồ Trúc Bạch chỉ có 0,03 tỷ đồng; nạo vét bùn hồ Quảng Bá hết 0,04 tỷ đồng. Mức chi cho các hạng mục này chỉ tốn khoảng mấy chục triệu đồng là không chính xác. Cần rà soát lại danh mục dự án cũng như xem xét khả năng của nguồn đầu tư đảm bảo tính đồng bộ. Ngoài ra các con số đề án cần khái toán phù hợp với thực tế, vì đây sẽ là phần phụ lục đính kèm khi xem xét phê duyệt Đề án.
Liên quan đến thời điểm bắt đầu dự án, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho rằng Sở Tài nguyên & Môi trường xem xét thời điểm chính thức bắt đầu dự án để triển khai cho phù hợp, nhất là trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang triển khai Quy hoạch Thủ đô 2021 – 2030 và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nội dung đang trong Luật Thủ đô chỉ nhắc tới tập trung xây dựng quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng, như vậy khó để sắp xếp nguồn tiền thực hiện Đề án với 4 con sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét vì không nằm trong chính sách.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.