Theo các chuyên gia, việc cai nghiện không khó, chủ yếu là “con nghiện” giữ được trong bao lâu. Hay nói cách khác, phụ thuộc vào ý chí của người nghiện.
Có nên áp dụng việc cai “khan” đối với người nghiện
Tâm sự của các “con nghiện” bị “nàng tiên nâu” hành hạ. Chỉ có gia đình nào có người nghiện, mới hiểu hết nỗi thống khổ của các bậc sinh thành.
Không chỉ là nỗi xấu hổ với bà con hàng xóm mà còn là nỗi lo âu, sợ hãi kéo dài cùng với sự tuyệt vọng của cha mẹ. Nhiều người, cho rằng nghiện là gắn với án tử hình..
Theo một số chuyên gia giám định Viện pháp y tâm thần, nghiện là một căn bệnh mãn tính. Không chỉ người nghiện phải có quyết tâm cao mà còn rất cần sự giúp đỡ của cả cộng đồng.
Ngày 15/02/2017, Chúng tôi tiếp xúc với một gia đinh có con bị nghiện để lắng nghe họ chia sẻ về những khó khăn mà họ đã trải qua: “Gia đình tôi trước kia là một trong gia đình khá giả, từ khi nó nghiện, trong nhà có cái gì bán được là nó bán. Từ xe đạp nát, cái bình ga, đến tivi tủ lạnh…. Tôi đã cho con tôi cai “khan”; cùm chân, cùm tay nhưng khi cắt cơn xong, chỉ được vài tháng trời nó lại sử dụng lạị.
Tôi không biết phải làm thế nào để giúp nó thoát khỏi “án tử hình”. Vì xung quanh gia đình tôi chưa đầy 1km đã có tới 20 người chết vì nghiện ma túy. ”, bà Nguyễn Thị Thông, mẹ anh D bộc bạch.
Sao chị không cho con đi cai nghiện ở các Trung tâm do Nhà nước quản lý sẽ tốt hơn và giảm áp lực cho gia đình chị? PV đặt câu hỏi
Bà D chia sẻ: “Có con bị nghiện ma túy, vợ chồng tôi xấu hổ lắm, nay tài sản trong nhà không còn cái gì đáng giá, nên con tôi chủ động nới với tôi; “mẹ đưa con đi cai nghiện, con thấy khổ nhục lắm rồi…”. Tôi thấy, cai “khan” còn được vài tháng, chứ cho uống Mathadone chỉ được hơn tuần nó lại nghiện lại.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Long, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang; Việc cắt cơn nghiện khá đơn giản, chỉ cần một tuần là có thể cắt cơn nghiện.
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều trường hợp tái nghiện và tái nghiện nguy hiểm. Vấn nạn này đã và đang đau đầu các nhà chức trách tại nhiều quốc gia.
Muốn cai nghiện, trước tiên phụ thuộc vào ý chí của người cai nghiện và người thân của họ. Ở một số nước châu Á, như Inđônêxia, Malaixia, họ đã sử dụng thành công phương pháp cai "khan”. Người nghiện ma túy được đưa vào các trung tâm cai nghiện và bắt buộc lao động.
Cộng với kỷ luật nghiêm ngặt trong thời gian 2 - 3 nǎm đã giúp người nghiện trở về trạng thái cơ thể bình thường, tái hòa nhập cộng đồng. Đây là phương pháp đạt hiệu quả cao hiện nay trên thế giới.
Đối với việc cai nghiện, ý chí của người nghiện là rất quan trọng. Vì thế người thân phải hỗ trợ, giúp đỡ, giác ngộ đối với người nghiện.
Đồng thời, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Nếu chúng ta quay lưng với người nghiện, tức là tiếp tay cho người nghiện.
Các cơ quan chức năng cần có hành lang pháp lý rõ ràng về việc, tiếp nhận những người đã cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Tôi lấy ví dụ; Nếu các công ty không nhận những người đã cai nghiện thì có bị xử lý không…?
"Việc cai nghiện không khó, cái khó phụ thuộc vào ý chí của người nghiện và trách nhiệm của xã hội đối với họ", bác sĩ Long nhấn mạnh.
|
Trung tâm cai nghiện tự nguyện tỉnh Bắc Giang (ảnh Lương Liễu). |
Nếu cai nghiện bỏ trốn có được coi là tội phạm?
Là người trực tiếp tiếp xúc với người nghiện, ông Nguyễn Hữu Thắng, (Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Hiện nay Trung tâm của chúng tôi tiếp nhận hơn 150 người nghiện ma túy (có thời điểm lên tới vài trăm người nghiện) Những người nghiện ở đây rất đa dạng; Trong đó, có nghiện ma túy, ma túy đá, ma túy tổng hợp.
Vì sao tôi chia ra như vậy? Vì mỗi dạng ma túy có ẩn chứa độc hại khác nhau.
Tôi lấy ví dụ, ma túy tổng hợp là loại ma túy tàn phá cơ thể mạnh nhất.
Những người nghiện loại này gây ra chứng ảo giác, họ hành động như một người điên, không kiểm soát được. Và loại ma túy này cũng khó cai nhất. Đối với người nghiện ma túy đá, nếu cách ly được là cai được.
Bên cạnh quản lý những người nghiện khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn nhất là tuần đầu tiên cắt cơn cho người nghiện. Họ hò hét, đập phá, vì ảo giác gây nên. Tiếp đến, làm thế nào để “con nghiện” không trốn trại mà tuân thủ việc cai nghiện.
Quản lý con người là vô cùng khó, trong khi hành lang pháp mà cá nhân tôi cho là bất cập.
Cụ thể, hành lang pháp lý trong phòng chống đối với những “con nghiện” manh động. Hoặc bắt buộc “con nghiện” phải cải tạo lao động thì luật không cho phép, vì những người nghiện không phải là phạm nhân.
Hay như việc “con nghiện” bất ngờ phản kháng cán bộ, trong khi những anh em cán bộ chỉ có… “tay không”. Bình thường những người nghiện họ nói chuyện khá nhân văn, hiểu đời nhưng khi họ lên cơn diễn biến khó lường.
Chính vì những lý do trên, tôi mong rằng các nhà làm luật nên có biện pháp mạnh hơn, cứng rắn hơn đới với những người nghiện.
Nếu cai nghiện bỏ trốn có được coi là tội phạm không và áp dụng biện pháp mạnh?
"Cuối cùng, là công việc quản lý sau cai nghiện, đây là bài toán vô cùng khó khăn của nhiều địa phương trong trong cả nước, trong đó có chúng tôi", ông Thắng bộc bạch.
|
Ông Nguyễn Hữu Thắng, phó giám đốc phụ trách Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Bắc Giang. (ảnh Lương Liễu). |
Khi được hỏi về việc có ai đó “bẫy” để gây cho người khác bị nghiện?” “Người nghiện phải chủ động mới nghiện được.
Chính vì lẽ đó mà tôi đã nói ở phần trên., việc cai nghiện thành công hay thất bại phụ thuốc 80% vào người nghiện. Các biện pháp cắt cơn chỉ là hỗ trợ”. Ông Thắng đáp.
Nếu áp dụng cai “khan” đối với những người nghiện ma túy, như một số nước đã thực hiện? “Như vậy rất phức tạp vì hành lang pháp lý không cho phép áp dụng biện pháp mạnh đối với người nghiện.