Cách tính lương hưu theo Luật BHXH từ năm 2025. (Ảnh: Laodong.vn) |
Theo Luật BHXH hiện hành (năm 2014) cũng như Luật BHXH sửa đổi (năm 2024), lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu nhân với mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.
Cách tính lương hưu hàng tháng:
Về cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu, theo Luật BHXH năm 2014:
Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Tuy nhiên, theo Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 bổ sung quy định trường hợp lao động nam khi đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm. Trong trường hợp này, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của lao động nam bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu. |
Trường hợp suy giảm khả năng lao động
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
(Theo khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần 2024
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể bảo hiểm xã hội một lần chỉ được áp dụng cho Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam 2020 đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu họ thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) nhưng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Ra nước ngoài để định cư;
+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
+ Người lao động là Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.