Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bộ Tư pháp: Tập trung nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ công chứng viên

Nhà nước và Pháp luật
29/06/2023 11:30
Phương Nhi
aa
Chiều 27/6, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Thứ trưởng Mai Lương Khôi đồng chủ trì phiên họp.


Mới đây, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Thứ trưởng Mai Lương Khôi đồng chủ trì phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì phiên họp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì phiên họp.

Báo cáo tiến độ và trình bày một số nội dung cơ bản của dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đồng chí Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp cho biết, dự án Luật dự kiến gồm 11 Chương với 90 Điều, tập trung giải quyết 05 nhóm chính sách lớn gồm: (1) xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng và phạm vi thẩm quyền của công chứng viên; tiếp tục đẩy mạnh quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng, chứng thực theo lộ trình phù hợp;

(2) phát triển đội ngũ công chứng viên theo hướng tập trung nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu công chứng và phát triển ổn định, bền vững; (3) phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ổn định, bền vững, phù hợp với nhu cầu công chứng của xã hội và có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước để hỗ trợ cho công chứng viên thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

(4) xây dựng quy trình công chứng khoa học, gắn với trách nhiệm của công chứng viên, tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai việc chuyển đổi số trong hoạt động công chứng theo lộ trình phù hợp; (5) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động công chứng.

Đề xuất mở rộng thêm loại hình Văn phòng công chứng

Về tổ chức, hoạt động của Văn phòng công chứng, dự thảo Luật hiện nay đang được xây dựng theo hướng Văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh. Tuy nhiên, đồng chí Nguyễn Trí Hòa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và đồng chí Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đều đề xuất mở rộng thêm loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp tư nhân cũng có cơ chế chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân giống như công ty hợp danh. Đồng thời, việc cho phép có thêm loại hình doanh nghiệp tư nhân sẽ phù hợp với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Ở những vùng này, việc công chứng chưa nhiều, Văn phòng công chứng chỉ cần 01 công chứng viên cũng có thể đáp ứng.

Ngoài ra, quy định này sẽ góp phần hạn chế tình trạng tranh chấp nội bộ giữa các thành viên hợp danh và tình trạng “mượn danh” đang xảy ra như hiện nay; bảo đảm sự đồng bộ với các nghề bổ trợ tư pháp khác như luật sư, đấu giá tài sản.

Đối với tên gọi của Văn phòng công chứng, đồng chí Nguyễn Minh Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, quy định hiện hành bộc lộ nhiều điểm vướng mắc, bất cập.

Cụ thể, Luật Công chứng hiện nay quy định tên Văn phòng công chứng được đặt theo tên của công chứng viên hợp danh và không được trùng với tên Văn phòng công chứng đã có.

Ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phát biểu tại phiên họp.

Ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phát biểu tại phiên họp.

Như vậy, trong trường hợp tên của 02 công chứng viên hợp danh tại một Văn phòng công chứng dự kiến thành lập lại trùng với tên của công chứng viên hợp danh tại Văn phòng công chứng khác đã được lấy làm tên gọi của Văn phòng công chứng đó thì Văn phòng công chứng sắp được thành lập sẽ không thể có tên gọi theo quy định.

Mặt khác, việc đặt tên Văn phòng công chứng theo tên công chứng viên hợp danh dẫn đến tình trạng Văn phòng công chứng thường xuyên phải thay đổi tên gọi khi công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức đó gây tốn kém về thời gian, chi phí cho thủ tục thay đổi tên gọi, gây nhầm lẫn cho người yêu cầu công chứng về Văn phòng công chứng, Văn phòng công chứng không giữ được thương hiệu gây dựng lâu năm... Do đó, đồng chí nhất trí việc cho phép Văn phòng công chứng đặt tên theo thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh, bảo đảm không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc.

Xây dựng quy trình công chứng phải khoa học, hiệu quả, giảm chi phí

Bên cạnh đó, thành viên Ban soạn thảo cũng cho ý kiến về vấn đề công chứng điện tử tại dự án Luật. Theo đó, các đại biểu cơ bản đều nhất trí rằng dự án Luật chỉ nên quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến công chứng điện tử như khái niệm, quy trình, giá trị pháp lý của văn bản công chứng điện tử... còn các vấn đề cụ thể về điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử, thủ tục công chứng điện tử, việc xây dựng, quản lý khai thác cơ sở dữ liệu công chứng, lộ trình thực hiện thì sẽ giao cho Chính phủ quy định.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đề nghị Tổ biên tập tập trung nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Công chứng (sửa đổi); rà soát tính đồng bộ, tính phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác; đồng thời bám sát các chính sách được đề xuất tại đề nghị xây dựng Luật đã được Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, việc xã hội hóa để thu hút các khu vực xã hội tham gia vào hoạt động này là cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; từ đó góp phần bảo đảm an toàn trật tự xã hội, an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự thương mại, kinh tế theo nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội.

Ông Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại phiên họp.

Ông Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại phiên họp.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề nghị Tổ biên tập phải xác định rõ hạn chế nào của hoạt động công chứng là do quy định pháp luật, hạn chế nào là do việc chấp hành pháp luật, việc tổ chức thi hành pháp luật để có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, Tổ biên tập cần nghiên cứu kỹ việc xây dựng quy trình công chứng khoa học, hiệu quả, giảm chi phí để đảm bảo bản chất của hoạt động công chứng và vị trí, vai trò của chức danh công chứng viên; tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai chuyển đổi số trong hoat động công chứng.

Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Tổ biên tập phải xác định đúng phạm vi hoạt động công chứng và phạm vi thẩm quyền của công chứng viên; tăng cường trách nhiệm và siết chặt quản lý đối với đội ngũ công chứng viên, từ đó xây dựng quy trình bổ nhiệm công chứng viên cho phù hợp; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trách nhiệm nghề công chứng viên để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Về hoạt động công chứng điện tử, Bộ trưởng cơ bản thống nhất với các quy định nguyên tắc cơ bản tại dự án Luật; đồng thời đề nghị Tổ biên tập giải trình cụ thể việc mở rộng loại hình tổ chức Văn phòng công chứng để có thêm phương án lựa chọn; làm rõ quy định mức trần về phí, thù lao công chứng và các chi phí khác.

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Chiều 17/10, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cùng đồng hành với Báo trong hành trình hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3.
Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Ngày 17/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ).
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục đồng hành bà con vùng lũ Cao Bằng: Mang yêu thương đến Thạch Lâm

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục đồng hành bà con vùng lũ Cao Bằng: Mang yêu thương đến Thạch Lâm

Tiếp tục hành trình quyên góp, ủng hộ người dân bị ảnh hưởng mưa lũ sau bão số 3, ngày 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam mang theo nhu yếu phẩm và tình yêu thương tới bà con xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục hành trình trao yêu thương đến đồng bào vùng cao Yên Bái

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục hành trình trao yêu thương đến đồng bào vùng cao Yên Bái

Những chiếc máy lọc nước cùng nhiều vật phẩm ý nghĩa được trao tặng đến trẻ em vùng cao Văn Yên – Yên Bái, trở thành nguồn động lực giúp thầy và trò nơi đây vượt lên khó khăn sau cơn bão số 3.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Xe ô tô chở dăm gỗ khi đi vào vòng xoay đã tự lật, đè lên xe máy trên xe có 3 người đang lưu thông cùng chiều.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.