Chỉ vì bực tức khi vợ không chịu nấu nước sôi để uống mà Lường Văn Tính dội cả nồi nước đang sôi lên người chị Phạm Thị Duyên khi người vợ đang ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Chuyện xảy ra tại một khu nhà trọ thuộc ấp Đồng Sỗ, xã Lai Uyên, Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Tin nên đọc
Bình Dương: Người đàn ông chết thảm dưới bánh xe container
Bình Dương: Lộ lý do con gái dùng chổi đánh mẹ đẻ
Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương: Tiến bước cùng xu hướng dinh dưỡng lành
Bình Dương: Va chạm xe chở phế liệu, một người tử vong
|
Ảnh minh họa. |
Dội nước sôi vào người vợ rồi thản nhiên bỏ đi
Vào hồi 22h30 ngày 3/4/2016, sau khi xong công việc ở công ty, anh Tính về phòng trọ của chị Duyên (do làm cách xa nhau nên 2 vợ chồng anh chị cuối tuần mới gặp nhau) tại ấp Đồng Sỗ, xã Lai Uyên nghỉ. Anh Tính kêu đói bụng, chị Duyên đun nước nấu mỳ gói và pha cốc milo cho chồng.
Sau khi pha xong, anh Tính kêu chị Duyên đun thêm nước sôi để uống. Chị Duyên nói có nước đóng bình rồi nên không phải đun nước sôi. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại, chị Duyên lên giường nằm, còn anh Tính lấy đầy nồi đun sôi rồi dội lên người chị Duyên.
Do đang nằm nên chị Duyên không kịp phản ứng, chị hứng trọn nồi nước vào người từ trên mặt xuống dưới chân.
Chị Duyên hoảng hốt kêu cứu nhưng anh Tính mặc kệ và bỏ đi. Sau đó, chị Duyên được mấy người gần phòng trọ đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước. Qua chẩn đoán, chị Duyên bị bỏng da vùng mặt, ngực, bụng độ II diện tích khoảng 30% đau rát nhiều và có nhiều nốt phồng.
Bà Ngụy Thị Len (mẹ chị Duyên) cho biết, chị Duyên và anh Tính kết hôn từ năm 2012, có một con trai gần 3 tuổi. Vợ chồng họ hay bất hòa. Trước đây anh Tính đi xuất khẩu lao động tại Malaysia gần hai năm nhưng không gửi được đồng nào về nuôi con. Chị Duyên gửi con cho ông bà nuôi rồi vào Nam làm công nhân hàng tháng gửi tiền về phụ gia đình. Theo bà Len, anh Tính không đưa tiền về nuôi con nên vợ chồng lục đục, anh Tính thường xuyên bạo hành vợ.
Luật không dung, đời không tha
Hành vi bạo lực gia đình (BLGĐ) nguy hiểm cho xã hội, không chỉ xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác mà còn xâm phạm quan hệ gia đình mà pháp luật bảo vệ. Hành vi BLGĐ không chỉ vi phạm Luật Phòng chống BLGĐ, tùy mức độ nguy hiểm của hành vi, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp của chị Phạm Thị Duyên, với tỷ lệ thương tật lên tới 30% thì người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Dưới góc độ đạo đức xã hội, hành vi của người chồng chính là hành vi vô nhân tính, bởi đối với anh ta, đâu còn cái gì gọi là tình người, tình nghĩa vợ chồng khi đã thẳng tay hất cả nồi nước sôi lên người vẫn đầu ấp tay gối với mình, rồi để mặc vợ vùng vẫy trong đau đớn mà bỏ đi. Liệu sau sự việc này, người vợ trẻ đó có còn đủ “dũng cảm” để đi tiếp quãng đường hôn nhân còn lại?
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến BLGĐ có thể do lạm dụng rượu bia, các tệ nạn xã hội khác như cờ bạc, nghiện ma tuý, ngoại tình, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật… Nhưng nguyên nhân sâu xa lại là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng đã và đang tồn tại dai dẳng trong ý thức của nhiều người. Ðiều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của BLGĐ có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ “vạch áo cho người xem lưng”.
Nhiều vụ BLGĐ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ. Vì vậy tính phòng ngừa, răn đe còn rất hạn chế.
Mặt khác, những hành vi BLGĐ gần đây càng phổ biến và nguy hiểm. Nó như hồi chuông cảnh báo cho giới trẻ trước thực tại “yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm’’. Nỗi đau từ BLGĐ không chỉ gây ra cho người chồng, người vợ mà cả những người xung quanh.