Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội mới đây cho biết, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu xem xét lại quy định về các bậc thang trong biểu giá điện sinh hoạt nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế sử dụng điện, đánh giá đầy đủ tác động của việc điều chỉnh đến các nhóm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Vậy biểu giá hiện hành có gì bất cập và nên sửa theo hướng nào?
Biểu giá điện đang dồn phần thiệt cho người tiêu dùng
Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về mức độ sử dụng điện sinh hoạt của các hộ dân năm 2018 cho thấy, số lượng hộ dân có mức sử dụng điện dưới 50 kWh là 3,9 triệu hộ; sử dụng từ 51 đến 100 kWh là 5,3 triệu hộ; sử dụng từ 101 đến 200 kWh lên tới 9,5 triệu hộ…
Nhìn vào biểu giá điện bậc thang hiện hành cùng với đợt tăng giá điện ngày 20/3 vừa qua, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, biểu giá điện hiện tại đang bất hợp lý, dồn phần thiệt cho người tiêu dùng. Trao đổi với Báo Đấu thầu, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh: “Biểu giá điện 6 bậc hiện nay chưa hợp lý”.
Ông Long chỉ rõ, trên thực tế, khối các ngành sản xuất sử dụng nhiều điện nhưng giá thấp (thấp hơn mức bình quân Chính phủ quy định là 1.864 đồng/kWh), cộng thêm được bù chéo giá điện sinh hoạt và giá điện kinh doanh đã tạo cơ hội cho khối sản xuất lợi dụng giá điện thấp mà sử dụng máy móc có công nghệ lạc hậu, không tiết kiệm điện, gây lãng phí, từ đó không thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý.
“Điều này có nghĩa là giá điện của sinh hoạt và kinh doanh phải cõng giá điện của sản xuất công nghiệp”, ông Long nhận định. Vẫn theo vị chuyên gia này, giá bán lẻ bình quân hiện hành quy định 6 bậc và lũy tiến là phù hợp, nhưng bất hợp lý ở chỗ hiện nay đời sống người dân đã được nâng cao, mức tiêu dùng phổ biến từ 200 - 300 kWh thì cách chia bậc hiện tại không còn phù hợp. “Hiện chỉ có bậc 1 và bậc 2 là thấp hơn giá bán điện bình quân (bậc 1 thấp hơn khoảng 10%, bậc 2 thấp hơn khoảng 7%), còn lại kể từ bậc 3 - 5 là cao hơn và cao hơn nhiều so với giá điện bình quân. Riêng bậc 6 bằng 157% giá điện bình quân. Cách tính như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp.
Đề cập về vấn đề biểu giá điện bậc thang, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho biết, không đồng tình với cách chia bậc thang tính giá điện như hiện nay. Theo ông Ngân, hiện ở Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ có 3 bậc tính giá điện, Việt Nam quy định đến 6 bậc. Trong đó, bậc 1 từ 0 - 50 kWh và bậc 2 từ 51 - 100 kWh là quá thấp.
Sửa theo hướng nào?
Nhìn thấy sự bất hợp lý trong biểu giá điện hiện hành, ông Ngô Trí Long đề xuất cần phải sửa lại biểu giá này sao cho hợp lý. “Hợp lý là người dùng ít điện thì phải trả chi phí thấp, chứ không có chuyện bắt họ “cõng” tiền điện cho người tiêu dùng điện nhiều hơn”. Do đó, ông Long kiến nghị cần điều chỉnh lại giá điện ở khối sản xuất công nghiệp cho phù hợp với mức độ tiêu thụ điện.
Trả lời câu hỏi có nên bỏ biểu giá bậc thang (6 bậc) hiện nay, chuyên gia kinh tế này cho rằng: “Vẫn nên giữ 6 bậc, song cần có điều chỉnh hợp lý. Đó là nên sửa lại khoảng cách bậc hiện hành, có thể mỗi bậc là 100 KWh với mức giá hợp lý trong từng bậc”.
Về nội dung này, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất gộp bậc 1 và bậc 2 thành một bậc từ 0 - 100 kWh, bậc 3 và bậc 4 thành một bậc từ 101 - 300 kWh.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá cũng nêu quan điểm, trong điều kiện cung - cầu điện của nước ta hiện nay thì vẫn cần có biểu giá điện theo bậc thang. Vấn đề là biểu giá điện hiện hành phải được sửa đổi theo phương án đa số người tiêu dùng có thể chấp nhận.
Về vấn đề minh bạch giá điện, ông Long nhấn mạnh, khi tính giá thành phải tính đúng, tính đủ nhưng hợp lý, nếu tính không hợp lý thì cũng là không minh bạch.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu…
Năm 2021, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt tổ chức các gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục cho các trường mầm non, cấp 1, cấp 2. Trong số đó, có nhiều gói thầu bị phản ánh về việc giá thiết bị trúng thầu cao hơn giá thị trường (có trường hợp gấp đôi giá thị trường), cùng việc nhà thầu 'ruột' liên tục trúng thầu.
Công ty TNHH MTV Sách thiết bị trường học Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai là hai nhà thầu "quen" trúng gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Mỗi m2 đất nông nghiệp người dân được hỗ trợ đền bù khoảng 170.000 đồng, tuy nhiên khi đem ra đấu giá với mức khởi điểm 22 triệu đồng/m2, cao gấp gần 130 lần, khiến người dân bất ngờ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.