Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bản Tuyên ngôn Độc lập và nỗ lực vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Nhà nước và Pháp luật
03/09/2021 09:30
Theo Mạnh Tiến/Ủy ban Kiểm tra Trung ương
aa
Bản Tuyên ngôn Độc lập chứa đựng những giá trị thời đại to lớn, đánh dấu cuộc hồi sinh vĩ đại của toàn dân tộc sau gần 100 năm lầm than….


Tin nên đọc

Cách đây 76 năm, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Bản Tuyên ngôn bất hủ chứa đựng những giá trị thời đại to lớn, đánh dấu cuộc hồi sinh vĩ đại của toàn dân tộc sau gần 100 năm lầm than, nô lệ.

222

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh Tư liệu)

Giá trị lịch sử và âm hưởng của Bản Tuyên ngôn Độc lập

Trước năm 1945, Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới. Khi đó thế giới chỉ biết đến Việt Nam là xứ Đông Dương thuộc Pháp. Cho đến khi có bản Tuyên ngôn độc lập, đất nước ta đã trải qua 87 năm lầm than, khổ cực dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Trong giai đoạn này, những vị vua yêu nước như Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân bị đàn áp, lưu đày, triều đình phong kiến còn lại hầu hết chỉ là bù nhìn, phản động. Các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh đòi độc lập, quyền tự chủ cho đất nước đều bị dìm trong bể máu. Người dân một cổ hai tròng, sống đời nô lệ, đói rách lầm than, oằn lưng, tối mặt với sưu cao, thuế nặng, lao dịch, phu phen, bị bần cùng hoá đến mức không còn đường sống. Thực dân Pháp bòn rút tài nguyên, khoáng sản của đất nước, chúng chia nước ta làm 3 miền để dễ bề cai trị. Về văn hoá, thực dân Pháp đã thi hành chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình. Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp của đất nước, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc.

Trong bối cảnh đó, dân tộc Việt Nam rất cần một vị lãnh tụ xứng tầm, hiểu rõ bản chất của chế độ thực dân, phong kiến và tình hình đất nước, có đường lối cách mạng đúng đắn, huy động được sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh của thời đại, kêu gọi được sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới để giải phóng dân tộc. Vào thời điểm cam go nhất của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lịch sử lựa chọn, Người đi đến quyết định táo bạo, đúng đắn khi tràn đầy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, trên một tàu buôn của Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình ra nước ngoài. Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi đến các nước Pháp, Mỹ, Anh và rất nhiều thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình vào cuộc sống của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức học tập, nâng cao vốn hiểu biết và tìm mọi cách để hoạt động cách mạng. Người nghiên cứu, nghiền ngẫm về các cuộc cách mạng trên thế giới, tìm con đường cho nhân dân Việt Nam đi tới độc lập, tự do, hạnh phúc.

Đảng Cộng sản Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc sáng lập vào ngày 3/2/1930. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 đã thành công đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18/8, Tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An. Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mít-tinh. Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng tỏa đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản tuyên ngôn bất hủ khẳng định giá trị, ý nghĩa to lớn của cuộc hồi sinh toàn dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ, thống trị của chế độ thực dân, thoát khỏi xiềng xích nô lệ đưa ngọn cờ độc lập, tự do tung bay trên bầu trời Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định Việt Nam là một đất nước đã có chủ quyền; khẳng định truyền thống anh hùng và ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam; biểu thị khát khao tự do, quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Lịch sử đất nước Việt Nam là quá trình đấu tranh và gìn giữ độc lập dân tộc, bởi vậy, Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là lời thề lịch sử, là tiếng vọng của non sông nhắc nhở thế hệ mai sau tiếp tục truyền thống cha ông phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, có vị thế trên trường quốc tế.

Thế giới đương đại đang có những chuyển biến khó lường, phức tạp với thời cơ và thách thức đan xen, vừa mang đến cho các quốc gia những thời cơ và vận hội to lớn, vừa đặt ra những nguy cơ, thách thức, đe dọa trên nhiều phương diện cả về kinh tế - chính trị - văn hoá… Có thể nêu ra một số hiện tượng, xu hướng nổi bật trong thời gian qua: Trung tâm kinh tế toàn cầu chuyển dịch mạnh về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nước Anh ra khỏi Khối Liên minh Châu Âu (gọi tắt là Brexit), chiến lược của các nước lớn trong thời kỳ mới, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền, cực đoan trỗi dậy thúc đẩy hình thành trật tự thế giới mới với nhiều xu hướng phức tạp; đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu, chiến lược Vắc-xin của các nước, sự phụ thuộc lẫn nhau trong đại dịch, những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

Đất nước ta đã có được độc lập, tự do nhưng mục tiêu phồn vinh, hạnh phúc, hùng cường, thịnh vượng, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong mỏi vẫn là một câu hỏi lớn. Việc bình tĩnh suy xét, đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, thời cơ, thách thức của đất nước, đặt ra các mục tiêu khả thi, đưa ra các giải pháp hữu hiệu với tầm nhìn xa trông rộng là điều rất cần thiết trong thời điểm hiện nay; huy động sức mạnh toàn dân tộc đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc, tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3333

Sáng 19/8/1945, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội dự cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng, hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh Tư liệu TTXVN

Vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp với nhiều chiến lược tầm quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tương ứng với các mốc sự kiện 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030) và 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-2045). Cùng với chiến lược quốc gia tổng thể với nhiều chủ đề lớn theo các mốc thời gian trên, các “chiến lược bộ phận” như chiến lược phát triển kinh tế biển, chiến lược năng lượng quốc gia, chiến lược hội nhập quốc tế... cũng được xác định với mong muốn đưa đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng trong thời gian tới.

Thực tế cho thấy, bài học từ các quốc gia đã phát triển thịnh vượng đó là luôn đứng vững trên đôi chân của mình, huy động sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, tận dụng những cơ hội trong quá trình vận hành của hệ thống kinh tế chính trị thế giới - đây là những kinh nghiệm quý để Việt Nam vận dụng, học hỏi trong quá trình hiện thực hóa giấc mơ lớn của mình. Để phấn đấu xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường chúng ta cần chú trọng một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Trên thực tế, bài học nhãn tiền trong lịch sử là sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, nguyên nhân cơ bản là do những sai lầm nghiêm trọng về chiến lược của Đảng Cộng sản Liên Xô, trước hết là trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp chiến lược. Khi Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã không tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử cơ hội, thực dụng, thoái hoá biến chất của đội ngũ cán bộ chủ chốt...là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự sụp đổ này.

Bảo vệ Đảng, duy trì sức mạnh lãnh đạo của Đảng là điều kiện để đảm bảo ổn định chính trị. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và cụ thể là công tác kiểm tra của Đảng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, tính nguyên tắc của Đảng bảo đảm cho Cương lĩnh chính trị, các nghị quyết, chỉ thị...của Đảng đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả, mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, uy tín, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, hạ thấp uy tín, vai trò của Đảng, gây hỗn loạn về chính trị, tư tưởng; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng, phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.

Thứ ba, giữ vững và phát huy tính ưu việt, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy văn hoá, giá trị con người Việt Nam. Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng vì một Việt Nam phát triển hùng cường; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nền văn hoá, con người Việt Nam, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và nhất là tiếp thu những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thổi bùng khát vọng của toàn dân tộc, sự trỗi dậy của cả quốc gia về tâm thức, về trí tuệ, về ý chí vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng trên cơ sở tinh thần dân tộc, giá trị thiêng liêng của độc lập, tự do và làm cho mọi người dân Việt Nam thấu rõ trách nhiệm: Bổn phận - Danh dự - Đất nước, thúc đẩy những giá trị tự hào thiêng liêng của dân tộc trong mỗi người dân Việt.

Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” - đã và đang là mô hình quản trị, cơ chế vận hành hợp lý, khoa học của đất nước ta. Song, cần xây dựng tầm nhìn quốc gia, chiến lược quốc gia trong thế giới đương đại trên cơ sở nhìn nhận, phân tích xu hướng kinh tế - chính trị, sự cân bằng quyền lực và cấu trúc, cách thức vận hành của hệ thống quản trị toàn cầu. Từ đó tìm ra hướng đi xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, có vị thế trên trường quốc tế.

bài liên quan
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024 kéo dài 4 ngày

Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024 kéo dài 4 ngày

Đợt nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 kéo dài 4 ngày, bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hàng tuần.
Lời dạy quý báu của Bác Hồ về nghề thầy thuốc

Lời dạy quý báu của Bác Hồ về nghề thầy thuốc

Ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Hội nghị. Bức thư với những lời dạy giản dị, sâu sắc, khoa học, mang tính định hướng chiến lược đã trở thành tài sản vô giá của ngành Y tế nước ta.
Cảm xúc với chương trình nghệ thuật

Cảm xúc với chương trình nghệ thuật 'Bác Hồ một tình yêu bao la'

Tối 18/5, chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” đã diễn ra tại Hà Nội, mang đến cho khán giả thật nhiều cảm xúc. Dòng chảy âm nhạc ngọt ngào, những ca khúc bất hủ một được những nghệ sĩ, ca sĩ nhiều thế hệ cất lên từ sâu thẳm trái tim, mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890 - 19/5/2022).
Nghệ An: Trang trọng lễ hội Làng Sen 2022

Nghệ An: Trang trọng lễ hội Làng Sen 2022

Lễ khai mạc lễ hội Làng Sen và Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2022 đã diễn ra trang trọng và đặc sắc tại Khu di tích Kim Liên
Vui Tết Độc lập - “Đặc sản” văn hóa của đồng bào Mông

Vui Tết Độc lập - “Đặc sản” văn hóa của đồng bào Mông

Biên phòng - Có một ngày hội hình thành từ đời sống, nhu cầu giao tiếp và dần trở thành đặc sản văn hóa của dân tộc Mông, đó là ngày Tết Độc lập. Bởi, ngoài ngày Tết đầu năm mới, Tết gầu tào (xuống đồng), thì Tết Độc lập vào những ngày nghỉ lễ dịp 2/9 là ngày gặp gỡ, hội hè đông vui, náo nhiệt nhất, lan tỏa thành ngày hội chung của cộng đồng các dân tộc, của khách du lịch khắp mọi miền đất nước.
Lễ hội Hoa hồng thể hiện tình hữu nghị giữ Việt Nam và Bulgaria

Lễ hội Hoa hồng thể hiện tình hữu nghị giữ Việt Nam và Bulgaria

Chương trình “Hoa hồng Bulgaria 2019” lần thứ 3 đang diễn ra tại Trung tâm thông tin Văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm) do Đại sứ quán Bulgaria tổ chức.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.