Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bán ôtô nhập khẩu tại Việt Nam - "ngược dòng nhưng dễ bơi"

Dự án
26/07/2021 12:22
Vương Liễu
aa
Chính phủ đưa ra nhiều chính sách nhằm siết ôtô nhập khẩu, ủng hộ lắp ráp nội địa nhưng các hãng tiếp tục nhập xe về bán.


Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan 6 tháng đầu 2021, lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam đạt 81.107 xe, tăng 100,5% so với cùng kỳ 2020. Riêng ôtô 9 chỗ trở xuống đạt 53.942 xe, tăng 76%.

Lượng xe con nhập khẩu của nửa năm 2021 đã vượt qua con số của cả năm 2018 và gấp đôi so với cùng kỳ 2020. So với cột mốc 102.434 xe của 2019, nhập khẩu xe con trong 6 tháng đầu 2021 bằng khoảng phân nửa. Điều này cho thấy, lượng xe nhập từ 2018 không giảm mạnh như suy đoán của nhiều người nếu nhìn vào những diễn biến của thị trường ôtô trong nước, thậm chí ngược lại còn tăng lên.

1

3 năm trước, 2018 là năm bản lề với ngành ôtô Việt Nam, khi thuế xuất nhập khẩu ôtô từ ASEAN về 0%. Lo ngại bức tranh xe nhập khẩu tràn ngập thị trường, ảnh hưởng tới ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, Chính phủ ban hành loạt chính sách nhằm tạo ra những bức tường, thu hẹp cánh cửa dành cho xe nhập khẩu.

Đầu tiên là Nghị định 116 với giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA nhưng rồi các hãng đều đáp ứng được sau khoảng nửa năm. Tiếp theo là Nghị định 125 ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% cho xe lắp ráp nếu đáp ứng đủ điều kiện về sản lượng, đồng thời tăng thuế với ôtô nhập lướt. Đến năm 2020 có thêm Nghị định 57 với nội dung linh kiện trong nước chưa sản xuất được và doanh nghiệp nhập về để lắp ráp ôtô cũng được hưởng thuế 0%, không cần điều kiện sản lượng như trước.

Gần đây nhất, xe lắp ráp trong nước tiếp tục được ưu tiên khi ngành xe gặp khó khăn vì Covid-19, Chính phủ ban hành Nghị định 70, giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước từ nửa sau 2020. Xe nhập không được ưu đãi.

Những bước đi ngược dòng

Nếu theo bức tranh thị trường cơ bản, khi xe nhập bị siết, xe lắp được ưu đãi, thì các hãng phải ưu tiên xe lắp hơn xe nhập, và thực tế cũng đã như vậy. Năm 2019, Toyota Fortuner nhập Indonesia chuyển về lắp ráp trong nước, Mitsubishi làm điều tương tự với Xpander, Honda một lần nữa lắp ráp CR-V sau thời gian dài nhập Thái Lan. Ford Ranger cũng bắt đầu lắp ráp tại nhà máy ở Hải Dương từ giữa tháng 7/2021.

Nhưng chừng ấy là chưa đủ để khiến xe nhập đánh mất ưu thế. Xe nhập khẩu vẫn về tấp nập trong hai năm nay. Vậy đâu là lý do, khiến các hãng lại có quyết định bơi ngược dòng nước như vậy? Câu trả lời nằm ở việc những dòng xe lắp ráp không gồng gánh được sản lượng cũng như mục tiêu doanh số mỗi hãng đề ra.

2

Honda CR-V phiên bản lắp ráp lăn bánh tại Hà Nội. Ảnh: Đình Dũng

Fortuner lắp ráp từ tháng 6/2019 và doanh số bắt đầu giảm dần. Toyota bù vào bằng Corolla Cross nhập khẩu (bán từ tháng 8/2020), mẫu xe hiện bán chạy thứ hai của hãng xe Nhật, chỉ sau Vios.

Xpander là "gà đẻ trứng vàng" của Mitsubishi, doanh số luôn đứng top 10 xe bán chạy nhất nhưng bản lắp ráp CKD (bắt đầu từ tháng 7/2020) chỉ chiếm khoảng 5%. Công suất sản xuất tại nhà máy Mitsubishi ở Bình Dương còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nên hãng vẫn phụ phuộc lớn vào bản nhập khẩu.

Ford Ranger lắp ráp bán ra từ tháng 7 năm nay nhưng phiên bản XLS vốn bán chạy nhất của Ranger thì vẫn nhập khẩu song song bản lắp ráp.

Thị trường ôtô Việt gần đây còn đón nhận thêm những dòng xe nhập mới nổi như Attrage của Mitsubishi, XL7 của Suzuki, Forester của Subaru. Từ 2018 Thaco chuyển Mazda2 sang nhập khẩu và năm 2021 có thêm bộ đôi CX-3, CX-30 nhập Thái Lan. Bên cạnh đó, vài hãng xe nhập khẩu mới vào Việt Nam như Jeep, MG. Làn sóng xe Trung Quốc cũng làm tăng lượng xe nhập vào Việt Nam. Chưa kể các hãng xe sang thuần nhập khẩu không công số liệu cũng ngày càng đa dạng dải sản phẩm của mình.

Thống kê từ các hãng bán xe con gồm Isuzu, Suzuki, Mitsubishi, Toyota, Ford, Mazda, Kia, Honda, Nissan, Peugeot (gọi tắt VAMA) và TC Motor (Hyundai), tỷ trọng nhập khẩu nói chung cũng có xu hướng tăng:

3

Tỷ trọng xe nhập khẩu của nhiều hãng bị pha loãng khi gộp chung bởi các hãng thuần về lắp ráp như Mazda, Kia, Peugeot (thuộc Trường Hải) hay TC Motor có lượng xe xuất xưởng lớn. Nếu tính riêng từng thương hiệu, tỷ trọng nhập khẩu của Mitsubishi tăng từ 87% năm 2019 lên 89% trong 6 tháng đầu 2021, Toyota tăng 30% lên 48%, Ford từ 69% lên 89%, Mazda từ 14% lên 23%.

Nhập khẩu dễ hơn lắp ráp

"Xe nhập khẩu tăng là đương nhiên. Tốc độ tăng này là chậm nếu không có những hàng rào phi thuế quan đối với xe nhập hay các chính sách ưu đãi xe nội địa", trưởng ban hoạch định chiến lược một hãng xe Nhật tại Việt Nam nói. "Các hãng vẫn tăng lượng xe nhập nhưng điều này không đồng nghĩa lượng xe lắp ráp giảm. Có chăng là tốc độ tăng trưởng của xe nhập về Việt Nam nhanh hơn xe lắp ráp nội địa mà thôi".

Theo vị này, khách hàng luôn có xu hướng muốn hãng lắp ráp hay nội địa hóa sản phẩm bán ra thị trường để có mức giá tốt hơn. Đây cũng là ưu tiên của tất cả các quốc gia khác, không chỉ Việt Nam, bởi không một Chính phủ nào muốn người ngoài đến và làm chủ cuộc chơi.

"Nhưng kinh doanh không có chỗ cho cảm tính. Một mẫu xe được định hướng lắp ráp hay nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là lượng bán hàng bao nhiêu, đã đạt đến điểm hòa vốn và đủ điều kiện lắp ráp kèm khả năng sinh lời không quá vòng đời 4-5 năm của một sản phẩm", ông nói

4

Corolla Cross nhập khẩu Thái Lan lăn bánh trên một tuyến cao tốc ở Hà Nội.

Ảnh: Minh Quân

Vị này cho rằng, nhập khẩu là việc hầu như đơn vị nào cũng làm được nhưng lắp ráp cho thấy tiềm lực và thế mạnh của hãng xe đó đến đâu. Đồng quan điểm, đại diện một hãng xe Đức tại Việt Nam nói, một bộ máy vận hành với chục người ở văn phòng phục vụ nhập xe dễ hơn nhiều xây dựng một nhà máy, dây chuyền sản xuất, lắp ráp hàng trăm, hàng nghìn công nhân. Các hãng quyết định lắp ráp khi họ xét thấy lượng bán hàng hiện tại của mẫu xe đó tốt và còn tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Với nhiều hãng xe tại Việt Nam, việc chọn nhập hay lắp ráp thường phải chuẩn bị 1,5-2 năm và thường rơi vào giai đoạn chuyển giao vòng đời của mẫu xe đó. Đặc thù là doanh nghiệp liên doanh (FDI), các hãng như Toyota, Mitsubishi, Ford, Honda... cần đệ trình một kế hoạch rõ ràng lên hãng mẹ để được chấp thuận. Mẫu xe đó phải có doanh số cao (thường 10.000 xe/năm trở lên), tiềm năng tăng trưởng tốt. Đôi khi quyết định lắp ráp được chấp thuận bởi "hãng mẹ cần thị phần ở một thị trường nào đó".

Tổng trưởng phòng bán hàng và marketing của một hãng xe Nhật khác thuộc (VAMA) cho biết, để thiết lập một dây chuyền lắp ráp, đào tạo nhân lực, chuẩn bị linh kiện, phụ tùng, với điều kiện mặt bằng có sẵn, chi phí đầu tư khoảng 8-13 triệu USD. "Con số này có thể tăng lên hàng chục triệu USD tùy thuộc vào mức độ phức tạp của một mẫu xe. Điều này khiến hãng mẹ rất cân nhắc khi quyết định lắp ráp sản phẩm ở quốc gia nào đó", vị này nói.

Ngoài việc chi phí đầu tư lớn khiến quyết định lắp ráp thường khó hơn nhập khẩu, một yếu tố khác ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh của một mẫu xe là bài toán kinh tế lỗ, lãi. Dung lượng thị trường, doanh số bán hàng, mức độ nội địa hóa ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất xe. Điều này chi phối hãng chọn sản xuất xe ở nước ngoài hay trong nước.

5

Bên trong một phân xưởng lắp ráp xe Ranger tại Hải Dương. Ảnh: Ford

Chi phí sản xuất xe ở Việt Nam hiện cao hơn nước ngoài khoảng 15-20%. Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ trong nước vừa thiếu vừa yếu. Giả sử nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về lắp ráp, giá tương tự như mua ở nước ngoài nhưng chi phí logistic, thuế nhập khẩu, lưu kho khiến giá thành cao hơn.

Các hãng chọn nhập xe về bán vì xét thấy chi phí sản xuất ở nước ngoài rẻ hơn nhờ dây chuyền sản xuất lớn sẵn có, chi phí khấu hao trên từng sản phẩm cao tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm. "Nếu cũng với mẫu xe đó, doanh số chưa đủ lớn nhưng đem về lắp ở Việt Nam, linh kiện chủ yếu nhập, chi phí khấu hao trên từng sản phẩm thấp, giá đến tay người tiêu dùng cao, không bán được thì không hãng mẹ nào cho phép lắp ráp cả", một chuyên gia trong ngành nhận định.

Lắp ráp trong nước có ưu điểm chủ động về nguồn cung hơn, đáp ứng tốt hơn thị hiếu đặc thù của khách hàng ở từng thị trường. Còn xe nhập, dù gặp bất lợi về nguồn cung (ảnh hưởng của dịch Covid-19 chẳng hạn) nhưng nhờ chi phí sản xuất thấp hơn lắp trong nước, hãng có thể định giá hợp lý hơn khi phân phối đến tay người tiêu dùng.

Đơn cử như Corolla Cross, mẫu CUV nhập khẩu Thái Lan hiện có sức tiêu thụ khá tốt nhưng hãng chưa quyết định lắp ráp tại Việt Nam. "Với thực tế thị trường hiện nay, Corolla Cross nhập khẩu bán với giá từ 720 triệu đồng, nhưng chuyển sang lắp ráp ngay, giá xe sẽ tăng lên", một đại diện của Toyota cho biết.

Chọn nhập khẩu hay lắp ráp luôn là câu hỏi thường trực của các hãng xe, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh sản phẩm ở từng thời điểm, chiến lược chung của hãng mẹ hay các chính sách quản lý của nhà nước. Để tồn tại và kinh doanh có lợi nhuận, các hãng xe luôn cân nhắc, thích ứng với những chuyển biến của thị trường. Đây cũng là thước đo sức mạnh của mỗi doanh nghiệp thay vì duy ý chí vào một định hướng đơn lẻ.

(Link gốc: https://vnexpress.net/ban-oto-nhap-khau-tai-viet-nam-nguoc-dong-nhung-de-boi-4329228.html)

bài liên quan
Hoạt động tội phạm vận chuyển ma tuý hết sức phức tạp

Hoạt động tội phạm vận chuyển ma tuý hết sức phức tạp

Theo Tổng cục Hải quan, hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất qua biên giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt tại tuyến đường hàng không và tuyến đường biển.
Ngành Hải quan thu 124,7 nghìn tỷ đồng từ hoạt động xuất nhập khẩu

Ngành Hải quan thu 124,7 nghìn tỷ đồng từ hoạt động xuất nhập khẩu

Tổng cục Hải quan vừa có thông tin báo chí về tình hình công tác tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024.
Ngành Hải quan xử lý 2.475 vụ việc vi phạm pháp luật trong 2 tháng

Ngành Hải quan xử lý 2.475 vụ việc vi phạm pháp luật trong 2 tháng

Tổng cục Hải quan cho biết toàn ngành đã xử lý 2.475 vụ việc vi phạm pháp luật với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 3.289 tỷ đồng.
Tổng cục Hải quan có tân Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan

Tổng cục Hải quan có tân Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan

Ông Trần Xuân Lộc vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Cục trưởng Kiểm tra sau thông quan.
Tổng cục Hải quan: Chiến dịch Con rồng Mê Kông giai đoạn V đạt nhiều kết quả tích cực

Tổng cục Hải quan: Chiến dịch Con rồng Mê Kông giai đoạn V đạt nhiều kết quả tích cực

Tổng cục Hải quan đã phối hợp với UNODC tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả triển khai Chiến dịch Con rồng Mekong giai đoạn V tại Hà Nội, Việt Nam....
Audio Tài chính Plus: Ô tô con nhập khẩu tăng 64 lần sau 2 tháng ảm đạm

Audio Tài chính Plus: Ô tô con nhập khẩu tăng 64 lần sau 2 tháng ảm đạm

Những thông tin chính: Ô tô con nhập khẩu tăng 64 lần sau 2 tháng ảm đạm, Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc từ năm 2018,...
Mới nhất
Đọc nhiều
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin bài khác
Chuyển mục đích sử dụng đất làm đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba, tỉnh Kiên Giang

Chuyển mục đích sử dụng đất làm đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba, tỉnh Kiên Giang

Tại Công văn 1275/TTg-NN ngày 1/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chấp thuận UBND tỉnh Kiên Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 17,50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Đường kết nối Đê bao ven biển với Cầu Thứ Ba tại huyện An Biên.
Khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Lady Hill Sapa Resort

Khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Lady Hill Sapa Resort

Sau 3 năm xây dựng, ngày 29/10/2023 Lady Hill Sapa Resort, Khu nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn 5 sao tại Khu du lịch quốc gia Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã chính thức được khai trương.
Phú Thọ: Người dân “kêu” dự án Vườn Vua tồn tại những dấu hiệu sai phạm

Phú Thọ: Người dân “kêu” dự án Vườn Vua tồn tại những dấu hiệu sai phạm

Dự án Vườn Vua thuộc xã Đồng Trung huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ được coi là dự án du lịch sinh thái lớn nhất vùng. Thế nhưng trong quá trình triển khai, dự án vướng phải nhiều “lùm xùm” về đất đai và môi trường.
Hải Dương có thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Hải Dương có thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Dự án có tổng vốn đầu tư trên 842 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của nhà đầu tư là 140 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động 50 năm.
Lên phương án rà soát xử lý các dự án chậm triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Lên phương án rà soát xử lý các dự án chậm triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 54 dự án chậm triển khai chủ yếu thuộc lĩnh vực nhà ở, khu đô thị; dự án cảng biển…
Đồng Nai: Trình HĐND tỉnh danh mục một số dự án sẽ thu hồi đất

Đồng Nai: Trình HĐND tỉnh danh mục một số dự án sẽ thu hồi đất

Các sở ngành thống nhất sẽ trình thêm 2 dự án xây dựng khu tái định cư trên địa bàn TP.Biên Hoà vào danh mục dự án thu hồi đất năm 2023.
Đầu tư tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang với quy mô 2 làn xe

Đầu tư tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang với quy mô 2 làn xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Động thổ dự án đầu tiên tại Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành

Động thổ dự án đầu tiên tại Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành

Dự án nhà máy chiếu xạ Ánh Dương có diện tích đất hơn 2ha là dự án thứ cấp đầu tiên động thổ tại Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành.
Phương án đầu tư Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 2

Phương án đầu tư Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến đối với đề nghị của UBND tỉnh Cao Bằng về Phương án đầu tư giai đoạn 2, Dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn)- Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
Động thổ xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương

Động thổ xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương

Tuyến đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh kết nối thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các địa phương khác trong vùng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.