Quản lý rừng cộng đồng từ lâu đã “ăn sâu” vào văn hoá và lối sống hàng ngày của người dân Alaska (Mỹ). Họ hiểu rằng, khi các thị trấn, thành phố phát triển, giá trị của cây cối và rừng cũng tăng lên. Và ngược lại, khi hệ sinh thái rừng phát triển thì người dân sẽ được hưởng lợi tốt hơn từ các dịch vụ từ rừng.
Năm 2010, Sở Lâm nghiệp tiểu bang Alaska đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) để thiết lập và duy trì các chương trình quản lý rừng cộng đồng (AFC – Alaska Community Forestry) trên khắp địa bàn.
Nội dung chính của AFC bao gồm: xây dựng kế hoạch quản lý và kiểm kê rừng, cây trong đô thị; lựa chọn trồng các loài cây phù hợp cho các vị trí khác nhau; tỉa cành và chăm sóc cây xanh trong khu vực dân cư sinh sống; theo dõi, chẩn đoán sức khoẻ của cây; xây dựng các tiêu chuẩn, quy tắc chung tại địa phương về cách bảo tồn và duy trì cây xanh công cộng; khuyến khích các sáng kiến từ cộng đồng; tuyên truyền nhận thức về các lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội khi rừng cây khoẻ mạnh mang lại cho cộng đồng; kêu gọi các tình nguyện viên trồng và chăm sóc cây xanh ….
Trên thực tế, trước khi có chương trình AFC, các cộng đồng dân cư ở tiểu bang Alaska đã nhận thức được vai trò của mình trong công tác bảo tồn và phát triển rừng. Đơn cử năm 2009, thành phố Anchorage đã phát động kiểm kê tất cả các cây công cộng trên toàn địa bàn thành phố, từ đó thống kê về loài, kích thước, hiện trạng, nhu cầu bảo tồn và giá trị kinh tế ước tính của mỗi cây.
Thành phố Anchorage thực hiện kiểm kê và lập bản đồ toàn bộ cây cối trên địa bàn từ năm 2009.
Tất cả dữ liệu được nhập vào Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) của thành phố. Hệ thống này cũng được truy cập và sử dụng bởi tất cả các cơ quan chức năng của thành phố trước khi xây dựng và ban hành các kế hoạch hành động. Không lâu sau đó, thành phố Anchorage đã công bố Kế hoạch Quản lý Lâm nghiệp, trong đó đưa ra các chiến lược, mục tiêu về việc cải thiện sức khoẻ của rừng trong đô thị hiệu quả mà không lãng phí nguồn lực, chi phí, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của người dân địa phương.
Theo Báo cáo Đánh giá đất lâm nghiệp của Anchorage, bản đồ quy hoạch cây cối trong thành phố được tạo lập nhằm phục vụ công tác quản lý và đánh giá thường xuyên hiện trạng rừng, cây. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng có thể dự trù các dịch vụ môi trường cần thiết cũng như xác định các mối đe doạ đến sự phát triển bền vững của hệ sinh thái rừng sớm hơn, chính xác hơn.
Theo đó, nhiều thị trấn, thành phố và các cộng đồng dân cư cũng phát động việc kiểm kê cây xanh tại khu vực của mình và nơi công cộng, nhằm cung cấp kho dữ liệu chung cho chính quyền địa phương cũng như chính quyền tiểu bang, liên bang ban hành định hướng, kế hoạch phù hợp với thực tế. Có thể kể đến thành phố Homer, quận Ketchikan Gateway, cộng đồng người da đỏ Metlakatla (MIC), thành phố Sitka, thành phố Soldotna, thành phố Wasilla, Hợp tác xã Lâm nghiệp Đô thị Juneau, …
Bản kiểm kê bao gồm các thông tin về loài, kích thước, hiện trạng, nhu cầu bảo dưỡng và giá trị kinh tế của từng cây. Dữ liệu được đưa lên hệ thống GIS của địa phương, cũng sẽ được chia sẻ trong hệ thống GIS của cả tiểu bang. Các thành phố, cộng đồng tham gia chường trình AFC sẽ được nhận hỗ trợ tài chính trong quá trình kiểm kê, sau đó phải công bố các cam kết, mục tiêu và kế hoạch hành động vì rừng tại địa phương. Những đề xuất và sáng kiến quản lý rừng hiệu quả sẽ được tài trợ bởi Chương trình AFC.
Uỷ Cây và Cảnh quan Sitka đã tham mưu cho thành phố Sitka hoàn thành kế hoạch kiểm kê cây cối và quy hoạch cảnh quan trong đô thị. Đơn vị này còn tổ chức các sự kiện trồng và chăm sóc cây xanh trên địa bàn thành phố, cũng như phát động nhiều cuộc thi về làm đẹp cảnh quan sống. Trong đó, các công ty địa phương được khuyến khích xây dựng các kế hoạch trồng cây đúng nơi đúng chỗ, tuyên truyền tới các nhân viên và khách hàng để lan toả lối sống bền vững với rừng cây, thiên nhiên.
Cộng đồng người da đỏ Metlakatla (Alaska) tham gia quản lý rừng bền vững.
Mặt khác, Hợp tác xã Lâm nghiệp Juneau là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục đích thúc đẩy việc lựa chọn, nuôi trồng và chăm sóc cây xanh trong khu vực Juneau. Các thành viên của tổ chức này chủ yếu là các tình nguyện viên từ cộng đồng, từ những người làm vườn, chủ rừng, nhà quản lý rừng kinh nghiệm đế các kiến trúc sư cảnh quan, chuyên gia môi trường, nhân viên chính phủ…. Hợp tác xã Lâm nghiệp Juneau phát động các ngày trồng cây định kỳ, hướng tới các trường học, thanh thiếu niên sống trên địa bàn.
Đến nay, chương trình quản lý rừng cộng đồng tại bang Alaska vẫn được duy trì và mở rộng, nhằm phát huy sức mạnh của cộng đồng đối với công tác bảo tồn và phát triển rừng bền vững song hành với phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Bài học cho lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam
Trong khoảng một thập kỷ gần đây, quản lý rừng cộng đồng đã trở thành một trong những phương thức quản lý rừng phổ biến ở Việt Nam và tồn tại song song với các phương thức quản lý khác như quản lý rừng của hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhà nước, quản lý rừng tư nhân.
Thực tiễn cho thấy do tính đa dạng của các cộng đồng nên không thể có một mô hình lâm nghiệp cộng đồng chung mà cần có các loại hình lâm nghiệp cộng đồng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Đáng nói, có những mô hình quản lý rừng cộng đồng hình thành do các quy ước của cộng đồng, ví dụ hương ước bảo vệ rừng của các bản làng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi công bằng cho các thành viên trong cộng đồng, nâng cao tính tự giác của từng người, siết chặt bằng sự nghiêm khắc của cộng đồng và bằng sự tín ngưỡng hoặc tâm linh.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều hình thái biểu hiện khác nhau, đa dạng và phong phú của phương thức quản lý rừng cộng đồng như: rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp của các tổ chức nhà nước (Lâm trường, Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Ban quản lý các dự án) khoán cho các cộng đồng khoán bảo vệ, khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ gia đình và cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành các nhóm cộng đồng (nhóm hộ) cùng quản lý để tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp.
Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển rừng.
Trong những năm qua, nhiều chương trình, đề án, dự án về quản lý rừng cộng đồng của Chính phủ, các tổ chức Quốc tế được thực hiện ở nhiều nơi mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện, nhiều vấn đề gây tranh cãi đang đặt ra cho quản lý rừng cộng đồng như địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn trong quản lý rừng, các khía cạnh về quyền đầy đủ khi cộng đồng tham gia quản lý rừng, kế hoạch quản lý rừng, sử dụng thương mại sản phẩm từ rừng cộng đồng, cơ chế hưởng lợi, tổ chức quản lý rừng.
Quả thực, cộng đồng cùng tham gia quản lý rừng là một thực tiễn không thể phủ định, dù là tại Việt Nam hay trên thế giới. Tuy nhiên một bất cập lớn của mô hình lâm nghiệp cộng đồng ở nước ta là quyền và lợi ích từ rừng của cộng đồng vẫn chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và hưởng dụng tài sản chung của cả cộng đồng.
Đáng nói, muốn lâm nghiệp cộng đồng phát huy tác dụng, không chỉ cần có đủ cơ sở pháp lý cho cộng đồng dân cư thôn có tư cách pháp nhân quản lý, sử dụng lâm sản thương mại; mà còn cần phát huy tính tự giác, chủ động của cộng đồng về đóng góp sáng kiến, cam kết và hành động vì mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng bền vững.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Theo phản ánh, tại khu Chanh, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn cũng đã xảy ra tình trạng người dân có dấu hiệu lợi dụng việc hạt cốt nền để khai thác, vận chuyển tài nguyên đất để bán ra ngoài.
Cơ quan chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá vừa tiến hành thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24.
Tại khu vực biên giới Tây Nam, nhịp giao thương đặc biệt sôi động ở Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) quốc tế Mộc bài (Tây Ninh) và Đồn BPCK Mỹ Quý Tây (Mộc Bài).
HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy bị hại vắng mặt tại phiên tòa và bị cáo Trịnh Thu Trang có đơn kháng cáo kêu oan cũng như một số tình tiết cần làm rõ...nên quyết định tạm hoãn phiên tòa.
Ngày 16/12, Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Mạnh Hùng (37 tuổi, ngụ xã Đông Quan, huyện Đông Hưng) và Vũ Văn Đắc (38 tuổi, ngụ phường Thanh Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), để điều tra về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông".
Tài xế Đoàn Đức Vinh (28 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) lái xe tải chở 30 tấn gạch đi qua cầu chỉ cho phép xe tải trọng tối đa 5 tấn, làm sập cầu gây thiệt hại trên 500 triệu đồng nên bị khởi tố, bắt tạm giam.
Mặc dù Trần Thế Hùng chống trả quyết liệt hòng chạy trốn, song các thành viên trong Ban Chuyên án đã mưu trí, dũng cảm quật ngã, khống chế thành công đối tượng. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 28.207 viên ma túy tổng hợp cùng các vật chứng liên quan khác.
Công an huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với 6 bị can về tội "Cố ý gây thương tích" khiến nữ học sinh bị gãy đốt sống cổ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.