Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bài 1 - Vẫn câu chuyện “hạt sạn lớn” trong sách giáo khoa

Dân sự & tố tụng dân sự
31/10/2023 12:57
Hoa Tiên
aa
Những bộ sách giáo khoa (SGK) trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 (Chương trình mới 2018) được thẩm định và bắt đầu đưa vào giảng dạy năm 2020 ở khối lớp 1. Khi bắt đầu triển khai, một số bộ sách được cho là dính “sạn” và đến nay, những “hạt sạn lớn” vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.

Hơn 4 năm qua, việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa (SGK), thực hiện Chương trình mới 2018 đã có một số bộ SGK sử dụng ngữ liệu chưa phù hợp. Đến nay, dù là năm thứ 4 triển khai Chương trình mới 2018 nhưng những “hạt sạn lớn” ở một số bộ SGK vẫn còn nhiều bất cập, thu hút sự quan tâm, khiến không ít giáo viên (GV), phụ huynh lo lắng.

“Sạn” chồng “sạn”

Khi Chương trình mới 2018 được triển khai từ năm học 2020-2021, SGK mới được đưa vào sử dụng lần đầu ở khối lớp 1 và nhiều bộ sách mới được tung ra thị tường. Đến năm học 2021-2022, được áp dụng ở lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 là với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024, Bộ GD&ĐT phê duyệt SGK lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Như vậy, theo lộ trình, lớp 5,9 và 12 sẽ thực hiện chương trình mới từ năm học 2024-2025. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổ chức thẩm định SGK của ba khối lớp này.

Một chương trình nhiều bộ SGK - Chương trình mới 2018 được xã hội hóa hoạt động biên soạn, in ấn, phát hành SGK. Đến thời điểm hiện tại, chủ trương này được xem là đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai, “sạn” trong SGK vẫn luôn được nhắc tới.

sach giao khoa lop 11

Bộ SGK lớp 1 là bộ sách đầu tiên được biên soạn theo Chương trình mới 2018.

Như thời gian gần đây, phụ huynh liên tục chia sẻ ngữ liệu trong bài Bắt nạt; Cua, cò và đàn cá; Hai con ngựa… Nhiều ý kiến đưa ra đánh giá về đội ngũ biên soạn, thẩm định thiếu năng lực nên ngữ liệu mới không thống nhất như vậy. Đặc biệt, Hội đồng thẩm định cẩu thả và thiếu tính khoa học, thậm chí thiếu tính giáo dục, thẩm mỹ...

Như ở bài thơ Bắt nạt (trích trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng) của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam). Nội dung bài thơ xuyên suốt nói về những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh (HS) không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nhận xét bài thơ này không hay cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật. Đặc biệt, bài thơ Bắt nạt có tính giáo dục không rõ ràng, ngôn ngữ - hình ảnh ngô nghê, không phù hợp để đưa vào SGK dạy HS.

Hay bài thơ Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn cũng vậy, bên cạnh lời khen thì không ít người bày tỏ ý kiến không hài lòng: “Làm gì có con chào mào mũ đỏ”, “Triu… uýt… huýt… tu hìu…, văn thơ giờ đọc gượng hết cả mồm”, “Người lớn còn khó hiểu huống gì HS lớp 6”... Có ý kiến cho rằng, GV rất khó để giải thích cho học trò hiểu những từ ngữ trong bài thơ như “triu”, “hìu” vì trong từ điển tiếng Việt không có hai từ này.

bat nat

Nhiều phụ huynh nhận xét bài thơ Bắt nạt không hay cả về mặt nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật.

Dẫn nguồn “truyện dân gian Việt Nam” qua lời kể lại của một tác giả có bút danh Ngọc Khanh, tác phẩm “Cua, cò và đàn cá” trong tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh diều) bài 63 - Ôn tập với phần Tập đọc có nội dung: “Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: - Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá” - lừa lọc và mưu mẹo là những gì mà dư luận nhận xét về bài thơ này.

Họ cho rằng, từ bao đời nay, khi nhắc đến con cò là gợi lên hình ảnh tần tảo, lam lũ, vậy sao lại duyệt bài này đưa vào SGK?. Hơn nữa, Việt Nam có cả kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyện dân gian, sao không đưa vào giảng dạy?

Cũng trong bộ sách Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều), có nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho HS, thậm chí GV cũng thấy rất khó để giải thích cho HS hiểu được nghĩa của câu. Đặc biệt, bộ sách trên còn đưa vào những bài tập đọc thiếu tính giáo dục, thậm chí cổ xúy bạo lực.

cua codan ca

Bài Cua, cò và đàn cá được nhận xét là lừa lọc và mưu mẹo.

Sau khi dư luận phản ánh về “sạn” trong SGK, việc đính chính, sữa lỗi, thậm chí thu hồi… lại diễn ra. Dù vậy, những cuốn SGK kế tiếp lại “sạn chồng sạn”, “lỗi chồng lỗi”... Có thể thấy, từ khi triển khai Chương trình mới 2018, hầu như các bộ SGK nào cũng từng được dư luận “nhặt sạn”. Qua các năm, việc “nhặt sạn” từ ngữ liệu hơn là sai kiến thức khiến dư luận lên tiếng.

Trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội, tháng 1/2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, NXB Giáo dục Việt Nam đã phải thu hồi 110.000 cuốn SGK, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách Khoa học tự nhiên 6 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống và một số cuốn sách khác vì những sai sót ảnh hưởng đến việc tiếp nhận kiến thức chuẩn của các cuốn sách này.

Giáo viên chủ động điều chỉnh ngữ liệu chưa phù hợp

Qua các năm, hàng loạt lỗi sai trong SGK đã được báo chí, dư luận xã hội góp ý và năm nay vẫn vậy, ngữ liệu trong SGK vẫn còn nhiều “sạn”. Trước những “hạt sạn” đó, nhiều phụ huynh lo lắng rằng SGK còn không nhất quán thì lấy gì làm cơ sở để dạy HS?. Trong khi đó, ở các kỳ thi như tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT luôn nhấn mạnh việc ra đề phải căn cứ vào chương trình SGK, không đánh đố, không ngoài chương trình SGK.

Tuy nhiên, trong Chương trình mới 2018, sách chỉ là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học, học liệu giúp GV thực hiện tốt Chương trình. Yêu cầu quan trọng nhất để Chương trình mới 2018 thành công chính là phương pháp, kỹ thuật dạy học của GV. Vì vậy, thầy cô có thể tham khảo và chủ động điều chỉnh những ngữ liệu chưa phù hợp.

gdtd

GV đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt Chương trình mới 2018. Nguồn: Giaoducthoidai

Cô T - giáo viên dạy Văn (xin được giấu tên) tại một trường trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) không đồng tình với ngữ liệu trong SGK mà lan truyền mạng xã hội từ trước đến nay. Tuy nhiên, nếu những ngữ liệu ấy mà GV biết định hướng cho HS tìm hiểu để tự rút ra cho mình bài học từ những việc làm không đúng của một nhân vật, một con người nào đó thì bản thân sẽ không mắc lỗi sai…

Trước những hạn chế của bộ SGK lớp 1 Chương trình mới 2018, Sở GD&ĐT TP HCM đã giao quyền cho GV chủ động sử dụng các ngữ liệu thay thế các ngữ liệu không phù hợp trong sách. Trong quá trình triển khai, Sở cũng đã chỉ đạo các trường phải đảm bảo trong thư viện nhà trường có tất cả các bộ sách của Chương trình lớp 1 mới để GV tham khảo, kịp thời chủ động điều chỉnh những ngữ liệu chưa phù hợp.

Cô T cho biết, trong SGK theo chương trình cũ, cũng có những câu chuyện về mặt trái của cuộc sống để rút ra bài học. Có lẽ, những câu chuyện ấy đã thành “lối mòn” nên mọi người đã nghe quen, còn ngữ liệu SGK Chương trình mới 2018 chắc chắn mới mẻ, tuy nhiên có thể người biên soạn sách cũng có dụng ý riêng.

Theo cô T, với mỗi ngữ liệu trong SGK, trước tiên GV cần nghiên cứu kỹ và nếu cảm thấy còn “sạn”, GV khai thác sao cho phát huy được những thông tin hữu ích. GV cũng có thể đưa thêm nhiều ngữ liệu khác tương tự để HS thực hành đọc, hiểu dưới sự định hướng của GV.

Riêng với bộ sách Cánh Diều, sau 3 năm nghiên cứu và giảng dạy, cô T nhận thấy cấu trúc bài khoa học, nội dung kiến thức phù hợp, rèn được các kỹ năng cho HS. Các bài học không chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà còn giáo dục đạo đức, lối sống.

Tuy 1-2 năm đầu, GV giảng dạy gặp nhiều khó khăn bởi từ trước đến nay HS chủ yếu học theo lối bị động, đặc biệt sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của COVID-19 nên những ngày đầu HS chưa bắt nhịp kịp theo sự đổi mới trong Chương trình mới 2018.

Điều này khiến người đứng lớp phải vất vả nhưng như vậy cũng giúp GV có nhiều sáng tạo trong phương pháp, kỹ thuật dạy học. Về việc sử dụng ngôn từ với HS, cô T cho rằng, ngôn từ chuẩn toàn dân là tốt nhất. Nhất là ngôn từ sử dụng trong ngữ liệu thì càng đòi hỏi chuẩn.

hoc sinh hn moet

Bộ GD&ĐT kiểm tra tình hình dạy học lớp 1 theo Chương trình mới 2018 (và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội. Ảnh: Moet.vn

Cùng quan điểm như trên, một GV dạy tiểu học tại Hà Nội cho biết, trong bộ Cánh Diều, khối chuyên môn của trường đã chủ động thay thế những ngữ liệu được cho là chưa phù hợp. Do đó, GV đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và phân bổ các tiết dạy cho phù hợp với đối tượng HS. Còn một số bài đọc chưa phù hợp hay từ ngữ khó hiểu thì GV thống nhất sẽ dùng các từ phù hợp thay thế.

“Việc triển khai và sử dụng hiệu quả SGK hoàn toàn nằm trong tầm của GV. Nếu thấy từ ngữ, hình ảnh nào trong SGK không phù hợp, GV có thể tìm từ những bộ sách khác, lấy nội dung và hình ảnh thay thế” - GV này cho hay.

Theo GV này, GV đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mới 2018. Để chương trình hoàn thành mục tiêu đạt được, GV phải chủ động, đổi mới thì mới thành công được. GV không nên phụ thuộc SGK mà nên đi vào thực tiễn, phải dạy học vừa đảm bảo khoa học, vừa đảm bảo thực tiễn. Khi thực hiện Chương trình mới 2018, không nên so sánh giữa chương trình mới và chương trình cũ vì những yêu cầu, mục tiêu khác biệt. GV cũng không nóng vội mà cần bám sát các chuẩn kiến thức, kỹ năng để chủ động điều chỉnh theo thực tế lớp học.

Sách có phương ngữ, thông tục hay ngữ liệu chưa ổn thì Hội đồng phải yêu cầu chỉnh sửa. Nếu tác giả không sửa, Hội đồng có quyền không thông qua. Ai cũng biết được, việc dễ dãi, tùy hứng và cẩu thả ... trong biên soạn SGK là sự tối kỵ vì HS cần được học bộ sách chuẩn về tri thức, có tính giáo dục cao, có tính thẩm mỹ và tính nhân văn thì mới lay thức, nuôi dưỡng tâm hồn HS. Điều này phụ thuộc vào trình độ, trách nhiệm và tâm huyết của người biên soạn sách.

Còn tiếp...

bài liên quan
Quy định về điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Quy định về điểm liệt thi tốt nghiệp THPT năm 2024

8h ngày 17/7, Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của thí sinh theo số báo danh.
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch cơ sở giáo dục chuyên biệt với người khuyết tật

Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật.
Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ GD&ĐT phê duyệt sách giáo khoa lớp 9 và 12

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ký Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) lớp 9 và lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT).
Bộ GD&ĐT nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức

Bộ GD&ĐT nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức

Bộ GD&ĐT ký ban hành văn bản gửi các Sở GD&ĐT; Các Đại học, học viện, trường Đại học, trường Cao đắng sư phạm về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Hà Nội: Diễn biến mới vụ học sinh ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong

Hà Nội: Diễn biến mới vụ học sinh ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong

Trường Mầm non Huỳnh Cung đã báo cáo vụ việc học sinh 5 tuổi của trường ngã từ tầng 3 xuống đất tử vong lên UBND huyện Thanh Trì, và huyện cũng đã báo cáo Thành ủy và UBND TP theo đúng quy định.
Quy chế thi tốt nghiệp tạo thuận lợi cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp tạo thuận lợi cho thí sinh

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, về cơ bản kỳ thi giữ ổn định như năm 2023 nên tạo thuận lợi để học sinh có thể yên tâm học, ôn luyện. Thầy cô cũng sẽ lưu ý để hướng dẫn, chuẩn bị cho học sinh tốt nhất.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Xe ô tô chở dăm gỗ khi đi vào vòng xoay đã tự lật, đè lên xe máy trên xe có 3 người đang lưu thông cùng chiều.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Tin bài khác
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Tại vòng xoay ngã 5 đường Tây Sơn- Nguyễn Thái Học đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 3 người tử vong.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng ngày 21/10 theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Nghệ An: Vùng quê rúng động vì dường dây “tín dụng đen” trăm tỷ vỡ nợ

Nghệ An: Vùng quê rúng động vì dường dây “tín dụng đen” trăm tỷ vỡ nợ

Khi nghe tin đường dây “tín dụng đen” huy động hàng trăm tỉ đồng vỡ nợ, trong đêm, nhiều người đã mang loa, phát nhạc trước nhà chủ nợ để đòi tiền
Hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả

Hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả

Cô Phan Thị Hán Huệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có đơn xin nghỉ việc sau vụ giáo viên tố bữa cơm trưa bị ăn chặn.
Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Quốc hội làm công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8

Quốc hội làm công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 21/10 tới đây.
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.