Theo quy định, trong quá trình thi công xây dựng các công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải tuân thủ những quy định bắt buộc để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều Chủ đầu tư tỏ ra coi thường việc bảo vệ môi trường cũng như thiếu quan tâm tới tác động của dự án đối với đời sống dân cư xung quanh mà công trình xây dựng Dự án Bệnh viện TNH Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là một ví dụ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, có đến hàng trăm dự án đang triển khai xây dựng. Trong quá trình xây dựng các công trình, nhà thầu phải sử dụng nhiều máy móc, nhân công, phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, đất san nền, phế thải xây dựng... khiến cho môi trường trong và ngoài khu vực thi công bị ảnh hưởng.
Theo quy định, khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các công trình, các chủ dự án, nhà thầu thi công phải tuân thủ những quy định bắt buộc để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Cụ thể, tùy từng công trình, chủ dự án phải lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí nhân sự phụ trách để kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong khi thi công xây dựng; bố trí đầy đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công; đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện vi phạm.
Về phía nhà thầu xây dựng phải thực hiện nghiêm những biện pháp khắc phục và giảm thiểu rủi ro, tác động đến môi trường; tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn các nội quy, quy trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân, người lao động và các đối tượng có liên quan trên công trường.
Tháng 2/2023, Công ty cổ phần Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên (mã TNH) đã tiến hành khởi công Bệnh viện Việt Yên, Bắc Giang.
Lô đất xây dựng bệnh viện thuộc Quy hoạch Khu dân cư đường Nguyễn Thế Nho, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên.
Bệnh viện được xây dưng theo mô hình bệnh viện đa khoa, có quy mô 15 tầng với 300 giường bệnh được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 5000 m2.
Đây là khu vực có nhiều khu công nghiệp lớn hoạt động, nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân, công nhân rất cao.
Tuy mới tiến hành khởi công, dự án đang vấp phải sự phản ứng của một số người dân xung quanh về vấn đề vệ sinh môi trường.
Có mặt tại công trường thi công, phóng viên xác nhận sự phản ánh của người dân là có cơ sở. Khu đất xây dựng dự án là đất giành cho y tế, nằm lọt giữa khu dân cư mới khang trang, hiện đại, lòng đường rộng rãi, vỉa hè rộng 5m.
Tuy nhiên, con đường đẹp đó đang bị một lớp bùn lỏng, đặc quánh phủ dầy, trên các tán cây đô thị xung quanh cũng trắng bụi. Công trường đang thi công móng, hàng rào nhếch nhác và không có tấm bạt che bụi quanh khu vực.
Các điểm (a), (b) Khoản 5, điều 64, Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ: Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường.
Theo quan sát của phóng viên, trên đường Nguyễn Thế Nho, Nhà thầu xây dựng cho tập kết ngổn ngang sắt thép, máy móc và vật liệu thi công chiếm quá nửa lòng đường. Công nhân đứng ngay trên lòng đường ghép sắt, đan lồng giữa dòng phương tiện đi lại nườm nượp.
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Đơn vị thi công và được sắp xếp làm việc với lãnh đạo Công ty đang có mặt tại công trường.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà - Việt Đức, Chỉ huy trưởng công trình, ông Vượng cho biết: “Do hiện tại bên trong công trường đang thi công móng cọc, không còn khoảng trống để tập kết vật liệu xây dựng.
Do đó, phía Nhà thầu đã liên hệ với chính quyền địa phương để tập kết vật liệu xây dựng, đan hộp sắt phục vụ thi công”.
Ông Vượng chỉ băn khoăn với vấn đề tập kết vật liệu xây dựng ngoài trời như thế này sẽ bị thất thoát do trộm cắp. Nhà thầu không hề có suy nghĩ tới việc các vật liệu và khu vực thi công này đang chiếm phần lớn lòng đường, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.
Được sự đồng ý của Chỉ huy trưởng công trình, chúng tôi vào hiện trường thi công và ngỡ ngàng phát hiện: khu đất rộng hơn 5000 m2 được tiến hành đào móng tới sát tận chân hàng rào, không còn bất cứ khoảng trống nào.
Băn khoăn về vấn đề mật độ xây dựng, phóng viên trao đổi với Chỉ huy công trình và được ông Vượng cho biết: Nhà thầu chỉ cần xác định công trình có giấy phép xây dựng là tiến hành thi công theo Bản vẽ thiết kế, còn mật độ xây dựng là bao nhiêu thì không nắm được. “Hình như là 60% (?)”, ông Vượng cho biết thêm.
Khi phóng viên đặt vấn đề xin các tài liệu như Giấy phép xây dựng, thiết kế công trình, DTM … thì ông Vượng huớng dẫn phóng viên liên hệ với Chủ đầu tư.
Căn cứ Quy chuẩn Quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kè theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, mật độ xây dựng gồm mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp, cụ thể: “Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi (sân) đỗ xe, sân thể thao, nhà bảo vệ, lối lên xuống, bộ phận thông gió tầng hầm có mái che và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác)”.
Cũng theo thông tư này, mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng các công trình dịch vụ - công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, chợ trong khu vực xây dựng mới là 40%.
Rõ ràng, việc đơn vị thi công Bệnh viện TNH Việt Yên là Công ty cổ phần đầu tư Sông Đà - Việt Đức chưa bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng.
Còn vấn đề giấy phép xây dựng, mật độ xây dựng và đánh giá tác động môi trường cần các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang nhanh chóng vào cuộc làm rõ.
Khoản 5, điều 64, Luật Bảo vệ môi trường quy định:
Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;
đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp;
e) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
g) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo thông tư của Bộ Công an mới ban hành sẽ ưu tiên xây dựng hệ thống giám sát giao thông trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và các tuyến giao thông đường bộ phức tạp về an ninh, trật tự.
Trước khi gây ra án mạng và tai nạn giao thông liên hoàn, nghi phạm đã thực hiện hai vụ trộm tại TP Thái Nguyên, trong đó có vụ việc trộm chiếc ô tô của một giảng viên và lưu thông về Hà Nội sau đó gây ra chuỗi hành vi vi phạm pháp luật.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.