Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 33 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 33°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

70 năm Hiến pháp Việt Nam: Dấu ấn tiến bộ của chủ nghĩa lập hiến

Hình sự & tố tụng hình sự
07/11/2016 09:07
Khánh Chi
aa
Trải qua 70 năm kể từ ngày Hiến pháp năm 1946 ra đời, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng khác nhau, Quốc hội (QH) nước ta đã ban hành nhiều bản hiến pháp trên cơ sở kế thừa và phát huy kinh nghiệm lập hiến và những giá trị chính trị, pháp lý của bản Hiến pháp đầu tiên.


Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Cuối tuần qua, trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam (9/11/1946- 9/11/2016) và chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Văn phòng QH đã tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm Hiến pháp Việt Nam”. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì Hội thảo.

Thể hiện tư tưởng pháp quyền vì nhân dân

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh, tại Kỳ họp đầu tiên của QH khóa I đã bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp và 8 tháng sau, vào ngày 9/11/1946, tại Kỳ họp thứ 2, QH khóa I đã thông qua bản Hiến pháp 1946, đặt nền tảng chính trị, pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam mới. Với ý nghĩa đó, ngày 9/11 hàng năm đã được QH ấn định là Ngày Pháp luật Việt Nam để kỷ niệm ngày ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên và để khẳng định vị trí thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Về nội dung, Hiến pháp 1946 thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã có nhiều ý kiến cho rằng Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách rất sâu sắc qua việc khẳng định “tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”, “những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết”… “Rõ ràng, tư tưởng pháp quyền trong Hiến pháp 1946 là rất dân chủ, tiến bộ. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục kế thừa và phát huy những tư tưởng này như thế nào trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”- Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Theo ông Uông Chu Lưu, Hiến pháp 1946 đã tiếp thu có chọn lọc các hiến pháp dân chủ và tiến bộ của các nước, đồng thời đã Việt hóa một cách tối đa cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1946 là đề cao vai trò của nghị viện nhân dân, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước; đề cao tính độc lập của hệ thống tòa án - cơ quan tư pháp; phân quyền rõ nét và hợp lý cho chính quyền địa phương… Cho đến nay, những giá trị này vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính và xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

“Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp 1946 về Nghị viện nhân dân cho thấy, mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan này vừa tiếp thu được các giá trị phổ biến của mô hình Nghị viện đang được tổ chức ở nhiều nước dân chủ trên thế giới vào thời điểm đó, vừa phù hợp với các điều kiện lịch sử đặc thù của chế độ dân chủ nhân dân lần đầu tiên được thiết lập ở nước ta”- PGS.TS Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH nhận định.

Hài hòa giữa tiến bộ văn minh phương Tây và điều kiện của Việt Nam

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cũng lưu ý cần phải phân tích, làm rõ những giá trị của các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1946. Trong bản Hiến pháp này, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm, cũng lần đầu tiên người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước độc lập, có chủ quyền.

Có thể nói, đây là nội dung đã được nghiên cứu, tiếp thu tương đối nhiều trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 2013, từ nội dung của từng quy định của Hiến pháp cho đến cấu trúc, vị trí của chương về quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp. Trong thời gian qua, QH cũng đã tích cực thể chế hóa các quy định của Hiến pháp trong các đạo luật quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Tuy nhiên, những bài học trong việc bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 1946 và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời kỳ từ năm 1946 đến năm 1960 vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ, nhất là trong bối cảnh Nhà nước ta đang hướng tới việc xây dựng một Nhà nước kiến tạo để tạo điều kiện và khuyến khích người dân tự do phát huy năng lực sáng tạo, góp phần vào quá trình phát triển của đất nước.

Đánh giá Hiến pháp 1946 có nhiều dấu ấn của chủ nghĩa lập hiến hơn cả, GS.TS Nguyễn Đăng Dung khẳng định đây là bản Hiến pháp có cách tiếp cận gần với quyền con người nhất. Theo đó, quyền công dân được Hiến pháp 1946 quy định ngay ở các chương đầu tiên, làm cơ sở cho việc quy định các chương khác.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Vũ Công Giao cho rằng, chế định này được xây dựng với cách tiếp cận cởi mở, tiến bộ, cập nhật với tư tưởng chung của nhân loại nhưng khoa học, chặt chẽ và mang tính thực tế cao. Từ cách tiếp cận, nội dung cho đến ngôn ngữ sử dụng trong việc hiến định các quyền công dân trong Hiến pháp 1946 cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị tiến bộ của văn minh phương Tây với những tư tưởng và điều kiện hoàn cảnh đặc thù của dân tộc Việt Nam ở thời kỳ đó. Những điều này góp phần khẳng định giá trị và tính độc đáo của Hiến pháp 1946 trong lịch sử lập hiến Việt Nam.

Đánh giá cao và ghi nhận những ý kiến đóng góp, trao đổi của các đại biểu, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết thời gian tới QH, các cơ quan hữu quan cần tiếp tục kế thừa phát triển các giá trị, nội dung của Hiến pháp 1946 vào hoạt động lập hiến, lập pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền; tổ chức thực hiên quyền lực nhân dân, quyền lực Nhà nước thực chất, khoa học, hiệu quả trên tinh thần phân công, phối hợp, kiểm soát để xây dựng Nhà nước kiến tạo phục vụ nhân dân. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013; đẩy mạnh triển khai thi hành Hiến pháp hiệu lực, hiệu quả để Hiến pháp thực sự đi vào cuộc sống.

bài liên quan
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7

Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đề nghị giữ quyền trình các dự án luật, pháp lệnh của tổ chức chính trị - xã hội

Đề nghị giữ quyền trình các dự án luật, pháp lệnh của tổ chức chính trị - xã hội

Đây là ý kiến được nhiều đại biểu đưa ra tại Toạ đàm khoa học Góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 31/5.
Hơn 51 triệu ý kiến trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013

Hơn 51 triệu ý kiến trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013

Hơn 51 triệu ý kiến từ nhân dân góp phần vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013, thể hiện sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư Việt Nam.
Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Hơn 14 triệu người góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Hơn 14 triệu người góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Hạnh trả lời báo chí về tiến độ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Trong lĩnh vực pháp luật đầy thử thách, Luật sư Hà Trọng Đại đã khẳng định vị thế của mình bằng sự tận tâm, bản lĩnh và trái tim nhiệt huyết với nghề.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá Pi Network ngày 23/6/2025: Mất gần 8% giá trị so với hôm qua

Giá Pi Network ngày 23/6/2025: Mất gần 8% giá trị so với hôm qua

So với ngày hôm qua, giá Pi Network đã giảm tới 7,6%, đây là mức giảm mạnh nhất của Pi từ đầu tháng 6.
Đồng Nai còn 95 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Đồng Nai còn 95 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1662/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai năm 2025.
BHXH Việt Nam lên tiếng trước thông tin tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/7

BHXH Việt Nam lên tiếng trước thông tin tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/7

Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, hiện tại chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% từ 1/7 như thông tin mạng xã hội đăng tải trong thời gian qua.
Tin bài khác
Thái Nguyên: Tài xế sử dụng ma túy gây tai nạn liên hoàn

Thái Nguyên: Tài xế sử dụng ma túy gây tai nạn liên hoàn

Sử dụng ma tuý khi chở con gái, tài xế ở Thái Nguyên đã điều khiển ô tô đâm hàng loạt xe khác trên đường.
Mất 2,7 tỷ đồng vì đăng ký sinh hoạt trại hè cho con qua mạng

Mất 2,7 tỷ đồng vì đăng ký sinh hoạt trại hè cho con qua mạng

Một người dân ở Quảng Ngãi đăng ký trại hè cho con theo quảng cáo trên mạng, sau đó được liên hệ tham gia chương trình có thưởng, kết quả bị mất 2,7 tỷ đồng.
Công an tỉnh Quảng Nam triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với quy mô hơn 350 tỷ đồng

Công an tỉnh Quảng Nam triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với quy mô hơn 350 tỷ đồng

Bước đầu, Công an tỉnh Quảng Nam đã triệu tập và bắt giữ 34 đối tượng có liên quan để điều tra hành vi “tổ chức đánh bạc” và “đánh bạc”.
Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây mua bán gần 600 kg cần sa, khởi tố 26 đối tượng

Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây mua bán gần 600 kg cần sa, khởi tố 26 đối tượng

Tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án ma túy cần sa trên không gian mạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt giữ tổng số 26 đối tượng trong đường dây với số lượng ma túy cần sa mua bán, tiêu thụ đặc biệt lớn.
Mất tiền tỷ bởi thủ đoạn giả danh Công an gọi điện lừa đảo

Mất tiền tỷ bởi thủ đoạn giả danh Công an gọi điện lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyên truyền cho người thân, bạn bè về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này.
Bắt tạm giam 8 thanh niên chém người giữa đường tại Đà Nẵng

Bắt tạm giam 8 thanh niên chém người giữa đường tại Đà Nẵng

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát hình sự) - Công an TP Đà Nẵng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Tạm giữ hình sự tài xế xe container trong vụ TNGT trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Tạm giữ hình sự tài xế xe container trong vụ TNGT trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Sau vụ tai nạn, tài xế xe khách là Phạm Đức T. và phụ xe Nguyễn Văn T. (trú tỉnh Hải Dương) tử vong tại chỗ, nhiều hành khách bị thương.
Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản trong đình, chùa ở Hải Dương

Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản trong đình, chùa ở Hải Dương

Bước đầu, Định khai nhận, trong khoảng thời gian từ ngày 17/5 đến ngày 08/6, lợi dụng lúc đêm khuya đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm ở các đình chùa trên địa bàn tỉnh Hải Dương...
Việt Nam – Campuchia đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy

Việt Nam – Campuchia đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy

Đại tá Ngô Thanh Bình, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã có cuộc gặp xã giao trực tuyến với Ngài Đại tướng Khing Sà-rạt, Cục trưởng Cục Chống tội phạm ma túy, Tổng cục Công an quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia.
Quảng Nam: Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 11 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 11 tỷ đồng

Lê Tiến Dũng bị Công an tỉnh Quảng Nam bắt tạm để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền "khủng".
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.