Theo đó, 70 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt của VUSTA đều dính vi phạm.
Trước đó như Phapluatplus.vn đã thông tin tại bài viết "Nhiều vi phạm trong việc thực hiện 22 dự án ODA của VUSTA". Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành kết luận kiểm tra công tác quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ và kêu gọi tài trợ từ nước ngoài của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và các đơn vị trực thuộc trong giai đoạn từ 1/1/2018 đến 30/6/2022.
Theo báo cáo VUSTA trong giai đoạn từ 1/1/2018 đến 30/6/2022 đã phê duyệt trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 305 khoản tài trợ từ nước ngoài bao gồm: 22 khoản ODA không hoàn lại, 283 khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài hoặc viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức. Tổng giá trị cam kết tài trợ quy đổi tương đương 85,55 triệu USD đã thực hiện giải ngân 57,82 triệu USD.
Toàn bộ các khoản tài trợ nói trên được thực hiện dưới hình thức dự án hỗ trợ kỹ thuật không có các hình thức thực hiện khác như dự án đầu tư, chương trình, phi dự án.
70 dự án thực hiện đều có vi phạm
Đoàn kiểm tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành kiểm tra công tác thẩm định, phê duyệt khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài đối với 70 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt của VUSTA và được VUSTA giao cho Ban Hợp tác quốc tế chủ trì thẩm định.
Điều đáng nói đó là cả 70 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài của VUSTA đều có sai phạm. Cụ thể:
Có 49 dự án chịu sự điều chỉnh Quy chế quản lý sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP. Có 21 dự án chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 80/2020/NĐ-CP.
Đối với 49 dự án được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Quy chế 93 và Thông tư 07/2010/TT-BKHĐT: Toàn bộ các dự án đều không lập báo cáo kết quả thẩm định là vi phạm quy định. Các biên bản thẩm định không ghi ngày tháng, không đúng mẫu, không đầy đủ nội dung và không kết luận về tính phù hợp của khoản viện trợ phi chính phủ ngước ngoài theo quy định.
Đối với 21 dự án còn lại được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Nghị định 80/2020/NĐ-CP: Toàn bộ các dự án đều không đảm bảo đầy đủ nội dung thẩm định theo quy định.
Tiếp tục kiểm tra các văn bản liên quan đến các dự án này, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, 49/49 văn kiện dự án phê duyệt thiếu kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án và kế hoạch chi tiết thực hiện trong năm đầu tiên, vi phạm quy định. 49/49 dự án có thời gian thẩm định vượt quá thời hạn theo quy định.
Đi sâu vào các dự án cụ thể cũng đã phát hiện nhiều dự án đã vi phạm quy định như: Việc không xác định chủ dự án, chủ khoản viện trợ trong quyết định phê duyệt dự án “Giáo dục sức khoẻ ban đầu và tăng cường thích ứng với khí hậu tại xóm ấp” do Tổ chức bánh mì cho thế giới tài trợ là vi phạm quy định.
Tại 2 dự án là dự án “Hợp tác cộng đồng vi một Việt Nam thịnh vượng” do Cơ quan viện trợ Ai-len Irish Aid tài trợ, chủ dự án là Trung tâm Hỗ trợ Phát triển cộng đồng LIN và Dự án “Thanh niên kiến tạo” do cơ quan viện trợ Ai-len Irish Aid tài trợ, chủ dự án là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững CSDS.
Cũng tại 2 dự án là “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại Việt Nam” do Tổ chức văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc UNOPS tài trợ, chủ dự án là Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI và Dự án “Hành trình đầu đời - Chương trình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực vì sự phát triển toàn diện của trẻ” do Grand Challenges Canada tài trợ, chủ dự án là Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng RTCCD.
Cả 2 dự án này có quyết định phê duyệt văn kiện không quy đổi nguyên tệ ra USD hoặc không quy đổi ra VNĐ là vi phạm quy định.
Áp dụng chế độ tài chính trái quy định
Liên quan đến công tác tổ chức quản lý thực hiện VUSTA cũng đã xảy ra nhiều vi phạm như: Tại 49/49 dự án, cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo.
Tại dự án “Thúc đẩy tăng trưởng dự án” do Tổ chức PATH Hoa Kỳ tài trợ, chủ dự án là Trung tâm nâng cao Chất lượng cuộc sống LIFE: chủ dự án chỉ căn cứ vào hợp đồng sửa đổi bổ sung lần thứ 11 ký với Nhà tài trợ để bổ sung kinh phí là 4,5 tỷ đồng và gia hạn hoạt động thêm 1 năm nhưng không trình VUSTA phê duyệt bổ sung là vi phạm quy định.
Trong giai đoạn 1/1/2018 đến 30/6/2022 VUSTA đã tiến hành giám sát tại 22 đơn vị. Tuy nhiên, tại 70/70 dự án được kiểm tra đều không có đầy đủ hồ sơ tài liệu thể hiện công tác giám sát, đánh giá dự án của chủ dự án của VUSTA là vi phạm quy định.
Đến thời điểm được kiểm tra VUSTA vẫn chưa ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ trong nội bộ cơ quan là vi phạm quy định.
Đoàn kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành kiểm tra đối với công tác quản lý tài chính của dự án cũng đã phát hiện: Việc áp dụng chế độ quản lý tài chính không đúng quy định như chế độ quản lý tài chính của 70 dự án này phải được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên tại các quyết định phê duyệt dự án đều ghi cơ chế tài chính áp dụng thông tư 225/2010/TT-BTC .
Tại 21/21 dự án được phê duyệt theo quy định của Nghị định 80/2020/NĐ-CP, nhiều dự án đang được VUSTA phối hợp rà soát với Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính, không thực hiện được thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định. Dẫn đến không thực hiện được thủ tục miễn thuế, hoàn thuế.
Có đến 100% dự án phi chính phủ nước ngoài đều chưa được các chủ dự án lập báo cáo quyết toán gửi VUSTA hoặc đã gửi nhưng chưa được VUSTA thẩm tra, xét duyệt là vi phạm quy định.
Phapluatplus.vn sẽ tiếp tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới.
Trong hơn 1.353 tỷ đồng vốn đã được giải ngân, Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai đã chi trả hơn 1.326 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng dự án.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tính đến 15/6/2024, trong tổng số 712 dự án chậm triển khai đã có 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.
Đến nay tổng nguồn vốn đầu tư công đã được Đồng Nai giải ngân là hơn 11.000 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đang cao hơn mức bình quân của cả nước.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện đơn vị đang nỗ lực để thực hiện mục tiêu khởi công các dự án nâng cấp đường tỉnh 25B và xây dựng đường tỉnh 25C ngay trong tháng 12/2024.
Vụ cháy quán cà phê vào khoảng 23h ngày 18/12, tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khiến 11 người tử vong. Tại hiện trường, nhiều tài sản bị thiêu rụi, cơ quan chức năng đã phong tỏa phục vụ công tác điều tra.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng.
Tại khu vực biên giới Tây Nam, nhịp giao thương đặc biệt sôi động ở Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) quốc tế Mộc bài (Tây Ninh) và Đồn BPCK Mỹ Quý Tây (Mộc Bài).
Ngày 17/12, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Đồng Nai phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự TP Biên Hòa tổ chức khám bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại phường Phước Tân, TP Biên Hoà.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.