Ngày 05/5/2023, Ủy ban Tư pháp có văn bản số 2083/UBTP15 gửi Chánh án TAND Tối cao về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Hữu Lộc ở tỉnh Trà Vinh...
Trước đó Pháp luật Plus đã đưa tin; Ngày 26/5/2023, TAND Cấp cao thành phố HCM xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm về cho vay trong lĩnh vực ngân hàng”.
Các bị cáo gồm Nguyễn Hữu Lộc, Đỗ Thái Hòa, Nguyễn Hồng Nam, Bùi Thị Tuyết Mai, Trần Vũ Dũng bị xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cả 4 bị cáo nói trên đều thuộc Công ty cổ phần Aquafeed Cửu Long, riêng bị cáo Bùi Thị Tuyết Mai thuộc Công ty CP Công nghiệp Thuỷ sản và ba bị cáo nguyên là cán bộ Agribank Trà Vinh gồm Nguyễn Văn Trực, Nguyễn Quốc Hoàn, Cao Văn Phong bị xét xử về tội Vi phạm quy định về cho vay...
Tại phiên tòa này đã và đang gây nhiều tranh cãi cho các bị cáo về phần định tội cũng như sự không minh bạch trong điều tra, truy tố, xét xử.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì Công ty Cổ phần là một loại pháp nhân thương mại (không phải doanh nghiệp tư nhân) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại phiên tòa các Luật sư (LS) nêu; việc mất hơn 300 bút lục là điều bất thường và không thể chấp nhận được.
Về nội dung này, ông Nguyễn Châu Hoan- nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho hay: “…Có những vụ án chỉ cần mất một bút lục cũng có thể làm thay đổi kết quả giải quyết vụ án.
Việc cơ quan tiến hành tố tụng đã xác nhận trong hồ sơ vụ án đang giải quyết bị mất hơn 300 bút lục nhưng chưa làm rõ các bút lục bị mất là những bút lục nào, có nội dung gì, có liên quan và ảnh hưởng đến nội dung và kết quả giải quyết vụ án không…?
Tuy nhiên, nếu cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ những vấn đề trên, không trả hồ sơ để làm rõ hoặc điều tra bổ sung, vẫn tiếp tục giải quyết vụ án và cho rằng việc mất 300 bút lục không làm ảnh hưởng đến nội dung và kết quả giải quyết vụ án như báo chí đã đưa tin là sai lầm, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án”- ông Hoan phân tích.
Là người bào chữa cho các bị cáo, ông Hà Văn Thượng - nguyên Thẩm phán TAND Tối cao viện dẫn: “Đã có hành vi vi phạm tố tụng, làm sai lệch hồ sơ vụ án về việc rút các tài liệu là báo cáo kiểm toán của công ty có mức lợi nhuận 6,2 tỷ theo biên bản thu thập tại bút lục 7401 và tạo chứng cứ không hợp pháp là báo cáo kiểm toán lỗ 30 tỷ đưa vào trại giam cho bị cáo Đỗ Thái Hoà ký (ký báo cáo kiểm toán trong trại giam) chức danh kế toán trưởng khi đã nghỉ việc nhằm buộc tội các bị cáo của CQCSĐT, Công an tỉnh Trà Vinh”.
Cấp sơ thẩm cáo buộc “Công ty Cổ phần Aquafeed Cửu Long sử dụng 50 hóa đơn khống làm chứng từ để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Trà Vinh giải ngân”.
Đối với cáo buộc hoá đơn khống, hóa đơn photo: Theo nguyên tắc hạch toán kế toán, thì các công ty có hàng tồn kho mới xuất được hóa đơn tài chính, từ đó xác định là các hợp đồng có hàng hoá, không phải khống.
“Các hóa đơn tài chính có trong hồ sơ vụ án liên quan đến các hợp đồng mua bán giữa các công ty đều là bản chính, có báo cáo thuế đầy đủ.
Tại Bảng kê tài liệu giám định số 01 và 02 (Bút lục: 4502;4503;4504) kết luận các hóa đơn tài chính là “Hóa đơn khống, photo’’ trong khi đó hồ sơ vụ án là bản chính ( Kèm danh mục bút lục các hóa đơn bản chính).
Đơn cử: BL 3113; 3114; 3244; 3286……cho thấy hoặc Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Trà Vinh đã không đưa bản chính hóa đơn để giám định hoặc Cơ quan giám định đã kết luận sai với bản chất hồ sơ vụ án dẫn đến oan sai cho các bị cáo.”- ông Hà Văn Thượng khẳng định nội dung trên tại tòa phúc thẩm 26/5/2023.
Không chỉ các LS, nguyên là thẩm phán Tòa Tối cao mà ngay trong văn bản của Cơ quan cảnh sát điều tra cũng thể hiện rõ: không chứng minh được hành vi chiếm đoạt của các bị cáo.
Cụ thể, Công văn số 298 của Công an tỉnh Trà Vinh phản hồi về quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, nội dung: “Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh yêu cầu điều tra về ý thức chiếm đoạt và chiếm đoạt tài sản của từng bị can cũng như làm rõ một số vấn đề khác.
Tất cá các yêu cầu này, Cơ quan điều tra đã có điều tra nhưng không chứng minh được ý thức chiếm đoạt của từng bị can và đã kết luận điều tra gửi VKSND tỉnh Trà Vinh.
Đến nay không có tình tiết phát sinh mới vì vậy, CQCSĐT Công an tỉnh Trà Vinh không tiếp nhận hồ sơ theo quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của VKSND tỉnh Trà Vinh…”.
Như vậy, cả CQCSĐT, Công an tỉnh Trà Vinh và đại diện Viện Kiểm sát tại phiên toà sơ thẩm đã phải thừa nhận: “Chúng tôi nêu rõ là không chứng minh được các bị cáo nào bỏ túi 1 đồng 1 cắc bạc nào trong số tiền 54 tỷ cả, vấn đề này đã nêu rõ trong phần điều tra cũng như Cáo trạng” .
Chủ toạ phiên toà cũng khẳng định: “ Bị cáo đặt ra vấn đề không chiếm đoạt cá nhân ngay cả các vị Luật sư cũng đặt ra các bị cáo có chiếm đoạt cá nhân hay không thì Kiểm sát viên đã trả lời rất nhiều ý kiến của vị Luật sư là các bị cáo không hề chiếm đoạt cá nhân một đồng nào. Đó là lời khẳng định của Kiểm sát viên tại phiên tòa”.
Dư luận đặt câu hỏi, không chiếm đoạt tài sản tại sao vẫn bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Ngày 11/12/2018, TAND Cấp Cao thành phố HCM đã tuyên hủy án sơ thẩm.
Trong khi chưa có kết luận điều tra thì TAND Tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 691/2018/HSPT ngày 11/12/2018 của TAND Cấp cao thành phố HCM.
Phải chăng vì những tranh cãi và mâu thuẫn nêu trên mà bị cáo Nguyễn Hữu Lộc phải gửi đơn kêu cứu tới Ủy ban Tư pháp Quốc hội, dưới đây là phản hồi của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về vụ án.
“…Ngày 05/5/2023, Ủy ban Tư pháp có văn bản số 2083/UBTP15 gửi Chánh án TAND Tối cao về việc giải quyết đơn của ông Nguyễn Hữu Lộc ở tỉnh Trà Vinh: Nội dung đơn khiếu nại quyết định giám đốc thẩm số 06/2021/HS-GĐT ngày 03/3/2021 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Theo đơn, ông Nguyễn Hữu Lộc cho rằng ngày 09/12/2019, Chánh án TAND Tối cao đã ban hành quyết định số 11/2019/KN-HS kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 691/2018/HSPT ngày 11/12/2018 của TAND Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, cho đến ngày 03/3/2021, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mới mở phiên tòa Giám đốc thẩm là vi phạm thời hạn quy định tại Điều 385 Bộ Luật tố tụng hình sự.
Ông Nguyễn Hữu Lộc cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc xét xử phúc thẩm lần 2 đối với vụ án hình sự phải đảm bảo tính công khai, công bằng, đúng pháp luật nhằm tránh oan sai…”.
Ngày 6/6/2023, TAND Cấp cao thành phố HCM tuyên án đối với 8 bị cáo nêu trên.
Pháp luật Plus tiếp tục đưa tin về ngày tuyên án./.
Ông Lê Hồng Thanh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao cho hay: “Trong một vụ án để mất hơn 300 bút lục thì đó là vi phạm về tố tụng, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên giữa vi phạm và tội phạm có một khoảng cách nhất định.
Nếu việc mất bút lục (hoặc tài liệu), trong trường hợp do cố ý dẫn đến làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc thì đó là dấu hiệu của “Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc” quy định tại Điều 375 BLHS. Cũng trong trường hợp do cố ý, nhưng việc mất bút lục (hoặc tài liệu) không làm thay đổi nội dung vụ án, vụ việc thì không cấu thành tội phạm này, mà có thể cấu thành các tội phạm khác, tuỳ theo động cơ, mục đích của tội phạm, tuỳ theo hậu quả thiệt hại xảy ra (như “Tội cố ý làm lộ bí mật công tác”, “Tội nhận hối lộ”, “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Tội giả mạo trong công tác”…). Các hành vi nêu trên thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Nếu do vô ý hoặc cẩu thả làm mất các bút lục (hoặc tài liệu) của vụ án, vụ việc (không cố ý); nhưng việc mất bút lục (hoặc tài liệu) đó làm chết người, gây thương tích cho người khác (61% trở lên cho 01 người…) hoặc gây thiệt hại về tài sản từ một trăm triệu đồng trở lên, thì bị truy cứu TNHS về “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 360 BLHS. Các hành vi này cũng thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của Cơ quan điều tra VKSND tối cao.
Việc xem xét, xử lý, giải quyết các vi phạm trên, trước hết thuộc về lãnh đạo các cơ quan tư pháp có cán bộ vi phạm; bên cạnh đó là hoạt động kiểm sát của VKSND cùng cấp đối với từng lĩnh vực (cấp) tư pháp đó. Nếu vi phạm đến mức là tội phạm (như đề cập trên) thì thuộc thẩm quyền điều tra, xử lý của Cơ quan điều tra VKSND tối cao".
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Ngày 21/11, tại UBND Phường 1, TP. Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và triển khai Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP, cùng các giải pháp cấp bách, trọng tâm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn.
Bước đầu, các đối tượng khai nhận, từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%)...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.