Liên tiếp thời gian qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã khởi tố nhiều vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Điểm chung của những vụ án này là chủ đầu tư thông đồng với đơn vị thẩm định giá, nhà thầu để “thổi giá”, sau đó hợp thức hóa qua quá trình đấu thầu, gây thiệt hại, thất thoát ngân sách Nhà nước.
Sáng 24/1/2022, HĐXX TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh và 7 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Trước đó, tháng 6/2021, vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội cũng đã được xét xử phúc thẩm. Trong bài viết này, chúng tôi không trình bày diễn biến vụ án mà tập trung vào những hành vi, thủ đoạn liên quan đến việc xác định giá.
Chủ đầu tư “chỉ” sẵn giá
Về nguyên tắc, việc mua sắm, liên doanh cần phải đảm bảo đúng giá thị trường. Thế nhưng, trong các vụ án trên, giá của các loại thiết bị y tế đều được “nâng khống”, “thổi giá” lên gấp nhiều lần giá thực tế, tạo ra chênh lệch lớn nhằm trục lợi. Và để “hợp thức hóa” mức giá “trên trời” này đều có vai trò của thẩm định giá.
Cụ thể, trong vụ án tại BV Bạch Mai: giá nhập khẩu Hệ thống Robot Rosa (hãng Medtech – Pháp, hàng mới 100%, thuế nhập khẩu 5%) tại tờ khai hải quan do Cty BMS mở ngày 23/2/2017 có giá trên 7,4 tỷ đồng. Thế nhưng chứng thư thẩm định giá và nội dung đề án xã hội hóa giữa BMS và BV Bạch Mai đều xác định giá trị đầu tư Robot Rosa là 39 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần.
Đối với vụ án tại CDC Hà Nội, tại kết luận định giá của Hội đồng định giá trong tố tục hình sự cấp Trung ương xác định, giá các tại sản theo giá thị trường tại thời điểm tháng 2/2020 là hơn 4,1 tỷ đồng (trong đó: hệ thống Realtime PCR tự động giá hơn 3,1 tỷ, máy tách chiết DNA/RNA tự động giá 450 triệu và 3 tủ lạnh có giá hơn 546 triệu). Thế nhưng trong kế hoạch và kết quả lựa chọn nhà thầu, giá gói thầu này lên tới hơn 9,5 tỷ đồng.
Theo Điều 29 Luật Giá (2012) thì một trong những nguyên tắc hoạt động thẩm định giá phải: “Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá”. Quay trở lại với hai vụ án làm dẫn chứng có thể thấy, các nguyên tắc khi định giá đều đã bị bỏ qua.
Với vụ án tại BV Bạch Mai, lẽ ra trong vai trò là đơn vị thực hiện đề án xã hội hóa, BV phải độc lập trong việc xác định giá của hệ thống robot. Thế nhưng giám đốc BV Nguyễn Quốc Anh và Phạm Đức Tuấn (Công ty BMS, đơn vị đặt máy) lại “thống nhất từ trước”, theo giá do Tuấn đưa ra, đồng thời đề nghị Tuấn “giới thiệu đơn vị thẩm định giá”. Thực tế, giữa BV Bạch Mai và Công ty thẩm định giá VFS “không có mối liên hệ với nhau mà mọi giao dịch, thủ tục đều thông qua Công ty BMS” (cáo trạng nêu).
Tương tự, với vụ án tại CDC Hà Nội, bản án phúc thẩm nêu: ngày 25/02/2020, Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc trung tâm ký Hợp đồng dịch vụ thẩm định giá (nhưng đều ghi lùi ngày là 21/02/2020) với Tổng Giám đốc Công ty CP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành yêu cầu thẩm định giá 04 gói thầu. Nguyễn Vũ Hà T (trưởng phòng tài chính, kế toán) chỉ đạo kế toán viên thực hiện các thủ tục và liên hệ với Công ty Nhân Thành để thẩm định giá “theo đúng giá đã được CDC Hà Nội cung cấp”.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Đơn vị đề nghị thẩm định giá có được phép đưa ra giá trước (cho dù chỉ là đề xuất) cho bên thẩm định hay không? Bởi lẽ điều này vô hình chung tạo nên giá trị “tham chiếu”, “ngầm hiểu”, dễ làm phá vỡ nguyên tắc độc lập, khách quan, chỉ đánh giá trên tài sản và các chứng từ hợp pháp trong thẩm định giá.
Thực tế, khi rà soát một số mẫu giấy đề nghị thẩm định giá của một số công ty thẩm định giá (ví dụ như Công ty CP Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội-VFS), đối với mẫu giấy đề nghị (tài sản chưa qua sử dụng) có cả mục “giá đề nghị thẩm định”; đối với tài sản đã qua sử dụng lại có mục như: Giá trị còn lại ước tính đề nghị thẩm định… Như trong vụ án tại BV Bạch Mai, Giấy đề nghị thẩm định giá gửi Công ty VFS đã đề nghị thẩm định giá với giá đề nghị thẩm định hệ thống Robot Rosa là 39,5 tỷ đồng và hệ thống Robot Mako là 44,5 tỷ đồng. Và sau đó, Công ty thẩm định đúng theo giá này.
Giá thẩm định “theo yêu cầu” của khách hàng
Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 01 (ban hành kèm Thông tư 158/2014/TT-BTC), các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá gồm: Độc lập; chính trực; khách quan; bảo mật; công khai, minh bạch; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.
Trong đó, độc lập được xem là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên. Trong quá trình thẩm định giá phải bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá.
Tiêu chuẩn khách quan đòi hỏi thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá; không được tiến hành công việc thẩm định giá khi những ý kiến, kết luận thẩm định và kết quả thẩm định giá đã được đề ra có chủ ý từ trước; thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá phải thẩm tra những thông tin, dữ liệu do khách hàng cung cấp…
Tiêu chuẩn thẩm định giá số 05 quy định quy trình thẩm định giá bao gồm 6 bước lần lượt là: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá; Lập kế hoạch thẩm định giá; Khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phân tích thông tin; Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá và cuối cùng là Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên lên quan.
Tiêu chuẩn quy định như vậy nhưng quay lại hai vụ án dẫn chứng cho thấy, việc thẩm định giá chỉ là một thủ tục “làm cho có”, “chiếu lệ”, có tính chất hình thức nhằm hợp thức hóa giá thiết bị.
Theo đó, khi ký giấy đề nghị thẩm định giá (không số) gửi Công ty VFS, phía BV Bạch Mai không có hồ sơ, tài liệu làm căn cứ xác định giá đề nghị vì thời điểm này hai hệ thống robot chưa được nhập khẩu về Việt Nam. Ngày 14/2/2017, Trịnh Thị Thuận (nguyên kế toán trưởng BV) nhận được email bản thảo Chứng thư thẩm định giá của Cty VFS theo đúng giá máy trong đề án liên danh, liên kết. 4 ngày sau, ngày 20/2/2017, VFS phát hành Chứng thư thẩm định giá xác định giá Robot Rosa 39 tỷ đồng. Điều đáng nói, thời điểm này, Công ty BMS chưa mở tờ khai và hồ sơ nhập khẩu robot.
Không những thế, bản chứng thư này, BV Bạch Mai chỉ được nhận bản photo, có dấu treo của Cty BMS, không đảm bảo giá trị pháp lý vì quá trình ban hành Chứng thư thẩm định giá, thẩm định viên và TGĐ Cty VFS xác định giá Robot Rosa theo đề nghị của Công ty BMS mà không có hồ sơ nhập khẩu, không có phiếu báo giá, không kiểm tra thực tế, trái quy định tại Điều 29, Điều 30 Luật giá năm 2012 và vi phạm khoản 1 Quy trình thẩm định giá, khoản 3 Lập kế hoạch thẩm định giá, khoản 4 Khảo sát thực tế thu thập thông tin, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC.
Hay vụ án tại CDC Hà Nội, nhân viên của Cty Nhân Thành đã hợp thức hóa các thủ tục bằng cách tự lập các báo giá, không tiến hành khảo sát thực tế nhưng tự lập các biên bản khảo sát giá tại hai công ty. Ngày 27/02/2020, Cty Nhân Thành mới hoàn thành việc thẩm định giá nhưng để hợp thức trình tự các bước chỉ định thầu theo yêu cầu của CDC Hà Nội đã ký ban hành chứng thư thẩm định giá không dựa trên hoạt động thẩm định giá thực tế.
Mua bán hóa đơn lòng vòng để “hợp thức hóa”
Liên quan đến những tiêu cực xảy ra trong quá trình mua sắm, đầu thấu thiết bị y tế, trả lời báo CAND, Thiếu tướng Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, thủ đoạn của các đối tượng có sự móc nối của cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp, công ty thẩm định nhằm nâng "khống" giá thiết bị y tế để rút ruột ngân sách, chia nhau tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận trước.
Trong đó, cơ sở y tế, khám chữa bệnh (chủ đầu tư) sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế (nhà thầu) được trúng gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế bằng cách cài điều kiện, cấu hình mang tính chất định hướng chỉ duy nhất 1 nhà thầu đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật, còn các nhà thầu khác sẽ bị loại ngay từ vòng "gửi xe". Trong việc "thổi giá" hệ thống Realtime PCR tự động được các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối sử dụng các công ty con hoặc các công ty mua bán hóa đơn mua bán lòng vòng với nhau trong thời gian ngắn.
Điển hình như vụ án tại CDC Hà Nội. Để giảm mức độ chênh lệch về giá mua vào, bán ra trước khi bán sản phẩm cho CDC Hà Nội, Đào Thế Vinh dùng thủ đoạn sử dụng các pháp nhân là công ty của gia đình Vinh và nhờ công ty của bạn hàng, lập hợp đồng mua bán khống và xuất hóa đơn, chứng từ để nâng giá để nâng giá.
Cụ thể, Công ty P bán cho Cty CP thương mại và công nghệ H do vợ Vinh làm giám đốc 2 sản phẩm máy tách chiết DNA/RNA tự động giá hơn 4,1 tỷ đồng; Công ty H bán cho Công ty CP sản xuất kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu KĐ giá hơn 5,2 tỷ, Công ty KĐ bán cho Công ty MST của Đào Thế Vinh với giá hơn 7,8 tỷ. Và cuối cùng MST bán cho CDC với giá 8,2 tỷ đồng. Quá trình thực hiện việc mua bán nêu trên, chỉ có Công ty P xuất hóa đơn thực tế bán hàng. Còn lại giữa Công ty H, Công ty KD, Công ty MST chỉ ký hợp đồng khống và xuất hóa đơn GTGT để hợp thức việc nâng không giá mua bán, không có việc thanh toán và chuyển tiền giữa các công ty.
CDC Hà Nội nhận định số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Bệnh viện Bạch Mai vừa mới đưa ra thông báo về việc mời người bệnh đã thực hiện dịch vụ kỹ thuật trên hệ thống O-arm tại Khoa Chấn thương chỉnh hình & Cột sống từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2020 đến nhận tiền bồi hoàn.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc Sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/7 - 12/7) toàn thành phố ghi nhận 109 ca mắc sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện; trong đó huyện Đan Phượng có số mắc cao với 43 ca.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.