Bao bì nhựa phát triển từ nhu cầu tất yếu của con người về chứa đựng vật phẩm, bảo vệ hàng hoá, nay lại trở thành “cơn ác mộng” đối với môi trường tự nhiên. Chất thải bao bì nhựa không được thu gom, tái chế có mặt tại hầu hết các quốc gia gây ô nhiễm môi trường đô thị, nông thôn và “rò rỉ” thành rác thải biển.
Từ xa xưa, con người đã tận dụng các loại lá cây, vỏ cây, da thú để tạo ra các bao bì thô sơ để chứa đựng các vật phẩm. Cùng với thời gian và sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại, bao bì ngày càng đa dạng về chất liệu, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của con người; từ các loại bao bì bằng gốm sứ, thuỷ tinh xuất hiện đến các bao bì bằng chất liệu giấy, nhựa, nilon, carton, gỗ…
Đáng nói, ngành công nghiệp bao bì nhiều năm nay hầu như bị “thống trị” bởi bao bì nhựa bởi những ưu thế về độ bền và chi phí rẻ. Tuy nhiên, tính tiện lợi của bao bì nhựa mang tới một “gánh nặng” to lớn về ô nhiễm môi trường, khiến giới chức trách nhiều quốc gia phải ban hành quy định thắt chặt quy trình sản xuất và xử lý bao bì nhựa.
Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hai trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu gồm: Trách nhiệm tái chế (Điều 54) và trách nhiệm xử lý chất thải (Điều 55). Theo đó, dự kiến trong năm 2021, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, trong đó có nội dung về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu về tái chế và xử lý sản phẩm, bao bì là chất thải. Nói cách khác, trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đối với sản phẩm của mình được mở rộng đến giai đoạn thải bỏ của vòng đời sản phẩm, bao bì.
Về trách nhiệm tái chế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu có trách nhiệm tái chế bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc. Để thực hiện trách nhiệm của mình, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong bốn hình thức: Tự mình thực hiện tái chế; Thuê các đơn vị có chức năng tái chế; Liên kết với nhau thành lập tổ chức đại diện thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất để tổ chức hoạt động tái chế; Đóng góp kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tổ chức tái chế.
Mục tiêu chính sách của quy định này nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động tái chế, tăng tỷ lệ tái chế; từng bước thiết lập ngành công nghiệp tái chế và phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Về trách nhiệm xử lý, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ trực tiếp các hoạt động thu gom, xử lý, nghiên cứu, sáng kiến quản lý chất thải sinh hoạt.
Theo đó, các loại bao bì không có khả năng tái chế bao gồm: Bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật, bao bì sản xuất, nhập khẩu có sử dụng nhựa như một thành phần nguyên liệu... Mục tiêu chính sách của quy định này nhằm thay đổi hành vi sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện môi trường; đồng thời chia gánh nặng tài chính của Nhà nước trong công tác quản lý rác thải rắn tại Việt Nam.
Vì sao người dân thờ ơ?
Việc gắn trách nhiệm tái chế chất thải bao bì đối với đối với doanh nghiệp đã được quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường 2005. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên quy định này gần như chưa được triển khai trên thực tế.
Một số chuyên gia môi trường cho rằng, để triển khai được mô hình này, cần nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp, cùng sự hỗ trợ của các chính sách thuế phù hợp. Trong đó, có hai câu hỏi lớn nhất cần được giải quyết. Một là, tính chi phí tái chế vào giá bán sản phẩm như thế nào để hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng? Hai là, bao bì có khả năng tái chế sẽ được thu gom như thế nào?
Quả thực, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải cân đối bài toán giữa lợi nhuận và việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những sản phẩm, bao bì trong quá trình sản xuất, nhập khẩu. Song, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lo ngại, quy định về trách nhiệm mở rộng có thể làm “đội” giá bán, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm.
Theo đó, quá trình xác định chi phí tái chế để cộng vào giá bán sản phẩm cần phải do một cơ quan trung gian tính toán để có thể xác định mức giá phù hợp, đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng và tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng chính sách trên để tính giá sản phẩm cao hơn. Không dừng ở mục tiêu thu hồi rác thải mà các nhà sản xuất cùng cần hướng tới giải pháp chuyển đổi sang công nghệ sản xuất bao bì thân thiện với môi trường để có giá thành cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, phần lớn người tiêu dùng hiện nay chỉ quan tâm tới giá thành sản phẩm chứ không quan tâm tới bao bì tái chế hay không tái chế. Điều quan trọng đối với họ là bao bì tái chế được có tốt hơn so với bao bì không tái chế hay không, có tăng thêm giá trị cho người dùng hay không. Nếu vì tái chế mà giá thành sản phẩm gia tăng, người tiêu dùng có thể từ chối mua sản phẩm và hướng đến những sản phẩm rẻ tiền hơn.
Mặt khác, hầu hết người tiêu dùng vẫn cho rằng vứt đi một, hai bao bì cũng không ảnh hưởng gì đến môi trường, hoặc sẽ có ai đó phân loại và xử lý. Ví dụ một số vật dụng hàng ngày không thể thiếu của phái nữ như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, nước hoa, phấn phủ, son môi… đều đi kèm với những loại bao bì khác nhau. Tuy nhiên, ít thấy bao bì của những sản phẩm này được thu hồi để tái chế.
Lâu nay rác tái chế đa phần được thu gom, phân loại qua những người bán “đồng nát” và thu gom phế liệu. Một tín hiệu tích cực là các tổ chức, doanh nghiệp đã bắt tay với nhau để thúc đẩy công tác thu gom chất thải bao bì từ người dân, đơn cử như Liên minh tái chế bao bì (PRO Việt Nam). Tuy nhiên, rác tái chế thu gom tại các tỉnh, thành trên toàn quốc vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế sử dụng.
Để phát triển nền kinh tế tuần hoàn nói chung và hoạt động tái chế rác thải nói riêng, thúc đẩy phân loại rác tại nguồn là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thực hiện được khi người dân, doanh nghiệp đã nhận thức được trách nhiệm của họ đối với môi trường, khi cơ quan quản lý về môi trường địa phương sát sao trong việc xây dựng những mục tiêu, kế hoạch cụ thể.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.