Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tranh cãi xung quanh đề xuất gộp Tết H’Mông vào Tết Nguyên đán

Nhà nước và Pháp luật
12/01/2019 18:05
Thùy Dương
aa
Mới đây, UBND xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình) có văn bản đề nghị người dân không ăn Tết cổ truyền của người H’Mông để chuyển sang ăn Tết Nguyên đán như cả nước. Việc “gộp Tết” này đã có nhiều ý kiến trái chiều. Về phía cơ quan quản lý, đại diện Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) nêu quan điểm cơ quan nhà nước không nên can thiệp làm mất tính truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc cả nước.


Tết người Mông độc đáo. Ảnh: Thanh Hà- TTXVN
Tết người Mông độc đáo. Ảnh: Thanh Hà- TTXVN

Đề xuất gây tranh cãi

Người Việt đón Tết Nguyên đán theo lịch âm, người H’Mông đón Tết theo lịch nông nghiệp. Khoảng cuối tháng 11 âm lịch, khi những bắp ngô trên gác bếp đã khô, lúa đã đóng cẩn thận vào bồ cũng là lúc người H’Mông bắt đầu ăn Tết.

Ngày mùng 1 Tết H’Mông không cố định, mỗi năm có thể xê dịch rơi vào khoảng tháng 12 dương lịch. Đây là lúc bà con thu hoạch xong vụ mùa, các gia đình thay ban thờ cúng thần, tổ tiên, tạ ơn cha mẹ, thăm hỏi người thân và chơi hội. Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Mông và thường kéo dài trong khoảng 20 ngày gồm cả phần hội và phần lễ diễn ra đan xen nhau.

Trước Tết gia chủ làm sạch nhà tượng trưng bằng cách quét với ba cây tre tươi và nhiều hạt ngô màu đỏ; người dân sửa sang bàn thờ, nhà cửa, giã bánh dầy, thịt gà, mặc váy áo đẹp ăn mừng đón xuân. Mỗi nhà giã một chiếc bánh dày lớn làm “sân chơi” cho các thần linh. Ngày 30 tết, họ làm bánh dầy xong và mâm lễ cúng tổ tiên đón giao thừa.

Đêm 30, người H’Mông “treo niêu”, không ăn uống một ngày và tin rằng nếu ai ăn uống sẽ bị cháy nhà. Sáng mùng 1, mọi người được ngủ thẳng giấc mà không ai được đánh thức. Người H’Mông quan niệm rằng đây là giấc ngủ đầu năm, nếu đang ngủ mà bị gọi dậy tức là gọi sâu bọ về, cả năm mùa màng sẽ thất bát. Tết của người H’Mông đậm đà bản sắc với những tập tục, lễ nghi thể hiện văn hóa truyền thống độc đáo riêng và đề cao tính cộng đồng.

Tết của người H’Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán hơn một tháng. Nhưng vài năm gần đây, một số nơi, người H’Mông tổ chức đón Tết cổ truyền trùng với Tết Nguyên đán. Và mới đây, UBND xã Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình), ngày 18/12 có văn bản đề nghị người dân không ăn Tết cổ truyền của người H’Mông để chuyển sang ăn Tết Nguyên đán như cả nước.

Xã đề nghị các đơn vị thông báo đến toàn thể nhân dân để cùng thực hiện, từ Tết Kỷ Hợi năm 2019. Thông báo trên là kết quả của hội nghị tiếp giáp bốn xã Lóng Luông, Vân Hồ (Vân Hồ, Sơn La) và Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) tổ chức ngày 7/12/2018. Và gần 100% người dân đồng tình.

Ông Sùng A Màng - Chủ tịch xã Pà Cò lý giải, vì Tết H’Mông và Tết Nguyên đán cách nhau hơn một tháng gây ra những khó khăn nhất định cho người dân. Cụ thể, học sinh, sinh viên, người người con H’Mông làm ăn xa chỉ được nghỉ dịp Tết Nguyên đán.

Để ăn Tết H’Mông, họ rất khó khăn trong việc xin nghỉ: sinh viên phải xin nghỉ học (đúng mùa thi), người làm ăn xa thì nghỉ làm (công việc cuối năm ở cơ quan bộn bề). Mà nếu không về thì không còn Tết. Trong khi, họ được nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Nếu các gia đình có người đi xa đã ăn Tết người H’Mông rồi, đến khi con cháu về lại tổ chức ăn Tết Nguyên đán nữa thì gây lãng phí.

Cần tôn trọng bản sắc văn hóa

Chủ tịch xã Pà Cò khẳng định bỏ Tết H’Mông ăn Tết Nguyên đán không làm mất bản sắc văn hóa, bởi: “Nội dung, phong tục, tập quán trong Tết cổ truyền người H’Mông vẫn giữ nguyên, không bỏ chi tiết nào. Chỉ thời gian ăn Tết có sự thay đổi để thuận lợi cho các cháu học hành về nghỉ Tết”.

Trước đề xuất “gộp” Tết này, có nhiều ý kiến trái chiều. TS Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng ý tưởng khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số bỏ Tết cổ truyền của họ để ăn Tết Nguyên đán có từ lâu, nhưng thế là không đúng, đi ngược lại quan điểm của UNESCO khuyến khích tôn trọng đa dạng văn hóa.

Dịp lễ Tết mỗi nơi luôn mang bản sắc văn hóa của từng tộc người và cần được tôn trọng như nhau, không nên coi văn hóa của nơi này là văn minh, nơi khác là lạc hậu để loại bỏ.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Quang Thắng nhà nghiên cứu kinh tế, du lịch (Viện Hàn lâm Việt Nam) chia sẻ, có thể thấy “gộp Tết” ấy sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân nhưng tôi e rằng bản sắc dân tộc của họ sẽ phần nào bị phai nhạt, thậm chí bị hủy hoại văn hóa. Không phải ngẫu nhiên, bao đời nay, tổ tiên họ lại ăn Tết vào những ngày tháng 12 dương lịch.

Trong thế giới phẳng hiện nay, đa dạng văn hóa rất được coi trọng. Dù thế nào, mỗi dân tộc đều mong giữ được bản sắc văn hóa riêng của họ. Ví dụ, người Lào, bao nhiêu năm sinh sống ở Việt Nam nhưng họ vẫn dành thời gian về đất nước họ đón Tết.

“Theo tôi, không nên “gộp Tết”! Các nhà chính sách nên có sự ưu tiên cho những người dân tộc như: người đi làm, học sinh, sinh viên được nghỉ phép 2-3 ngày trong dịp lễ Tết của họ. Ngoài ưu tiên cho nghỉ, cơ quan có người dân tộc còn trích quỹ công đoàn để thưởng chút tiền Tết để động viên họ. Bởi họ là “di sản sống” bảo vệ đa dạng văn hóa các dân tộc”, theo ông Lê Quang Thắng.

GS.Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam lại có quan điểm khác. Theo ông, việc thay đổi lịch ăn Tết của dân tộc H’Mông cùng với Tết Nguyên Đán, chỉ là thời gian thay đổi (chậm hơn 1 tháng). Còn các phong tục, nghi lễ trong ngày Tết của người H’Mông không thay đổi. Hãy để người dân tộc tự quyết định thời gian ăn Tết của mình.

Các nhà quản lý, chính sách, văn hóa cần tôn trọng ý nguyện cộng đồng. Có thể, cùng trong một huyện, có xã vẫn đón Tết H’Mông theo thời gian cũ, có xã “gộp Tết”, chúng ta đều tôn trọng. Các nhà quản lý, văn hóa nên động viên, định hướng họ giữ được “linh hồn” Tết riêng có với những phong tục, nghi lễ, cốt cách của tổ tiên họ bao đời trao truyền. Đó mới là điều quan trọng.

Từ góc độ quản lý nhà nước về văn hóa, ông Vũ Việt Dũng – Phó Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Bộ VH-TT&DL đưa ra quan điểm, cơ quan nhà nước không nên can thiệp làm mất tính truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc cả nước. “Đồng bào người H’Mông có bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Nguyên đán hay không phải do thống nhất từ cộng đồng ở đó.”- ông Việt Dũng nhấn mạnh.

bài liên quan
Đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ, trong đó có 7 lĩnh vực được đề cập cụ thể.
Công an tỉnh Kiên Giang triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT dịp Tết Ất Tỵ 2025

Công an tỉnh Kiên Giang triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT dịp Tết Ất Tỵ 2025

Chiều 21/11, Công an tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đại tá Diệp Văn Thế, Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị; cùng dự có lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương.
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa"

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa"

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội, chúng ta sẽ đứng ở phía sau, do vậy phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.
Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp liên ngành kiểm tra hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp liên ngành kiểm tra hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với Công an, Cục Hải quan, Cục Thuế Hà Nội và các đơn vị khác tập trung kiểm tra nhóm hàng hóa thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Mới nhất
Đọc nhiều
Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.