Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm bị pháp luật nghiệm cấm. Vậy tiêu thụ tài sản do người khác trộm cắp mà có sẽ bị xử lý như thế nào, đó là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.
Bạn đọc Lê Đoan Trang (Thanh Hóa) hỏi: Gần đây tôi có mua lại một chiếc xe máy với người quen để bán kiếm lời. Sau khi bán lại chiếc xe này cho một người khác, tôi mới được cơ quan công an thông báo đây là tài sản liên quan đến vụ án trộm cắp đang bị điều tra. Vậy trường hợp này tôi có vi phạm pháp luật không?
Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi mua, trao đổi, nhận hoặc giúp cho việc mua bán, trao đổi tài sản mình biết rõ là tài sản do hành vi phạm tội của người khác mà có (do trộm cắp tài sản, tham ô tài sản, cướp tài sản...).
|
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, xử lý thế nào? (Hình minh họa) |
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự quản lí xã hội cũng như hoạt động tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.
Đối tượng tác động của tội này là tài sản do người khác phạm tội mà có. Đó có thể là bất kì tội phạm nào được quy định trong Bộ luật hình sự mà kết quả trực tiếp của nó là chủ thể có được tài sản một cách bất hợp pháp. Lỗi của người phạm tội là cố ý, thể hiện ở chỗ là chủ thể phải biết rõ tính chất của tài sản mà mình tiêu thụ (tài sản do hành vi phạm tội mà có).
Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội ở tội này được thực hiện không có sự hứa hẹn trước với người có tài sản do phạm tội mà có. Do vậy, hành vi tiêu thụ không có tác động đến việc thực hiện tội phạm của người có tài sản do phạm tội mà có. Đây là điểm khác so với hành vi giúp sức trong đồng phạm.
Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có xử lý thế nào?
Tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
Như vậy, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt với từng mức phạt tương ứng với giá trị tài sản tiêu thụ theo quy định trên.
Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 323 BLHS 2015 quy định "biết rõ là do người khác phạm tội mà có". Như vậy, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có.
Trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là 1 giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015).
Đối chiếu trường hợp của bạn, bạn mua chiếc xe mà không hề biết đấy là tài sản trộm cắp mà có, khi bán lại chiếc xe này cho một người khác, bạn cũng chưa hề biết chiếc xe là tài sản do trộm cắp mà có, vị vậy bạn không vi phạm hình sự mà đây chỉ là giao dịch dân sự thông thường.
Mọi câu hỏi và tư vấn pháp luật cần được giải đáp, bạn đọc có thể gọi điện theo số: 0904309996; hoặc gửi Email: toasoan@phapluatplus.vn. |