Các hoạt động đa dạng, phong phú của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã một lần nữa thể hiện sự tự tin, năng động của Việt Nam.
Trả lời trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, điểm đặc biệt là chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ và Thủ tướng cũng là vị khách nước ngoài đầu tiên của Chính phủ mới của Nhật Bản.
Chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên 3 phương diện.
Đó là, chuyến thăm tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản đi vào chiều sâu, nâng tầm và thúc đẩy các mặt quan hệ hợp tác giữa hai nước đi vào thực chất hơn, xứng tầm với quan hệ đối tác chiến lược trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chính trị, ngoại giao, quốc phòng và an ninh…
Trong bối cảnh cả hai nước có nhu cầu phục hồi kinh tế để khắc phục hậu quả tiêu cực của đại dịch COVID-19, chuyến thăm góp phần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng của hai bên trên các lĩnh vực về chuyển đổi số, hợp tác y tế, hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh…
Chuyến thăm còn là minh chứng sinh động về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn bè tin cậy là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Ý nghĩa chiến lược lâu dài
Nói về những kết quả nổi bật của chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ và những định hướng ưu tiên trong thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, nhấn mạnh những con số ấn tượng từ chuyến thăm.
“Chỉ trong hai ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ đã có gần 50 hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều lãnh đạo chủ chốt của Nhật Bản từ lãnh đạo Quốc hội, các Bộ trưởng trong chính quyền, các cựu lãnh đạo của Nhật Bản, lãnh đạo Đảng Cộng sản, Đảng Công Minh, lãnh đạo các địa phương, các trường đại học và các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam, đại diện trí thức Việt Nam tại Nhật Bản. Các thành viên của đoàn cũng có gần 20 cuộc gặp với đối tác để trao đổi sâu về các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành và hợp tác giữa các địa phương”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, kết quả của chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ không chỉ thể hiện ở những con số mà còn ở ý nghĩa chiến lược lâu dài của chuyến thăm.
Có thể khẳng định, chuyến thăm đã đạt được những kết quả toàn diện, vừa cụ thể vừa có ý nghĩa chiến lược, tạo ra những dấu ấn lớn cho quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản.
Thứ nhất, hai bên đã xác định được những định hướng lớn và biện pháp cụ thể để làm sâu sắc quan hệ vốn đã rất chặt chẽ và sâu rộng giữa hai nước. Các kết quả đó thể hiện rõ nét, toàn diện và thực chất trong Tuyên bố chung “Mở ra giai đoạn mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh của Châu Á”.
Hai bên thống nhất phương hướng lớn để tiếp tục đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác quan trọng như tăng cường quan hệ chính trị, hợp tác quốc phòng-an ninh, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, phát triển nguồn nhân lực, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, nông nghiệp, chuyển đổi năng lượng, y tế, phối hợp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 -2023).
Hai nước sẽ đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bước vào giai đoạn phát triển mới sâu hơn, hiệu quả hơn, thực chất hơn; phối hợp để Nhật Bản giúp hỗ trợ Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội mà đã đề ra. Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mà hai nước có nhu cầu và Nhật Bản có thể mạnh như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hạ tầng chiến lược, nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thực hiện các cam kết mà hai bên đã công bố với mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2050.
Việt Nam và Nhật Bản sẽ phát huy tối đa các cơ chế hợp tác hiện có, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước trong các lĩnh vực như an ninh mạng, quân y, tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, giải quyết hậu quả chiến tranh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hai bên cũng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhằm đáp ứng những nhu cầu mới phát sinh và lợi ích của hai nước trong các lĩnh vực ưu tiên, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế và chuyển đổi số, có tính đến các ưu đãi, thủ tục tinh gọn.
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên đạt nhận thức chung về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, chuyến thăm đã giúp củng cố niềm tin, thắt chặt tình hữu nghị, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, nhân dân hai nước.
Trong suốt chuyến thăm, thông điệp được nhắc đến nhiều lần, đó là Việt Nam luôn coi Nhật Bản là bạn, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung. Nhân dân hai nước dành sự tin cậy và tình cảm quý mến cho nhau. Trong suốt chuyến thăm, hai bên thống nhất cho rằng, sự tương đồng về văn hóa, lịch sử quan hệ lâu đời, sự tin cậy, hiểu biết giữa hai dân tộc là tài sản quý giá mà hai nước cần phát huy. Lãnh đạo cấp cao Nhật Bản cũng đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo, các đảng phái, người dân Nhật Bản đã đón tiếp Đoàn hết sức chân tình, trọng thị, nồng ấm, thể hiện tình cảm quý mến với đất nước, con người Việt Nam. Phía Nhật Bản tin tưởng vào tiềm năng, khả năng phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam sau đại dịch.
Thứ ba, chuyến công tác đã đạt được những kết quả cụ thể, thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước đã ký kết và trao đổi hơn 50 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thỏa thuận hợp tác trị giá nhiều tỷ USD. Hai bên cũng thống nhất sớm mở lại đường bay giữa hai nước, áp dụng hộ chiếu vaccine, xử lý các vấn đề liên quan đến thực tập sinh, lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện vốn ODA, thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm.
Trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, Thủ tướng đã gặp gỡ với lãnh đạo của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Sau khi nghe Thủ tướng giới thiệu về nỗ lực kiểm soát COVID-19 và thích ứng phục hồi kinh tế của Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp đều cho rằng thời điểm chuyến thăm rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế sau đại dịch và đánh giá tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn.
Trong lúc khó khăn do dịch COVID-19, hai bên đã luôn hợp tác chặt chẽ trong phòng chống dịch bệnh. Tại chuyến thăm này, Nhật Bản công bố viện trợ bổ sung cho Việt Nam hơn 1,5 triệu liều vaccine và số vaccine này đã về cùng chuyên cơ của Thủ tướng, nâng tổng số vaccine Nhật Bản tặng Việt Nam lên hơn 5,6 triệu liều. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong nghiên cứu sản xuất vắc xin và thiết bị y tế. Ngay trong chuyến thăm này, tập đoàn SMBC của Nhật Bản đã đóng góp 1 triệu USD cho công tác phòng chống COVID-19 của Việt Nam.
“Tóm lại, chuyến thăm tiếp tục khẳng định vị thế vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trên trường quốc tế. Các hoạt động đa dạng, phong phú của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã một lần nữa thể hiện sự tự tin, năng động của Việt Nam. Cùng với các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, chuyến công tác tiếp tục khẳng định quyết tâm đẩy mạnh công cuộc hội nhập của đất nước, củng cố quan hệ đối ngoại với các nước, các đối tác, củng cố niềm tin của bạn bè quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân trong nước về chủ trương, đường lối phát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Thư khen nhiệt liệt biểu dương và đánh giá cao thành tích đặc biệt xuất sắc của 4 đơn vị phá đường dây ma tuý xuyên quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn ký Quyết định kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 16/11/2024 thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.
Đó là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.