Trong tuần đầu thí điểm, các chuyến tàu Bắc Nam luôn đông, lượng khách lên tàu từ ga Hà Nội luôn đạt 90% công suất chỗ.
Ngày 20/10, sau một tuần thí điểm chạy lại đường sắt chở khách, tại ga Hà Nội, chuyến tàu SE5 khởi hành đi TP HCM có khoảng 270 người, công suất tối đa là 300 chỗ (đã giãn cách ghế ngồi). Hành khách vẫn phải đáp ứng yêu cầu tiêm đủ hai mũi vaccine, viết cam kết tuân thủ phòng dịch.
Đến sớm một giờ để làm thủ tục, anh Trần Viết Thanh, 35 tuổi, quê Quảng Bình, cho hay, hai tháng qua anh bị kẹt lại Hà Nội. Trước đây, anh thường đi xe khách về quê nhưng hiện tuyến xe này chưa chạy ở Hà Nội. "Nhà ga kiểm soát khách chặt chẽ và không gian thoáng hơn nên tôi nghĩ sẽ phòng dịch tốt hơn ở thời điểm này nên quyết định về quê", anh Thanh nói.
Chị Phạm Thị Tâm (29 tuổi, quê ở Nghệ An) chia sẻ, 9 tháng qua chị chưa về thăm nhà. Lần này chị dự định đón mẹ ra Hà Nội. Bà mới được tiêm một mũi vaccine. "Tôi nghĩ cần nới lỏng thêm quy định để người dân được thuận lợi di chuyển qua các tỉnh vùng xanh", chị Tâm nói.
Theo đại diện CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội, từ ngày đầu tiên mở bán vé (12/10), nhu cầu của hành khách rất cao, các chuyến tàu xuất phát là ga Hà Nội và ga Sài Gòn gần như kín chỗ. Các ga thường đón khoảng 270-290 hành khách mỗi chuyến, đạt 80-90% công suất chỗ. Dọc tuyến, hành khách xuống và tiếp tục có những người khác nên tổng cộng khoảng 600 hành khách.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), từ 13/10 đến 17/10, ngành đường sắt đã tổ chức 16 chuyến tàu tuyến Hà Nội - TP HCM với hơn 9.650 người. Hành khách được giãn cách ghế ngồi, không giãn cách gường nằm.
Tuyến Hà Nội - Hải Phòng có một đôi mỗi ngày, bình quân một chuyến có 126 khách. Đến ngày 17/10 đã tổ chức chạy 10 chuyến với hơn 1.260 khách.
Sau một tuần triển khai, tại các ga đón trả khách, việc bán vé diễn ra suôn sẻ. Các doanh nghiệp vận tải đường sắt thực hiện đúng quy định phòng dịch với hành khách đi tàu. Những ngày đầu, 13 hành khách không được lên tàu do không đáp ứng được điều kiện.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch VNR, cho rằng hiện nay tần suất chạy tàu tuyến Bắc Nam khá thấp trong khi ngành đường sắt vẫn phải vận hành cả hệ thống trên tuyến như lao động tuần đường, gác chắc, trực ban.
"Chúng tôi kiến nghị tăng tần suất chạy tàu để người dân đi lại an toàn, tập trung, đảm bảo phòng dịch. Nếu hạn chế phương tiện công cộng thì người dân phải tự đi xe cá nhân trên quãng đường dài", ông Minh nói.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, công tác kiểm soát hành khách trên các chuyến tàu thời gian qua đều tuân thủ theo quy định phòng dịch. Đến 18/10, chưa phát hiện hành khách nào dương tính với Covid-19.
Về kế hoạch chạy tàu tiếp theo sau giai đoạn thí điểm (từ 21/10), Bộ Giao thông Vận tải dự kiến tăng lên 4 đôi tàu trên tuyến Hà Nội - TP HCM. Trên khu đoạn Hà Nội - Vinh chạy 1 đôi tàu/ngày đêm; Đoạn Sài Gòn - Đà Nẵng chạy một đôi tàu/ngày đêm. Còn trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy tối đa 3 đôi tàu/ngày đêm.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nới lỏng điều kiện với khách đi tàu. Theo đó, hành khách từ vùng dịch cấp độ 1 (xanh) và cấp độ 2 (vàng) cần tuân thủ thông điệp 5K, khai báo y tế, kê khai thông tin.
Hành khách chỉ phải xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3 (màu cam); từ địa bàn có dịch ở cấp 4 (màu đỏ) hoặc vùng phong tỏa.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo Bộ GTVT có liên quan trong việc để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
Đó là thông tin được lãnh đạo Bộ GD&ĐT đưa ra tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được diễn ra tại TP HCM mới đây.
Theo Bộ Giao thông vận tải, Nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, tất cả những chiếc đò, thuyền vào chùa Hương đều được lực lượng Thanh tra GTVT đường thuỷ nội địa và chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Đề xuất mới của Bộ Tài chính đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, đang được lấy ý kiến rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, cơ sở khoa học của đề xuất này còn nhiều điểm cần phải xem xét.
Ngày 18/7, Phòng Kỹ thuật – Hậu cần Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bình Thuận đã trao căn nhà “Tình nghĩa Quân – Dân” cho gia đình ông Trương Văn Tám (SN 1940) ngụ tại thôn Xuân Điền, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Thoạt nhìn cứ nghĩ là ao hồ nước đọng, tuy nhiên khi hỏi người dân địa phương mới biết rõ đó là hệ lụy của nạn “đất tặc” để lại. Những hố nước sâu hoáy đến 3-4 mét có đường kính chừng 8-10m đã làm biến dạng nhiều mặt nền đất ở Phú Quốc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cùng các Bộ, ngành khẩn trương ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương, quyết liệt tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, đưa các nạn nhân đi cấp cứu trong vụ sạt lở đất tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Mưa lớn, sạt lở đất ngày 12-13/7 tại tỉnh Hà Giang đã gây thiệt hại làm 11 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế là 6,5 tỷ đồng.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin, tính đến hết ngày 04/7/2024, đã yêu cầu 16.479 cơ sở nhà trọ dừng hoạt động, 100% chủ đầu tư ký cam kết thực hiện.
Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen & Spa tại Ecopark phục vụ nhu cầu bể tắm khoáng riêng biệt cho gia đình, nhóm bạn bè, người thân có nhu cầu không gian riêng. Sau trải nghiệm tắm khoáng, cư dân và du khách còn có thể trải nghiệm ẩm thực chuẩn Nhật được chế biến bởi các đầu bếp tay nghề cao, chuyên phục vụ tại các khách sạn 5 sao.
Với tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh tại Việt Nam, nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh việc chăm sóc, tạo dựng một môi trường an toàn, tốt đẹp để người cao tuổi có thể yên tâm thụ hưởng sau những năm tháng dài lao động.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.