Thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 sáng 22/5, một số ý kiến đề nghị các cơ quan xây dựng luật cần đề cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật.
Kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm
Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTV QH) nhận thấy, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình đến xem xét, thông qua tiếp tục có những cải tiến, đổi mới.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, QH và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra được tăng cường. Bên cạnh đó, UBTV QH thường xuyên có văn bản chỉ đạo các cơ quan về công tác xây dựng pháp luật để bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án trình QH, UBTV QH. Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết đã có nhiều tiến bộ, tình trạng nợ đọng văn bản giảm dần.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như tính dự báo của Chương trình không cao; việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung dự án vẫn còn nhiều, trong đó có không ít dự án được đề nghị bổ sung vào thời điểm gần sát kỳ họp QH, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của QH; tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi Chương trình do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự án nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng được lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc rà soát để nhận diện những quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo nhằm đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay trong quá trình soạn thảo trong một số trường hợp chưa được chú trọng dẫn đến nội dung dự án, dự thảo trình QH, UBTV QH chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật; vẫn còn trường hợp giao một cơ quan soạn thảo hoặc cơ quan thẩm tra phụ trách nhiều dự án; việc gửi hồ sơ dự án cho cơ quan thẩm tra, trình UBTV QH, QH nhiều trường hợp vẫn chưa bảo đảm thời gian theo quy định.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu là do khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quy trình xây dựng pháp luật chưa phát huy hết trách nhiệm, nhất là trong công tác chuẩn bị dự án…
Đối với Chương trình năm 2020, Chính phủ đề nghị đưa ra khỏi Chương trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; thay đổi phạm vi sửa đổi dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); bổ sung vào Chương trình 3 dự án luật, 6 dự thảo nghị quyết.
Như vậy, sau khi điều chỉnh dự kiến Chương trình năm 2020 sẽ là, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), trình QH thông qua 10 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật; tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), trình QH thông qua 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 4 dự án luật, trình UBTV QH 1 dự án pháp lệnh.
Đánh giá trách nhiệm của các cơ quan trước khi rút Luật Đất đai
Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) bày tỏ bức xúc trước những hạn chế chậm được khắc phục trong việc lập và thực hiện chương trình như tính dự báo về việc đề nghị điều chỉnh chương trình, nhiều dự án được đề nghị bổ sung…
Tình trạng xin lùi thời gian trình hoặc rút dự án ra khỏi chương trình do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn. Ví von việc làm dự án luật như việc xây nhà, ĐB cho rằng “việc nọ, việc kia thì khi đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, không hoàn thành lại xin rút, nhiều khi đến tận phút cuối mới xin rút”.
“Điều này không nên để xảy ra nhiều”, ĐB nói. Theo ĐB, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. “Có lẽ cần bổ sung kỹ năng xây dựng luật, trình độ hiểu biết nhận thức của đơn vị được đề xuất xây dựng luật, tinh thần trách nhiệm, dành thời gian ưu tiên thời gian làm luật”, ĐB nói.
Từ việc dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai được rút ra khỏi chương trình năm 2020, ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho rằng, cần phải đánh giá trách nhiệm của cơ quan liên quan trình dự án luật này trước khi đề nghị rút ra khỏi chương trình.
Bởi, theo ĐB, dự án luật này đã được đưa vào chương trình tại kỳ họp thứ 8 sau đó đã xin rút ra, trình vào kỳ họp thứ 9 nhưng đến nay lại xin rút ra, không biết đến khi nào trình lại. “Quản lý đất đai trong thời gian qua có nhiều vướng mắc, yếu kém, trong đó có pháp luật về đất đai còn quy định chung chung, chưa rõ ràng, một số vấn đề phát sinh mới về đất đai chưa được quản lý kịp thời, một số nội dung còn chồng chéo, một vấn đề nhưng quá nhiều điều khoản từ đó dẫn đến khó thực hiện.
Quản lý đất đai có tác động rất lớn đến tài sản đất đai của người dân”, ĐB phân tích và dẫn thống kê của ngành thanh tra cho thấy khoảng gần 70% khiếu nại của công dân là liên quan đến đất đai
Theo ĐB Bé, ngoài năng lực yếu kém của cơ quan quản lý Nhà nước thì vấn đề pháp luật chưa rõ ràng, tác động lớn tới việc thực hiện quản lý lĩnh vực này. Theo ĐB, cử tri và chính quyền mong mỏi có một đạo luật phù hợp rõ ràng để chính quyền địa phương quản lý đất đai rõ hơn, người dân chấp hành pháp luật về đất đai tốt hơn, từ đó hạn chế khiếu kiện về đất đai.
“Do đó, QH cần xem xét, đưa dự án luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong năm 2021. Chính phủ cần có động thái tích cực chuẩn bị trình dự án luật này có trách nhiệm hơn”, bà Bé nói. Đồng quan điểm, ĐB Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) cho rằng, đối với những nước đang phát triển thì đất đai là nguồn tài nguyên lớn nhất cho sự phát triển.
Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống pháp luật đất đai của còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Cho rằng đây là một trong những cản trở lớn nhất cho việc huy động nguồn lực phát triển vì bất cứ một công trình, dự án nào cũng đều phải có yêu cầu về tiếp cận đất đai, trong khi tiếp cận đất đai thì đang là trở ngại khó khăn hàng đầu, ĐB Lộc kiến nghị cần đẩy nhanh việc sửa đổi Luật Đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng pháp luật của QH.
“Đây là luật nền tảng, một luật rất quan trọng cho nên tôi đề nghị đẩy nhanh chứ không lùi lại trong chương trình xây dựng luật này. Mặc dù là rất nhạy cảm, rất khó khăn nhưng chúng ta cũng phải đối đầu với thực tiễn và phải giải quyết yêu cầu của thực tiễn, cho nên tôi đề nghị phải đặt trọng tâm và phải làm với tinh thần quyết liệt nhất dự luật này”, ĐB nhấn mạnh.
Tiếp tục đề ra các giải pháp
Làm rõ thêm ý kiến của các ĐB tại QH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đã nhìn thấy tình trạng xin lùi, xin rút, trình chậm, chất lượng một số dự án luật chưa được đảm bảo. Thừa nhận đây cũng là một việc diễn ra trong một thời gian rất dài, Bộ trưởng Long cho biết sẽ báo cáo Chính phủ để tiếp tục đề ra các giải pháp.
Về các giải pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ liên tục trong nhiệm kỳ này coi công tác xây dựng thể chế là ưu tiên số một. “Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ liên tục có nhắc nhở, đưa ra thảo luận tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ để làm sao đẩy mạnh công tác này, đồng thời tiếp tục giao trách nhiệm cho Bộ trưởng, trưởng ngành trong việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và đề xuất các giải pháp”, Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, về mặt vĩ mô, QH sắp tới sẽ xem xét thông qua Luật Ban hành VBQPPL. “Chúng ta sửa đổi, bổ sung một số điều nhưng cũng là một bước gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan, cơ quan đề xuất, cơ quan trình cho đến cơ quan tổng hợp, các cơ quan thẩm tra.
Có rất nhiều quy định cụ thể ở trong dự án luật này”, Bộ trưởng Long cho hay. Cho biết Bộ Chính trị cũng đang chỉ đạo để tổng kết các nghị quyết về xây dựng pháp luật, Nghị quyết 48, Nghị quyết 49, Bộ trưởng Long thông tin, trong số các giải pháp, Chính phủ cũng đề ra một giải pháp rất tốt là tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của các cơ quan Đảng đối với công tác xây dựng thể chế của các cơ quan chính quyền.
Về Luật Đất đai, Bộ trưởng Bộ tư pháp nhìn nhận đây là một luật hết sức khó. Trên thực tế, Chính phủ cũng đã nâng lên đặt xuống ít nhất đã 2 lần. 2 lần xin đưa vào rồi xin rút ra, sau đó đề xuất sẽ có một nghị quyết của UBTV QH để xử lý một số các vấn đề vướng mắc, bức xúc”, Bộ trưởng Long cho biết.
Về nguyên nhân, ông cho hay, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; các cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ cũng chưa đầu tư hết công sức, cũng có thể có phần khó, vướng mắc. Về nguyên nhân khách quan, ông Long cho biết, Luật Đất đai đã được thông qua vào năm 2013, tức là cùng với Hiến pháp năm 2013. “Năm 2012 Ban Chấp hành Trung ương thông qua một nghị quyết về những chính sách cơ bản, định hướng chủ trương về các vấn đề liên quan đến đất đai. Đến năm 2021 chúng ta sẽ tổng kết việc này.
Bây giờ muộn thì cũng đã muộn rồi, nếu chúng ta cứ tiếp tục đưa vào chương trình thì sợ chưa chín. Đây là việc khó, Luật Đất đai năm 2013 chúng ta trình Quốc hội thông qua trong 3 kỳ họp, đồng thời phải xin ý kiến Nhân dân”, Bộ trưởng Long nói và cho biết sẽ báo cáo lại Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo cách bắt đầu đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị ngay từ bây giờ những nội dung đã và đang tiếp tục. “Đến năm 2021, khi tổng kết nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, cùng với nhiệm kỳ mới thông qua được vào đầu nhiệm kỳ sẽ là điểm mở đầu rất tốt cho nhiệm kỳ sau”, ông nói thêm.
Đề xuất xây dựng Luật Bảo vệ người làm việc tốt
Cho ý kiến tại phiên họp, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất QH nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ người làm việc tốt. Lý giải về đề xuất này, ĐB Cảnh chỉ ra rằng, xã hội được điều chỉnh bởi nhiều hành vi mà hình thức là hành vi pháp luật và hành vi đạo đức.
Do xã hội ngày càng phát triển và quy định pháp luật cũng ngày càng bao quát đến gần hết các hành vi của con người trong đời sống xã hội nên hành vi đạo đức dần bị thu hẹp. Nhiều việc thấy người ngoài xã hội vô cảm trước những khó khăn, vô cảm trước các nguy hiểm có thể xảy ra với người khác.
Một phần ít trong số đó là những người không tốt, còn lại thì những người không giúp đỡ người khác là do họ có tâm lý sợ phiền hà, trách nhiệm về tâm lý, sợ bị hiểu nhầm. Bởi họ có thể giúp đỡ người khác nhưng không dám làm bởi hành động của họ có rủi ro, chưa được pháp luật bảo vệ.
“Để phát huy hành vi đạo đức trong xã hội, tôi đề nghị QH ban hành đạo luật bảo vệ người làm việc tốt mà nội dung chính là bảo vệ những người làm việc tốt khỏi những trách nhiệm về hành vi phạm tội, tránh phiền hà về thủ tục pháp lý, tránh bị tổn thương về thể xác, tinh thần. Miễn là người đó hành động hợp lý, thiện chí mà không đòi hỏi, kể công và cũng chống lợi dụng làm việc tốt để vi phạm pháp luật”, ĐB nói.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
UBND TP Hà Nội đã giao 24.158,7m2 đất tại xã Đan Phượng cho UBND huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng HTKT đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6.
Ngày 20/12, tại Lễ công bố Sản phẩm Dịch vụ Tin Dùng, WinEco đã được vinh danh trong Top 10 sản phẩm, dịch vụ ấn tượng năm 2024. Đây là giải thưởng thường niên được Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức từ năm 2006. Năm nay, với chủ đề “Thương hiệu tích cực, t
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học...
“Nhiều vị linh mục, giáo dân Công giáo và mục sư, tín hữu Tin lành đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước”
Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, gây những hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn người dùng Việt Nam năm 2024. Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cứ 220 người dùng thì sẽ có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%. Tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ VNĐ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội phối hợp Cảnh sát Interpol, truy nã quốc tế đối với Lê Khắc Ngọ, 34 tuổi, thường trú Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (C04), tình hình tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm như Tuyến Tây Bắc; Đông Bắc và Bắc miền Trung - Tây Nguyên ngày càng diễn biến phức tạp.
Khi có khách liên hệ mua dâm thì Lựu và Thưởng sẽ nói đến khách sạn Elisa thuê phòng để thực hiện hành vi mua, bán dâm nhằm tăng doanh thu cho khách sạn.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.