Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 32 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 32°C

Sắp xếp bộ máy hành chính các cấp là cơ hội sàng lọc cán bộ

Hành chính & Tố tụng Hành chính
18/03/2025 06:25
Quốc Bảo
aa
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.

Quan điểm này được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, sáng 17/3.

Trên cơ sở nghiên cứu, cập nhật bối cảnh và cùng những quyết sách chiến lược mang tính lịch sử, dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao và ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm hơn.

Cơ bản nhất trí với dự thảo, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc cán bộ (Ảnh: Đoàn Bắc).
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc cán bộ (Ảnh: Đoàn Bắc).

Về những định hướng bổ sung, cập nhật và hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư gợi mở cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới, thực hiện chủ trương tiếp tục tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, theo Tổng Bí thư, cần đánh giá sâu hơn về kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

"Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế", Tổng Bí thư nhận định, đồng thời nhấn mạnh cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành phố.

Về mô hình tăng trưởng GDP, Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục làm rõ nội hàm "mô hình tăng trưởng mới" của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững.

Trong mô hình tăng trưởng mới, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, cần xác định rõ và đúng vai trò của các thành phần kinh tế. Ông nhấn mạnh kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư cho rằng phải định hướng phát triển hiện đại ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp cho GDP cả nước.

Về thể chế, Tổng Bí thư khẳng định đây là điểm nghẽn và đang từng bước được tháo gỡ nhằm tạo nền tảng phát triển.

Việc xây dựng, ban hành pháp luật, theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc làm việc (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc làm việc (Ảnh: Đoàn Bắc).

Tổng Bí thư đề nghị cần nghiên cứu, cải cách mạnh mẽ quy trình, chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp.

Mục tiêu được Tổng Bí thư đề cập là đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.

Nhấn mạnh cần nghiên cứu các giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, Tổng Bí thư cho rằng sắp xếp lại tổ chức bộ máy đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới.

Quán triệt quan điểm "biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh", Tổng Bí thư đề nghị đổi mới mạnh mẽ trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đột phá hơn, theo lời Tổng Bí thư.

Về huy động nguồn lực để phát triển, Tổng Bí thư đề nghị làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực; nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế.

Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển, cũng là định hướng được Tổng Bí thư đề cập.

Tổng Bí thư lưu ý tiếp tục rà soát các nội dung báo cáo để đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Theo Tổng Bí thư, phải nghiên cứu những chính sách tăng trưởng để mức sống của người dân tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và người dân được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế; phải lượng hóa được các chủ trương cụ thể để người dân có thể nhìn thấy được, đánh giá được…

Tổng Bí thư đề nghị thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội tiếp thu các ý kiến để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế - Xã hội, đảm bảo đây thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa các mục tiêu năm 2030, năm 2045, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thời gian qua, Tiểu ban Kinh tế - xã hội đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để nghiên cứu, cập nhật và khẩn trương hoàn thiện dự thảo Báo cáo, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và ở trong nước đang thực hiện nhiều quyết sách quan trọng, mang tính cách mạng và dấu ấn lịch sử.

Theo Thủ tướng, việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Kinh tế - xã hội cần thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cho đến khi được Đại hội XIV thông qua.

Dự thảo Báo cáo bảo đảm tính văn kiện, tính liên thông với các văn kiện khác trình Đại hội XIV, nhất là Báo cáo Chính trị, đồng thời cụ thể hóa các nội dung về kinh tế, xã hội; bảo đảm tính hành động, chiến đấu cao, tính đổi mới, tính khả thi, tính hiệu quả.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 người liên quan dự án điện mặt trời

Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 người liên quan dự án điện mặt trời

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa nhận văn bản của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, đề nghị UBND tỉnh phối hợp, cung cấp thông tin của 38 cán bộ tham gia giải quyết các công việc liên quan dự án điện mặt trời Long Thành 1 tại huyện Ea Súp.
Điện Biên: Cận cảnh tuyến đường hơn 144 tỷ đồng có dấu hiệu thi công và đổ thải không đúng quy định

Điện Biên: Cận cảnh tuyến đường hơn 144 tỷ đồng có dấu hiệu thi công và đổ thải không đúng quy định

Theo phản ánh, quá trình thi công dự án nâng cấp tuyến đường Thị trấn - Sính Phình - Tả Phìn, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên xuất hiện nhiều hạng mục được thi công có dấu hiệu không đúng, đổ thải không đúng vị trí.
Công ty TNHH Du học quốc tế Mochi hoạt động tư vấn du học khi chưa được cấp phép

Công ty TNHH Du học quốc tế Mochi hoạt động tư vấn du học khi chưa được cấp phép

UBND phường Dương Nội tiến hành kiểm tra tại Công ty TNHH Du học Quốc tế Mochi và ông Trần Văn Thế - Giám đốc công ty chưa xuất trình được giấy phép tư vấn du học và giấy phép giảng dạy ngoại ngữ do Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cấp.
Tin bài khác
Dự kiến chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch huyện từ 1/7

Dự kiến chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch huyện từ 1/7

Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện dự kiến sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Giang

Hợp nhất Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Giang

Đề án hợp nhất Báo Hà Giang và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thành Báo Hà Giang vừa được BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang thông qua.
Duy trì 6 ngạch công chức nhưng loại bỏ chế độ biên chế suốt đời

Duy trì 6 ngạch công chức nhưng loại bỏ chế độ biên chế suốt đời

Bản dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội quy định phương thức quản lý công chức theo vị trí việc làm, giữ nội dung về ngạch công chức hiện hành.
Cử tri Nghệ An nhất trí cao phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Cử tri Nghệ An nhất trí cao phương án sáp nhập đơn vị hành chính

Những ngày qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều đã tổ chức đồng loạt hội nghị lấy ý kiến cử tri hộ gia đình về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Chính phủ cho ý kiến về các dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về các dự án Luật quan trọng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 23/4/2025 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 năm 2025 (Phiên thứ 2).
Hà Nội: Huyện Phú Xuyên xử phạt, buộc tháo dỡ trạm trộn bê tông không phép

Hà Nội: Huyện Phú Xuyên xử phạt, buộc tháo dỡ trạm trộn bê tông không phép

Ngày 19/4 vừa qua, UBND huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1822/QĐ-XPHC đối vơi ông Đỗ Văn Mão (thôn Tạ, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) số tiền 15 triệu đồng về hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác.
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh Bắc Kạn

Thái Nguyên thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh Bắc Kạn

Sáng 23/4, họp kỳ thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua các Nghị quyết về chủ trương sắp xếp, nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất sửa đổi nhiều quy định của kỳ họp Quốc hội: Tiết kiệm thời gian, linh hoạt điều hành

Đề xuất sửa đổi nhiều quy định của kỳ họp Quốc hội: Tiết kiệm thời gian, linh hoạt điều hành

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung nội quy lần này làm sao đảm bảo tính minh bạch, công khai, trong đó nghiên cứu tăng cường phát thanh, truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi.
Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang được Ban Bí thư chỉ định chức vụ Đảng

Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang được Ban Bí thư chỉ định chức vụ Đảng

Đại tá Nguyễn Quang Vinh - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
Số lượng phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau sáp nhập thế nào?

Số lượng phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau sáp nhập thế nào?

Theo chỉ thị 45 của Bộ Chính trị, đảng bộ các tỉnh, thành sáp nhập giữ nguyên số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trong nhiệm kỳ mới, giảm dần trong 5 năm.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.