Đó là những bếp ăn 0 đồng “càng nấu càng thương”, là những lợi nhuận trị giá “1.500 nụ cười” mỗi tối; là những vựa rau, những cân gạo, quả bí chắt chiu từ vườn nhà vùng lũ gửi gắm cho TP Hồ Chí Minh chống dịch. Đó còn là những bàn tay chìa ra tức thời với người vô gia cư, thất nghiệp, là những nhường nhịn cho người sau cần hơn…
Anh chủ hàng rau vừa bán vừa cho
Ông chủ hàng rau siêu ngầu đang gây bão mạng xã hội vì phong cách bán hàng có một không hai giữa lúc dịch bệnh căng thẳng với quan điểm: Kiếm tiền cả đời mà chứ đâu nhất thiết phải kiếm ngay lúc này đâu!
Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng, nguồn cung cấp thực phẩm, rau xanh ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận gặp nhiều khó khăn nhưng sạp hàng rau của Minh Râu vẫn luôn cố gắng “giữ giá tốt nhất cho bà con” với những chính sách bán hàng không giống ai.
Nhiều năm qua, anh Minh đã rất quen mặt với người dân phường Bình Đa, TP Biên Hòa, Đồng Nai bởi mở ra sạp rau bán thì ít, tặng cho người khó khăn thì nhiều. Anh Minh cho biết đã làm công việc bán rau gần 10 năm, hoạt động tặng rau miễn phí cho các bạn sinh viên, người dân nghèo cũng đã duy trì đến năm thứ 8.
Khi các đợt dịch COVID-19 bùng phát tại địa phương, anh Minh càng tăng cường tặng rau cho mọi người. Mỗi khi nhập rau về từ chợ đầu mối, anh bày rất nhiều tại sạp hàng và viết tấm bảng mời mọi người đến nhận. Những lời nhắn gửi dễ thương mà anh viết như “Hôm nay hơi mệt, mua nhiều giùm chứ đừng hỏi”, “Bán rau muống đột biến giá 5 tỷ đồng, nay còn 5.000 đồng/bó, ai mua thì trả, ai cần thì cho”... Tùy vào tình hình nhập hàng, mỗi tuần anh tặng đồ cho bà con 2-6 lần, mỗi lần từ 2-7 tạ rau củ tùy khả năng cho phép.
Lâu lâu anh còn tặng trứng cho một số người nghèo mà anh biết hoặc mua vài tạ, vài tấn gạo, làm phiếu rồi phát cho những người khó khăn… Rất nhiều người xung quanh thắc mắc: “Tiền đâu mà Minh nó tặng rau nhiều vậy, mà nó toàn tặng rau ngon, vài tạ mỗi lần”.
“Đợt cách ly này, tôi nằm ở nhà buồn quá, đọc trên mạng thấy người ta bán rau, trứng đắt mà nghĩ ngợi. Dịch thế này tôi còn cầm cự được chứ những người nghèo không biết sống sao. Tôi nghĩ rằng buôn bán cả năm rồi, không ai làm giàu trong dịch cả. Bên đại lý bán lẻ 50.000-60.000 đồng/10 trái, tôi chỉ bán 40.000 đồng/10 trứng vịt to và 30.000 đồng/10 trứng gà”, anh kể.
Sau khi hoàn thành cách ly, anh Minh sẽ tiếp tục mở hàng bán rau, tặng rau cho người dân nghèo. “Tôi còn bán rau là sẽ còn tặng rau cho mọi người. Xung quanh nhà tôi nhiều công nhân, người già khó khăn. Tôi không giúp đỡ được gì nhiều nhặn, chỉ mong hỗ trợ mọi người phần nào cho bữa cơm mỗi ngày”, anh Minh nói.
Mới đây, sự tử tế của người đàn ông này tiếp tục lan tỏa khi thông báo miễn phí 2 tháng tiền nhà cho những người đang thuê trọ. Theo đó, anh Minh cho biết hiện có 3 căn nhà cho thuê với giá 1,2 triệu đồng/tháng/căn, mùa dịch thấy ai cũng khó khăn nên anh quyết định miễn luôn tiền thuê nhà tháng 8 và tháng 9.
Có một Sài Gòn “bao thương”
Những ngày qua, với số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng lên hàng ngày, TP Hồ Chí Minh hiện là tâm dịch của cả nước. Từ một thành phố hoa lệ, với những tòa nhà cao ốc chọc trời, những con đường, phố xá sầm uất, đông người qua lại... TP Hồ Chí Minh trở nên tĩnh lặng. Không ít người cảm thấy xót xa, nghẹn lòng khi chứng kiến thành phố gánh gồng 10 triệu dân, người anh Hai giàu có của cả nước đang oằn mình trong cơn bão COVID-19.
Vốn là người gốc Hải Phòng nhưng được Sài Gòn chở che, ôm ấp từ năm lên 10 tuổi, Hoàng Đức Huy luôn day dứt khi nhìn thấy quê hương thứ hai của mình “bị bệnh”. Dẫu bận rộn với công việc chính là một chuyên viên ngành vận tải hàng không, đồng thời là giảng viên Trường Đại học FPT TP Hồ Chí Minh nhưng Hoàng Đức Huy đã nỗ lực cân đối thời gian, vừa đứng ra kêu gọi quyên góp, thành lập nhóm “Bánh mì 0 đồng”; đồng thời tiến hành tổ chức các hoạt động phát miễn phí các suất bánh mì kẹp, xôi và khẩu trang, nước uống đến những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Anh bắt đầu kêu gọi sự chung tay của bạn bè và cộng đồng xã hội từ ngày 2/7. Ban đầu, hoạt động mới thu hút sự tham gia chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp quen biết nhau và có chung “máu” thiện nguyện. Vào các tối Thứ Hai, Tư, Sáu, nhóm “Bánh mì 0 đồng” lại tập hợp, khoảng 20 người chia thành đội hậu cần (lo nấu xôi, làm bánh mì) và đội “bán hàng” (di chuyển phân phát bánh theo các cung đường bàn sẵn).
Khoảng 20h, các chuyến xe lần lượt xuất phát và đến khi nào “bán” hết đồ mới về. Có ngày, khi những chiếc sọt bánh rỗng không cũng là lúc đồng hồ chỉ 0h. Nhưng ai trong nhóm “Bánh mì 0 đồng” cũng cảm thấy vui, khoẻ hơn bao giờ hết.
Có nhiều cô chú, em nhỏ ở gần khu vực nấu đồ ăn cũng nhiệt tình giúp. Mỗi người chia nhỏ công việc, đem về nhà làm để tránh tập trung đông người. Ai cũng hy vọng có thể giúp những mảnh đời kém may mắn hơn mình có được suất ăn đầy đặn” - Huy chia sẻ.
Nhiều em nhỏ cũng thể hiện tấm lòng của mình bằng cách tham gia chuẩn bị những phần bánh mì, xôi cho đội “bán rong”.
Cứ như vậy, mỗi buổi tối, nhóm “Bánh mì 0 đồng” phát được khoảng 1.500 phần, giúp đỡ các xóm lao động bị phong toả do dịch, tiếp tế nhu yếu phẩm. Ngoài tặng đồ ăn, đồ uống, nhóm “Bánh mì 0 đồng” còn gửi đến người dân nghèo những chiếc khẩu trang vải và lời nhắc tuân thủ “5K” cùng câu nói động viên ấm áp “Ráng lên nha, rồi dịch sẽ sớm qua thôi”.
Mỗi tối đi “bán rong” bánh mì 0 đồng, Huy đều chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình. Những cảm xúc, những câu chuyện mà các thành viên trong nhóm đều được ghi thành những dòng nhật ký đầy ý nghĩa, hướng con người ta đến những điều tốt đẹp, thấm đẫm tình người.
Số tiền thu được nhóm tổng hợp trong một báo cáo rất chi tiết, công khai hàng ngày trên Facebook của Huy. Đặc biệt, khi đọc bản báo cáo kinh doanh hàng ngày của nhóm là mục “lợi nhuận”. “xấp xỉ 1.500 nụ cười cảm ơn, 1.500 cái gật đầu, 1.500 ánh mắt vui lên của những người nhận; tối hôm qua, họ không bị đói.
Những người không nói cảm ơn, đó là vì họ đang ngủ, Huy và các bạn lén để lại bánh mì bên cạnh họ ngay cả khi họ không biết, để sáng mai họ ngủ dậy có cái mà ăn, có cái mà vui để bước vào ngày mới mưu sinh đầy gian khó - thường là mấy chú xích lô, 23h00 là lăn ra ngủ hết ráo dưới những hiên nhà, kệ Sài Gòn mưa hay nắng”.
Huy bảo: “Sài Gòn còn bệnh, còn giãn cách, còn có người đói ăn thì Huy và các bạn sẽ còn đi bán bánh mì 0 đồng dạo, đến sức cùng, lực tận thì thôi, vì một Sài Gòn không bao giờ đơn côi và không ai bị bỏ lại phía sau”.
Và nữa, đó còn là “Rảnh là đi tới” vùng khó khăn để giúp đỡ người nghèo, rảnh là vào bếp nấu cơm tặng người đang cần những bữa cơm ngon trong khi Sài Gòn giãn cách xã hội, cô Sáu, chị Chun, chị Hoàng Nga, em Út Trang đặt tên cho nhóm mình cũng bằng ba từ giản dị “Rảnh là đi”.
Các chuyến đi của những người phụ nữ Sài Gòn đáng yêu luôn có những em bé, con của các chị, để các bé cùng vào bếp, nấu nướng, học được sự yêu thương, tình bao dung, chia sẻ cùng nhau khi hoạn nạn. Bởi sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình…
Hơn 20 ngày qua, các gian bếp luôn đỏ lửa. Ban đầu mọi người tính mỗi ngày nấu hơn 50 phần cơm gửi đi, nhưng càng làm càng gặp nhiều người khó khăn, càng thương xót và số phần ăn cứ thế tăng thêm. Bây giờ, mỗi ngày các chị nấu hơn gần 2.000 hộp cơm. Cơm gạo phải dẻo, đồ ăn phải ngon, như mực xào rau củ, gà sốt roti, gà tần thuốc bắc, bún mọc sườn, thịt kho măng…
Đó là bình ô-xy, là máy thở, là sự sống chuyền tay để dù có gian nguy cỡ nào, vẫn không ai bị lãng quên, không ai bị bỏ sót.
Đôi mắt rớm đỏ, tấm áo bạc màu ôm ghì thùng mì, mớ rau, chai nước tương… thấp thoáng bên hè phố rồi tan loãng vào những hẻm sâu của Sài Gòn là hình ảnh đã trở nên quen thuộc. Nhưng đôi mắt rớm đỏ ấy đâu chỉ ở người được nhận, mà còn ở… người cho.
Có một Sài Gòn “bao thương” như thế, trong những ngày đại dịch, ở đâu, chúng ta cũng gặp những yêu thương lan tỏa, chan chứa tình người. Cho những ngày yêu thương bao nhiêu cũng không đủ. Khi những gì từ trái tim, sẽ đi thẳng đến trái tim…
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Huỳnh Như (SN 1998, ngụ huyện Xuân Lộc) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trên đường giải quyết mâu thuẫn, nhóm 07 đối tượng thanh thiếu niên trú tại thành phố Vinh nhận nhầm người đi đường là người có mâu thuẫn, nên đã dùng hung khí chém người này bị thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 đối tượng liên quan hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.