“Với các em học sinh, chúng ta hướng đến những việc nhỏ như: lớp học nghìn việc tốt, xóm thôn nghìn việc tốt và đặc biệt là giúp các em hiểu rằng việc tốt là tất cả những việc có ích trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trong tâm trí của các em học sinh được hình thành những nhân cách đứng đắn để làm người tử tế”, thầy Nguyễn Đức Thìn, người khởi xướng phong trào chia sẻ.
Thầy Nguyễn Đức Thìn nhớ lại thời điểm năm 1961 khi được điều động về Trường cấp II Tam Sơn (Từ Sơn, Bắc Ninh) dạy học đã được kiêm luôn chức Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong: “Lúc đó đất nước đang trong chiến tranh lửa đạn cho nên mình nghĩ, làm phụ trách Đội thì cũng phải hướng đội viên đến điều gì đó có ích. Thế là mình hướng các em thi đua thắp sáng ngọn đèn Ngô Gia Tự - một trong những người sáng lập Đảng ta”.
Trước đó, thầy Thìn đã từng đến Bảo tàng Hà Nội, nơi có trưng bày chiếc đèn dầu trong ngôi nhà thời thơ ấu của đồng chí Ngô Gia Tự ở Tam Sơn. Đó là chiếc đèn đồng chí đã cùng các đồng chí của mình ngồi họp những năm tháng đó.
Ngày 24/3/1963, trong không khí tưng bừng, náo nhiệt của cuộc sinh hoạt ngoại khóa “Tiến bước lên đoàn”, Liên đội thiếu niên tiền phong trường cấp 2 xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lao động trồng cây hai bên đường đoạn đi vào nhà đồng chí Ngô Gia Tự.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn, Tổng phụ trách thiếu nhi, từng là cựu đội viên Đội thiếu niên du kích Đình Bảng anh hùng, đã có sáng kiến phát động phong trào “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ”, gọi tắt là “Nghìn việc tốt”.
Ngay sau khi phong trào được phát động, không khí học tập, lao động ở Trường THCS Tam Sơn hăng say, sôi nổi hẳn lên, hơn 300 học sinh và các thầy, cô giáo đều trở nên phấn chấn, hào hứng lạ thường. Hằng ngày, các đội viên thiếu niên tiền phong ghi vào sổ vàng những việc tốt, các em thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Một bạn đeo khăn quàng đỏ chưa chuẩn, còn xộc xệch, thấy vậy lập tức bạn khác sửa lại giúp. Một em bị ốm, các em trong lớp cắt phiên nhau đến thăm nom, săn sóc, chép hộ bài. Một em bị đau chân không đi học được, các em phân công nhau cõng bạn đến lớp.
Một cụ già chống gậy trên đường lầy lội được các em xúm lại đưa cụ về tận nhà. Một chiếc xe bò chở nặng đang ì ạch leo dốc giữa trời nắng chang chang, lập tức các em xúm lại đẩy giúp chiếc xe vượt lên,... Về nhà, chính các em là người quan tâm chăn thả trâu bò, đàn lợn, chăm sóc đàn gà, giúp đỡ cha mẹ cơm nước và nhiều việc gia đình khác.
Biết bao cảnh ngộ tương tự khiến các thầy cô và các bậc phụ huynh trào dâng niềm xúc động. Những việc tốt đã thấm vào máu thịt, trở thành thói quen hằng ngày, là nền tảng vun trồng cho các em những đức tính tốt đẹp.
Tình thương yêu của các em lan sang cả người lớn. Các em ngoan ngoãn thân ái với nhau, hăng hái làm những việc tốt, các bậc phụ huynh cũng trở nên quý mến nhau hơn. Nếp sống văn minh, ứng xử tình người làm cho tình làng, nghĩa xóm thêm nồng ấm, thân thiện.
“Tiếng lành đồn xa” - chỉ 5 ngày sau khi Trường THCS Tam Sơn phát động phong trào “Nghìn việc tốt”, Báo Thiếu niên Tiền phong đã sớm đưa tin trang đầu ngày 29/3/1963 tiêu đề “Một hoạt động mới đáng hoan nghênh”, nói rõ: “Còn gì tốt đẹp hơn bằng từng Đội và đội viên chúng ta thi đua làm được nhiều việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Mong rằng các Liên đội hãy hưởng ứng hoạt động mới này của Liên đội Tam Sơn, phát động phong trào Nghìn việc tốt trong trường, thôn xã mình, làm cho những người tốt, việc tốt nảy nở như một mùa hoa nở rộ”.
Không ngờ khi phong trào được phát động, các em học sinh đã hưởng ứng nhiệt liệt. Từ phong trào này, những hoạt động hướng các đội viên đến những công việc thường nhật nhưng thiết thực như: vệ sinh trường lớp, làm sạch đường làng ngõ xóm và giúp những người nghèo khó được coi như nền tảng cho một cuộc vận động mới.
Dựa trên những thực nghiệm của “Phong trào Ngô Gia Tự”, năm 1963, phong trào “Nghìn việc tốt” chính thức được phát động. Từ ngôi trường cấp II Tam Sơn, “Nghìn việc tốt” được lan rộng khắp huyện rồi khắp tỉnh. Các tỉnh khác thấy Bắc Ninh có phong trào hay và ý nghĩa thì đến học hỏi. Dần dần, “Nghìn việc tốt” không chỉ nằm trong phạm vi một tỉnh mà có ở khắp các trường học trong cả nước.
Phong trào “Nghìn việc tốt” đã được Bác Hồ quan tâm khen ngợi tại Hội nghị Chính trị đặc biệt họp tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội ngày 27/3/1964, Bác biểu dương: “Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học, chăm làm. Nhiều cháu đã dũng cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu, giúp đỡ nhau và thi đua làm nghìn việc tốt...”.
Và lan tỏa tới Đức, Mông Cổ, Lào
Những năm 1970, phong trào “Nghìn việc tốt” không chỉ được nhân rộng trên tất cả các trường học của Việt Nam mà còn được nhiều quốc gia khác sang học hỏi kinh nghiệm.
“Không chỉ báo chí trong nước, mà báo chí nước ngoài cũng về tận Bắc Ninh để tìm hiểu, chụp ảnh viết bài và coi đây như một sáng kiến không chỉ trong ngành giáo dục, mà cũng là sáng kiến chung để hình thành nhân cách một con người”, thầy Thìn cho hay.
Nhiều nước Đông Âu đã cho đoàn học sinh sang Việt Nam tìm hiểu. Từ phong trào này, nhiều trường học trên khắp Đông Âu đã tích cực làm theo và đem lại những kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ tới Ulanbato (Mông Cổ) năm 1975, Viêng Chăn (Lào) năm 1988…
Nhiều lần thầy Nguyễn Đức Thìn cũng dẫn đoàn học sinh Việt Nam sang các nước Đông Âu để thuyết trình về “Nghìn việc tốt” trong học đường. Ngay từ thời kỳ đó, việc tốt của học sinh nhỏ tuổi đã được gắn liền với việc trồng cây, gây rừng. “Bảo vệ rừng, làm cho đất nước, quê hương xanh tốt cũng là một việc tốt. Ý tưởng này được các học sinh nước ngoài nhiệt tình hưởng ứng”, thầy Thìn cho biết.
Năm 1971, Trường Tam Sơn (Bắc Ninh) đã kết nghĩa với các đội viên Trường Talơman của CHDC Đức (nay là CHLB Đức). Từ đó đến nay, hai trường của hai quốc gia vẫn giữ liên lạc với nhau. “Nghìn việc tốt” như một vườn hoa tỏa hương ở khắp nơi.
Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm hoạt động Đội cũng như mục tiêu giáo dục ngay từ trường phổ thông với phép tính số học làm người được thầy Nguyễn Đức Thìn xây dựng thành công: “Làm nghìn việc tốt, cùng trừ việc xấu, cộng nhân yêu thương, chia niềm thông cảm” để mỗi người thêm gắn bó và cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Ở nơi đâu, phong trào cũng được thiếu nhi hưởng ứng nhiệt tình.
Phát triển từ phong trào “Nghìn việc tốt”, có rất nhiều tấm gương sáng được tuyên dương từ các phong trào như: Vượt khó học tập, Dũng cảm cứu bạn, Nuôi heo đất - giúp bạn nghèo đến trường, Người con hiếu thảo, Nhặt của rơi trả lại người bị mất, Áo lụa tặng bà, Đền ơn đáp nghĩa, Em yêu biển đảo quê hương, Thiếu nhi bảo vệ môi trường... qua đó đã nâng bước cho lớp thiếu nhi Việt Nam trưởng thành, học tập, sáng tạo, xây dựng quê hương, đất nước.
“Với các em học sinh, chúng ta hướng đến những việc nhỏ như: lớp học nghìn việc tốt, xóm thôn nghìn việc tốt và đặc biệt là giúp các em hiểu rằng việc tốt là tất cả những việc có ích trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trong tâm trí của các em học sinh được hình thành những nhân cách đứng đắn để làm người tử tế”, thầy Thìn chia sẻ.
Từ ngôi trường khởi đầu của phong trào này, nhiều học sinh đã trưởng thành từ những việc làm nhỏ bé ấy. Sau này, các học sinh như Nguyễn Văn Lan, Ngô Văn Mai và 90 học sinh khác đã gác sách bút, dù có người còn được gọi đi học nước ngoài. Tất cả đã tình nguyện lên đường ra chiến trường và nhiều người trong số đó ngã xuống vì đất nước.
“Cũng từ một phong trào rất nhỏ thôi, nhưng nhiều em học sinh đã biết phấn đấu và sau này trở thành những người trí thức thành đạt như GS.TS Nguyễn Toàn Thắng, Trần Thị Minh Nguyệt, Ngô Ngọc Cát”, thầy Thìn cho biết.
Trải qua 60 năm phát triển, Đội TNTP Hồ Chí Minh, phát huy hiệu quả phong trào “Nghìn việc tốt”, nhằm cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy, các phong trào thi đua của thiếu nhi ngày càng thêm nở rộ, tạo sức lan tỏa và phổ biến trong các liên đội, đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới, tiêu biểu như các chương trình, phong trào: “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”; “Rèn luyện đội viên”, “Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện chăm”; “Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai”; “Vì Mái trường xanh”; “Em yêu khoa học, tài năng công nghệ nhí”, “Đọc và làm theo báo Đội”; “Kế hoạch nhỏ”; “Vượt khó học tốt”, “Bạn giúp bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Giờ học tốt, ngày học tốt”, “Mizuiku - Em yêu nước sạch”; “Áo lụa tặng bà”, “Tấm áo tặng bạn”, “Những địa chỉ nghĩa tình”, “Đi tìm địa chỉ đỏ” và cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”… phù hợp với từng lứa tuổi, làm cho các em ngày càng thấm thía hơn với những lời dạy của Bác, trở thành tâm huyết, thành phương châm hành động, thành dấu ấn trong suốt cuộc đời của các em từ lúc nhỏ cũng như khi đã trưởng thành.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt”, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phát động 6 tuần thi đua cao điểm từ ngày 13/02/2023 đến ngày 26/3/2023 gắn với đẩy mạnh triển khai chương trình “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm” với các chủ đề theo từng tuần như: “Đọc sách mỗi ngày”; “Chia sẻ yêu thương”; “Bảo vệ môi trường”; “Thi đua học tốt”; “Vận động khỏe mạnh - rèn luyện kỹ năng”; “Tiến bước lên Đoàn”. Các hoạt động lớn được triển khai trên toàn quốc, tiêu biểu như:
Một số khẩu hiệu tuyên truyền
1. “Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm”.
2. “Thiếu nhi Việt Nam - Làm nghìn việc tốt - Tiến bước lên Đoàn”.
3. “60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” - Đất nước mãi nở hoa”.
4. “Nghìn việc tốt - Triệu niềm vui”.
5. “Măng non nghìn việc tốt, đất nước mãi nở hoa”.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Dòng sông Cái – một nhánh của sông Đồng Nai – từ bao đời nay đã trở thành nơi gắn bó mật thiết với cuộc sống của những gia đình làm nghề đánh bắt cá, trong đó có ông Kiều Công Biên và bà Nguyễn Thị Tý.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.