Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 16 °C
Đà Nẵng 22 °C
Yên Bái 14 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 16°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 22°C
  • Yên Bái Hà Nội 14°C

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Dân sự & tố tụng dân sự
09/07/2024 08:45
Phạm Duy
aa
Ngày 8/7/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 611/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050. (Ảnh minh họa: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Mục tiêu của Quy hoạch nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng quản lý chất lượng môi trường; định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; định hướng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội bền vững theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp, hài hòa với tự nhiên và thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu cụ thể, đối với phân vùng môi trường: Định hướng phân vùng môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo tiêu chí yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.

Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

Đối với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Định hướng bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên nhằm phục hồi và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học trên cơ sở củng cố, mở rộng, thành lập mới và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng và cơ sở bảo tồn để lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, mẫu giống cây trồng và vật nuôi.

Đến năm 2030, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi toàn quốc dự kiến đạt khoảng 6,7 triệu ha.

Chỉ tiêu cụ thể đối với các đối tượng về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được xác định trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hình thành đồng bộ hệ thống khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh

Đối với khu xử lý chất thải tập trung: Định hướng hình thành đồng bộ hệ thống khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có quy mô công suất và công nghệ xử lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý được toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phát sinh trên phạm vi cả nước, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp trực tiếp, thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, thúc đẩy hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải. Đồng thời, xây dựng được cơ chế, chính sách thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động xử lý chất thải.

Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Định hướng hình thành tối thiểu 02 khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia; tối thiểu 07 khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại các vùng kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch; tối thiểu 01 khu xử lý chất thải tập trung cấp tỉnh tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường: Định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh thống nhất và đồng bộ, hiện đại, có tính liên kết trên phạm vi cả nước để chủ động theo dõi hiện trạng và bước đầu xây dựng năng lực dự báo diễn biến chất lượng môi trường, cảnh báo ô nhiễm môi trường; bảo đảm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Cụ thể: Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia: định hướng thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới, tập trung quan trắc tại các khu vực trọng yếu, khu vực có ý nghĩa quan trọng về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia phải có tính đồng bộ, liên kết với các hệ thống quan trắc môi trường cấp tỉnh.

Đối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp tỉnh: định hướng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường tại địa phương, tập trung vào các khu vực có nguy cơ ô nhiễm do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, các khu vực chịu tác động của nhiều nguồn thải và các khu vực quan trọng về cảnh quan, sinh thái và môi trường trên địa bàn quản lý của các địa phương, hài hòa và có tính liên kết chặt chẽ với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường quốc gia để sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường trên cả nước.

Mục tiêu đến đến năm 2050, môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm môi trường sống trong lành cho Nhân dân; bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học và duy trì được cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội phát triển hài hoà với thiên nhiên, đất nước phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi xanh dựa trên phát triển nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp nhằm hướng tới đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; bảo đảm an ninh môi trường gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững...

bài liên quan
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An

Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6132/QĐ-UBND ngày 26/11/2024 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Cam Liên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Cam Liên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên, tỉnh Quảng Bình.
11 đơn vị vào vòng 2 cuộc thi ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành

11 đơn vị vào vòng 2 cuộc thi ý tưởng quy hoạch đô thị sân bay Long Thành

Ngày 14/11, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết vừa công bố kết quả vòng 1 cuộc thi “Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận”.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tăng thêm 5% thuế đối với một số mặt hàng từ ngày 1/1/2025

Tăng thêm 5% thuế đối với một số mặt hàng từ ngày 1/1/2025

Mười ba mã hàng hóa sẽ có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20% kể từ ngày 1/01/2025.
Cộng đồng Doanh nghiệp huyện Đông Hải phát triển nhanh cả về lượng và chất

Cộng đồng Doanh nghiệp huyện Đông Hải phát triển nhanh cả về lượng và chất

Chiều 26/12, UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) tổ chức Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp huyện Đông Hải lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về việc tổ chức phục vụ Tết Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Tin bài khác
"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về việc tổ chức phục vụ Tết Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Sự khiêm tốn và trân trọng những gì mình đang có

Sự khiêm tốn và trân trọng những gì mình đang có

Trong cuộc sống, có những người sở hữu khối tài sản khổng lồ, tận hưởng cuộc sống xa hoa và tin rằng sự giàu có của họ sẽ tồn tại mãi mãi. Tuy nhiên, cuộc đời luôn chứa đựng những biến cố khó lường, và không ai có thể đảm bảo rằng tài sản hay địa vị sẽ bền vững theo thời gian.
Bến Tre: Phát hiện ổ dịch thủy đậu hơn 80 ca tại một công ty may

Bến Tre: Phát hiện ổ dịch thủy đậu hơn 80 ca tại một công ty may

Theo báo cáo Sở Y tế tỉnh Bến Tre, công ty may mặc này đã ghi nhận tổng cộng 83 ca mắc thủy đậu, riêng trong ngày 23/12 ghi nhận 75 ca.
Công bố các loại chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Công bố các loại chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 20 loại chứng chỉ ngoại ngữ được xét miễn thi môn Ngoại ngữ trong Kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 158/2024/NĐ- Cp quy định về hoạt động vận tải đường bộ, trong đó có nhiều quy định mới liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp nứt mặt đê Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp nứt mặt đê Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp nứt mặt đê Ngọc Tảo trên địa bàn huyện Phúc Thọ và ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng nứt mặt đê Ngọc Tảo.
Quy định mới về điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo lái xe ô tô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo lái xe ô tô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 160/2024/NĐ-CP về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, trong đó quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh của cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”
Không khí lạnh tiếp tục bao phủ miền Bắc, vùng núi nhiều nơi rét đậm, rét hại

Không khí lạnh tiếp tục bao phủ miền Bắc, vùng núi nhiều nơi rét đậm, rét hại

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ dưới 10 độ C.
Thủ tướng: "Cương quyết xóa cơ chế xin - cho, loại bỏ quy định cản trở phát triển"

Thủ tướng: "Cương quyết xóa cơ chế xin - cho, loại bỏ quy định cản trở phát triển"

Tại hội nghị diễn ra vào chiều ngày 25/12, nhấn mạnh thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển, Thủ tướng yêu cầu phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế và không tạo ra hệ sinh thái xin - cho...