Trải qua 89 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã khẳng định bản lĩnh cách mạng, lòng trung thành với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, là tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam, đội hậu bị tin cậy của Đảng.
Những thành quả, tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam qua từng thời kỳ đã tô đậm thêm truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của tuổi trẻ Việt Nam: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Tạo điều kiện bồi dưỡng, phát huy tiềm năng thanh niên
Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm tới việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, phát huy thanh niên. Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Thanh niên, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Sau 13 năm triển khai thực hiện và tổng kết thi hành Luật Thanh niên cho thấy, việc ban hành Luật đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, tác động tích cực đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên; đề cao vai trò của tổ chức thanh niên, chức năng quản lý nhà nước về thanh niên.
Việc ban hành Luật Thanh niên đã tạo hành lang pháp lý cho xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật cho thanh niên, nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; phát huy vị trí, vai trò của tổ chức thanh niên trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên, đặc biệt phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên trong các phong trào thanh niên, vai trò giám sát, phản biện xã hội đối với việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Thanh niên đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và bất cập. Nghị quyết Trung ương VII khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đề ra nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên năm 2005 cho phù hợp với tình hình mới, để ngày càng tạo điều kiện tốt hơn cho thanh niên Việt Nam.
Sửa đổi luật sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tạo khuôn khổ pháp lý chung cho việc ban hành chính sách gắn với quá trình hoàn thiện, tổ chức thi hành chính sách phát triển thanh niên dựa trên quyền của thanh niên, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận và rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên, phát huy vai trò của tổ chức thanh niên.
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do thanh niên và vì thanh niên, với vai trò dẫn dắt, tập hợp, đoàn kết thanh niên, đã góp phần định hướng, chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để thanh niên thực hiện hoài bão, đóng góp cho các nhiệm vụ chung của đất nước.
Những năm qua, bên cạnh việc đổi mới, sáng tạo trong tổ chức các phong trào hành động cách mạng, nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, các cấp bộ Đoàn đã chủ động cùng các lực lượng xã hội khai thác hiệu quả nhiều nguồn lực để đồng hành, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên trên mọi lĩnh vực, qua đó giúp thanh niên phát triển toàn diện.
Theo đó, toàn Đoàn đã triển khai xuyên suốt ba chương trình đồng hành: Đồng hành với thanh niên trong học tập; Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần. Qua đó, các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp, thiết thân của thanh niên đã được hỗ trợ bằng các hoạt động cụ thể.
Xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa, giúp khơi dậy khát vọng, đam mê khoa học công nghệ của thanh niên; tạo thuận lợi để thanh niên tiếp cận cơ hội học tập, hình thành môi trường tốt cho thanh niên phát triển năng lực, làm việc trên các ngành nghề; tổ chức hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm; để thanh niên phát huy vai trò xung kích trước các nhiệm vụ chung của đất nước: tham gia lao động, phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng các hoạt động đối ngoại thanh niên… là những nội dung đã được tổ chức Đoàn tích cực triển khai trong nhiều năm qua, hướng đến việc nuôi dưỡng khát vọng, phát huy phẩm chất, trí tuệ to lớn của tuổi trẻ Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn luôn tích cực đổi mới hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tuổi trẻ, nhằm thu hút, lôi cuốn đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực các phong trào cách mạng. Các cấp bộ Đoàn đã có nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả các phong trào, chương trình hành động của đoàn, qua đó phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên; chủ động phát hiện, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước làm chuyển biến nhận thức chính trị, củng cố niềm tin, tăng cường ý thức trách nhiệm của đoàn viên thanh niên với cộng đồng, quê hương, đất nước.
Tình nguyện phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân
Trong cuộc làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn mới đây, nhấn mạnh về các vấn đề phi truyền thống đang nổi lên trong xã hội hiện nay, trong đó có diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng thanh niên cần nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn. Trong đó, thanh niên cần phát huy vai trò lực lượng tiên phong, nhiệt huyết, bản lĩnh vượt qua thử thách, có nghị lực, hoài bão, khát vọng vươn lên, nuôi dưỡng tinh thần cống hiến, có sức sáng tạo mới để phụng sự nhân dân, phụng dưỡng quê hương đất nước.
Tiên phong, nhạy bén trước thay đổi của tình hình mới, thanh niên luôn là một trong những lực lượng đi đầu trong các phong trào tình nguyện vì cộng đồng, xã hội, qua đó thể hiện ý thức trách nhiệm, tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam. Đặc biệt, trong gần ba tháng qua, cán bộ, đoàn viên, thanh niên các cấp đã thực hiện nhiều hoạt động xung kích để cùng người dân cả nước tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với phương châm "chống dịch như chống giặc".
Bên cạnh các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chỉ đạo của cấp trên để phòng, chống dịch, các cấp bộ Đoàn đã phát huy lực lượng thanh niên, phương tiện truyền thông và mạng xã hội để tuyên truyền tới đông đảo người dân, thanh, thiếu nhi chủ động phòng, chống dịch COVID-19; phát tờ rơi cho nhân dân, tổ chức các điểm hướng dẫn 6 bước rửa tay diệt khuẩn tại nơi công cộng; dọn, phun thuốc khử trùng…
Nhiều tỉnh, thành đoàn thường xuyên cập nhật, chia sẻ các mô hình hay trong phòng, chống dịch trên các trang mạng xã hội; tổ chức thi thiết kế infographic với nội dung trực quan, sinh động để tuyên truyền; thành lập, duy trì hoạt động của đội hình thanh niên tình nguyện ứng phó với dịch bệnh, “Đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19”…
Ở nhiều nơi, đoàn viên, thanh niên đã sáng tạo lắp đặt các bồn rửa tay dã chiến tại nơi công cộng bằng cách tận dụng các lốp xe cũ làm bệ đặt chậu. Lực lượng trí thức trẻ pha chế thành công cồn rửa tay diệt khuẩn, mượn các xưởng may để thanh niên tình nguyện may khẩu trang, hỗ trợ miễn phí cho người dân…
Vận động thanh niên lùi lịch tổ chức đám cưới hoặc thực hiện đám cưới văn minh nhằm tránh tập trung đông người là ý tưởng được nhiều đoàn cơ sở thực hiện, thông qua việc lan tỏa mô hình “Đám cưới mùa dịch COVID-19”. Theo đó, các cán bộ đoàn đến tận nhà tuyên truyền, vận động hoãn hoặc tổ chức lễ cưới tiết kiệm, giảm tối đa khách mời và tuân thủ các biện pháp y tế trong đám cưới.
Đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin để học tập trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh, mô hình “Shipper” mang bài tập đến tận tay học sinh đã phát huy hiệu quả, giúp các em không bị gián đoạn kiến thức. Giáo viên sẽ ra bài tập, photo, lập danh sách học sinh theo thôn, bản, sau đó đoàn xã tổ chức cho thanh niên địa phương chuyển trực tiếp bài tập đến từng học sinh và ngược lại.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Phó Giáo sư Trần Xuân Bách, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu Dự án Phát triển hệ thống cảnh báo sớm COVID-19 toàn cầu (epiNEWS). Hệ thống nhằm cung cấp các thông tin phân tích về nguy cơ dịch bệnh và khả năng đáp ứng của các quốc gia, dựa trên các kết quả nghiên cứu được mạng lưới chuyên gia kỹ thuật quốc tế và dịch tễ học, kiểm soát dịch bệnh toàn cầu tiến hành liên tục qua các số liệu cập nhật hàng ngày, từ nhiều cơ sở dữ liệu uy tín trên thế giới.
Để tiếp tục đóng góp trong việc tham gia phòng, chống dịch COVID-19 ở giai đoạn 2, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong khẳng định, Trung ương Đoàn sẽ huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động phòng, chống dịch; nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả, vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ phòng, chống dịch.
Trung ương Đoàn sẽ sớm lên kế hoạch tổ chức bài bản các đội hình thanh niên, sinh viên tình nguyện vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người dân khai báo y tế, giúp phân loại được người già, người có bệnh nền, người yếu thế, người có nguy cơ. Bên cạnh màu áo xanh biên phòng, màu áo xanh thanh niên sẽ là tấm gương quý trong lúc này để thúc đẩy ngăn ngừa dịch bệnh ở nước ta, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Không chỉ đóng góp, ứng phó kịp thời trước đại dịch, trong những năm qua, “Thanh niên tình nguyện” luôn là một trong những phong trào đi đầu phát huy hiệu quả, thu hút, tập hợp được đông đảo thanh niên cống hiến sức trẻ vì Tổ quốc. Phong trào Thanh niên tình nguyện đã có sự chuyển biến về chất, đổi mới phương thức thực hiện theo hướng chú trọng tình nguyện thường xuyên, tình nguyện tại chỗ; tổ chức các đội hình tình nguyện chuyên sâu, các hoạt động tình nguyện trên quy mô lớn, triển khai đồng loạt, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và nhân dân tham gia.
Nhiều công trình, giá trị mới trong học tập, lao động, khởi nghiệp, lập nghiệp đã được thực hiện, đặc biệt, đã chú trọng vào những công trình, phần việc từ ý tưởng sáng tạo của thanh niên. Các hoạt động do Đoàn tổ chức đã tạo môi trường, truyền cảm hứng cho đoàn viên, thanh niên thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Phát huy vai trò điều phối, kết nối, dẫn dắt, định hướng của Đoàn, Hội đối với các hoạt động tình nguyện, trong năm 2019, các cơ sở Đoàn đã tổ chức trên 290.000 hoạt động tình nguyện, thu hút hơn 9 triệu lượt thanh niên tham gia, gấp ba lần so với năm 2018, qua đó cho thấy sự tăng trưởng về diện rộng và tác động của phong trào.
Toàn Đoàn đã thực hiện 562 công trình thanh niên cấp tỉnh (tăng 140 công trình so với năm 2018), hơn 4.500 công trình thanh niên cấp huyện, 228.334 công trình, phần việc thanh niên cấp cơ sở, với tổng giá trị hơn 1.500 tỷ đồng (tăng trên 700 tỷ đồng so với năm 2018). Dưới bàn tay và đóng góp của đoàn viên, thanh niên, hoạt động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng nông thôn.
Các hoạt động tình nguyện cao điểm như chương trình “Xuân tình nguyện”, “Xuân biên giới, Tết hải đảo”, “Tháng Thanh niên”, “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè”, “Tình nguyện mùa đông”… là điểm nhấn trong phong trào chung qua các năm, thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia, tạo không khí sôi nổi trong tuổi trẻ cả nước, có sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, được các tầng lớp nhân dân đánh giá cao…
Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khỏe, trình độ học vấn, tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới với những biến động phức tạp của tình hình và thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa, đoàn viên, thanh niên Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng là lực lượng xung kích cách mạng - nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, tiếp tục bồi dưỡng, chăm lo, phát huy tiềm năng của tuổi trẻ là trách nhiệm to lớn của tất cả các cấp, các ngành, để thanh niên Việt Nam có thể gánh vác được trọng trách xã hội, xứng đánh là người chủ hiện tại và tương lai của đất nước./.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.