Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam, có một thực tế mà các cặp vợ chồng thường không để ý đó là, họ thường bênh con trước mặt người bạn đời của mình mà không biết rằng, hành động đó để lại những hậu quả không tốt cho chính đứa trẻ cũng như cho những rạn nứt trong quan hệ tình cảm vợ chồng.
Chị Lam, một khách hàng của Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam kể về mối quan hệ giữa chồng chị và cậu con trai 11 tuổi. Chị cho biết, chị cảm thấy chồng mình quá khắt khe với con trai hơn là cô con gái. Anh ấy mong đợi nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn và sửa chữa con trai từ những lỗi nhỏ nhất. Chính vì thế mà mối quan hệ giữa hai vợ chồng chị và con trai luôn xảy ra xung đột. Mỗi khi hai bố con xảy ra xung đột, chị Lam luôn tỏ ra bênh vực con. Chị nói với chồng mình rằng, anh quá khó tính, con không còn nhỏ nữa nên anh để cho con được tự do một chút. Anh nên cư xử với con như cư xử với một người lớn thì hơn…
Khi chuyên gia hỏi chị Lam có nói những điều này trước mặt con không thì chị Lam cho biết, không nói trước mặt con nhưng hình như con chị có nghe thấy, vì lúc đó cậu bé đang ở nhà.
TS Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, việc chị Lam để cho các con nghe thấy những lời chỉ trích chồng và bệnh vực con như vậy sẽ khiến cho đứa trẻ hiểu rằng, trong tương lai mẹ luôn đứng về phía mình, dù con có bất cứ vấn đề gì với cha. Do vậy, mối quan hệ cha con sẽ càng trở nên bất đồng, đau khổ khi con chị lớn lên. Con trai sẽ không nghe lời cha và càng khoét sâu thêm khoảng cách cha con. Và như vậy, mối quan hệ vợ chồng cũng dễ trở nên rạn nứt. Bởi có một nguyên lý trên nền tảng chung của hôn nhân đó là, khi cha hoặc mẹ thể hiện sự thiên vị đối với con cái thì dễ tạo ra sự phẫn nộ và tức giận trong hôn nhân. Do vậy, cách dạy con tốt nhất đó là cha và mẹ cần phải đoàn kết chứ không phải là đứa trẻ và phụ huynh.
Theo các chuyên gia, khi một phụ huynh liên minh với một đứa trẻ, nó sẽ tạo ra một mối liên kết không lành mạnh. Môi trường này trở nên chín muồi vì sự thiếu tôn trọng khi hạt giống của nó đã được gieo. Một đứa trẻ biết rằng, cha mẹ không ở cùng một hướng chúng sẽ có xu hướng không nghe lời cha mẹ, gạt ý kiến của cha mẹ sang một bên. Đây là kết quả của sự rối loạn mối quan hệ chức năng của gia đình.
Theo TS Nguyễn Kim Quý, khi những đứa trẻ thấy cha mẹ cư xử yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, chúng cảm thấy như đang ở trong một ngôi nhà chắc chắn và an ổn. Ngoài ra, việc cha mẹ tôn trọng ý kiến của nhau cũng làm trẻ học cách tôn trọng cha mẹ. Một người vợ không tôn trọng chồng trước mặt con, hoặc ngược lại thì đứa con nó cũng không tôn trọng không chỉ với cha và với cả mẹ mình. Gạt ý kiến của người bạn đời sang một bên một cách thiếu suy nghĩ, chê bai chồng hoặc đối xử với nhau một cách không trung thực rốt cuộc chỉ làm tổn thương con cái và làm tổn thương chính mối quan hệ vợ chồng. Trẻ em sẽ nạp những tín hiệu thiếu tôn trọng này và sau đó sẽ hành động y như vậy đối với cha mẹ chúng. Và như vậy, thì coi như nuôi dạy con thất bại và hôn nhân cũng thất bại.
Tránh điều gì khi ứng xử với nhau trước mặt con
Theo các chuyên gia, để nuôi dạy con hiệu quả, các bậc cha mẹ cần tránh phạm phải những sai lầm trong việc ứng xử với nhau như sau:
Đừng hạ thấp vai trò của vợ hoặc chồng trước mặt con.
Đừng phá hoại mối quan hệ của cha con, mẹ con bằng cách chỉ trích vợ hoặc chồng đã đối xử với con như vậy. Ví dụ như: "Anh luôn làm cho con khóc"; "Em đang làm hư con" …
Sử dụng con như một con tốt để chiến đấu với người bạn đời.
Vợ chồng tránh tranh cãi về con khi chúng có mặt. Bởi vì việc đó không những dạy con bạn thiếu tôn trọng cha mẹ mà nhiều đứa trẻ cuối cùng cảm thấy tội lỗi rằng chúng đã gây ra những rạn nứt trong tình cảm giữa cha mẹ.
Không nên thể hiện sự thiên vị với một đứa trẻ hoặc trở thành luật sư biện hộ của đứa trẻ đó. Bạn phải trung thực ở đây. Nếu bạn thấy mình liên tục bám lấy đứa trẻ đó, hãy lùi lại một bước và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong nhà bạn.
Đừng thảo luận về sự khác biệt về quan điểm một cách riêng tư, sử dụng các âm điệu và từ ngữ tôn trọng mà bạn mong đợi con bạn sẽ sử dụng. Hãy đồng ý rằng sẽ không chê bai chỉ trích để thể hiện mình đúng, bạn đời sai - đặc biệt là trước mặt trẻ em.
Không nói những câu như: "Mẹ con làm bố phát điên" hoặc "Bố con không biết mình đang nói gì" là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Một đứa trẻ có thể bày tỏ sự thất vọng hoặc buồn bã, có thể yêu cầu thêm thời gian hoặc sự hiểu biết, nhưng tất cả phải được thể hiện bằng những lời nói và hành động đáng kính. Trẻ em không bao giờ nên coi cha hoặc mẹ là đồng minh để khiếu nại chống lại mẹ hoặc cha của mình. Hãy giao tiếp với tư cách là cha mẹ đang ở trên cùng một chuyến hành trang. Đừng để trẻ em nghe những lời tiêu cực từ cả cha và mẹ.
Đôi khi cha hoặc mẹ bị rơi vào vòng xoáy cảm giác tiêu cực với con mình. Cảm nhận được điều này, bạn rất dễ rơi vào tư thế phòng thủ với người bạn đời để bảo vệ con. Cuộc giằng co này cần phải dừng lại. Trẻ cần nghe những lời tích cực, động viên và yêu thương từ cả mẹ và bố. Bởi vết thương tình cảm gây thương tích cho cả cha mẹ và con cái. Trở thành cha mẹ có nghĩa là chúng ta đặt bản ngã sang một bên, ngừng nuông chiều cảm xúc và bắt đầu tập trung vào mục tiêu chung của tổ ấm gia đình mình là hạnh phúc.
"Con trẻ cần cha mẹ dẫn dắt vào tương lai. Một tương lai còn nguyên vẹn, dựa trên sự tôn trọng phẩm giá lẫn nhau. Những đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ tôn trọng lẫn nhau, chúng sẽ hiểu rằng, ngôi nhà mà chúng đang ở là một ngôi nhà tràn ngập tình yêu và trí tuệ", TS Nguyễn Kim Quý chia sẻ.
Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.