Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ; Luật điện ảnh
Cụ thể, những 4 luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2023 gồm: Luật kinh doanh bảo hiểm; Luật cảnh sát cơ động; Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ; Luật điện ảnh.
Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2023, khi thực hiện thủ tục hành chính, thay vì mang sổ hộ khẩu như trước đây, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ như thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân...
Trong tháng 1/2023, nhiều chính sách nổi bật sẽ chính thức có hiệu lực, đơn cử như: ban hành phương thức tra cứu thông tin công dân thay cho sổ hộ khẩu giấy, tăng mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở.
Quy định mới về nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy
Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.
Nghị định gồm 15 Điều, trong đó từ Điều 1 đến Điều 13 của Nghị định quy định việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Nghị định số 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…
Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nghị định cũng bãi bỏ, thay thế một số cụm từ liên quan tới quy định về sổ hộ khẩu tại các nghị định liên quan tới một số lĩnh vực cụ thể như: điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; hộ tịch, người có công, bảo trợ xã hội…
4 luật có những điểm mới có hiệu lực từ ngày 1.1.2023
Luật cảnh sát cơ động: Theo đó, nhiệm vụ chính của cảnh sát cơ động là "sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố".
Có hiệu lực từ ngày 1.1.2023, Luật cảnh sát cơ động gồm 5 chương, 33 điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với cảnh sát cơ động.
Trong đó, luật tiếp tục khẳng định và làm rõ chức năng của cảnh sát cơ động trong việc làm "nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội";
Luật cảnh sát cơ động quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động, xác định nhiệm vụ chính của cảnh sát cơ động là "sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố".
Đáng chú ý, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định và tự nguyện phục vụ trong cảnh sát cơ động; có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cảnh sát cơ động là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào cảnh sát cơ động.
Luật kinh doanh bảo hiểm: Luật kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được thông qua ngày 16-6-2022, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023.
Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý như: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phát triển sản phẩm; Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa 100% vốn điều lệ; Cắt giảm thủ tục hành chính; tăng tính bảo vệ quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm; Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm; Bổ sung quy định về an toàn tài chính.
Luật điện ảnh (sửa đổi): Luật điện ảnh số 05/2022/QH15 (viết tắt là Luật điện ảnh năm 2022) kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật điện ảnh năm 2006. Luật điện ảnh năm 2022 có hiệu lực từ ngày 1-1-2023 và có 10 điểm mới cơ bản phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
1/ Sửa đổi, bổ sung khái niệm "Phim".
2/ Khuyến khích tăng cường, xã hội hóa hoạt động điện ảnh.
3/ Quy định chi tiết, cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh.
4/ Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện dưới ba hình thức.
5/ Quy định mới chế độ ưu đãi đối với tổ chức nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim Việt Nam.
6/ Luật không quy định phát hành phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
7/ Quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim.
8/ Thời hạn lưu chiếu đối với phim nhập khẩu căn cứ theo thời hạn bản quyền phổ biến tại Việt Nam.
9/ Mở rộng chủ thể được tổ chức liên hoan phim.
10 /Luật đã bổ sung và làm rõ thêm mục đích của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ: 7 chính sách lớn, điểm mới căn bản và quan trọng nhất trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 3, ngày 16.6.2022.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14.1.2022, trong khi quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14.1.2024.
Nội dung sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn, bao gồm:
1/ Đảm bảo quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả.
2/ Khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước.
3/ Tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
4/ Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
5/ Tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.
6/ Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
7/ Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.
Người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo sẽ được lên thẳng cấp chuyên sâu, được BHYT thanh toán 100%; bệnh viện không có thuốc, người bệnh được hoàn tiền khi mua ở ngoài nếu đáp ứng được một số điều kiện... là chính sách nổi bật của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ năm 2025.
Mức trợ cấp tai nạn lao động; xe ôtô chở học sinh phải sơn màu vàng đậm... và bổ sung biện pháp cảnh vệ đối với lãnh đạo chủ chốt là những quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Đó là một trong những lưu ý quan trọng được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025, diễn ra vào ngày 17/12 vừa qua.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định xử phạt 25 triệu đồng và yêu cầu buộc phải miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đối với ông Nguyễn Đức Mạnh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 890 kg hóa chất các loại để pha trộn thành thuốc pháo cùng 1.000 m dây cháy châm, 5.000 vỏ hộp cat-tong, 30 kg túi zip cùng nhiều nguyên liệu, dụng cụ để chế tạo pháo và một số tang vật liên quan khác.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.