Lựa chọn đồ ăn theo tiêu chí ngon, rẻ, tiện lợi và bỏ qua vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là thái độ thờ ơ mà nhiều người trẻ vẫn lựa chọn "sống chung" với cơn bão mang tên... thực phẩm bẩn.
Tin nên đọc
Hội sinh viên Bắc Giang: Chung tay cùng người dân bán vải
Hàng vạn sinh viên sư phạm thất nghiệp: Lỗi tại ai?
Ba sinh viên đại học bị bắt vì liên quan đến vụ án mạng
Phút cuối 2016: Sơn Tùng M - TP phiên bản trường Báo "quẩy tưng bừng" cùng hàng trăm sinh viên
Nếu ai đó đi một vòng qua nhiều trường ĐH, CĐ tại Hà Nội, sẽ không khỏi choáng ngợp khi nhận thấy các quán cóc, hàng rong bán đồ ăn vặt như bủa vây kín cổng trường và tất cả đều đông khách. Thực trạng này cũng tương tự với nhiều tuyến phố ở Sài Gòn, đặc biệt là những khu đông học sinh, sinh viên hay người lao động trẻ.
Những xiên thịt rán trên chảo dầu đen xì do chiên đi chiên lại nhiều lần và dầu ăn mà người bán hàng dùng được đựng trong những chiếc chai không rõ tem mác.
Xúc xích, nem chua rán, lạp xưởng... tất cả đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, được bày bán ngay vỉa hè bụi bặm, gần đống rác, cống rãnh. Nhưng không hề gì, thực khách không ai phàn nàn vì điều đó.
Giá đồ ăn rất rẻ, thực khách hầu hết là những bạn sinh viên trẻ - tầng lớp trí thức và có nhiều thời gian tiếp cận với thông tin báo chí, Internet. Thế nhưng khi được hỏi về thực phẩm bẩn và cái chết nhãn tiền mà nó gây ra thì hầu như, ai nấy đều xem đó là chuyện xa vời, ít khi nghĩ tới.
|
Một quán ăn vặt thu hút các bạn trẻ. Ảnh: minh họa |
Tài Linh (sinh viên ĐH Kinh doanh Công nghệ) chia sẻ: "Mình hay ăn đồ ăn vỉa hè vì thấy rất ngon, rẻ và hợp với túi tiền. Vào cửa hàng tử tế thì đắt đỏ, lại còn phải đi xa khỏi cổng trường. Hơn nữa, vào đó chỉ gọi một xiên thịt, một cây xúc xích thì ngại lắm".
Đồng tình với quan điểm này, Đức Tài (sinh viên Trung cấp Y tế Hà Nội) tâm sự: "Mình thường chọn hàng quán để ăn uống theo tiêu chí ngon và rẻ và không kỳ vọng nhiều vào chất lượng vệ sinh". Tài cho biết, cậu thích đồ ăn vỉa hè vì chúng rất hấp dẫn, ngon miệng, giúp thỏa mãn cơn đói.
Tài lý giải, ở những quán ăn tầm trung, hợp túi tiền sinh viên thì chưa chắc thức ăn đã ngon, sạch hơn hàng vỉa hè. "Có chăng là chỗ ngồi ăn, bát đũa phục vụ có thể sạch hơn nhưng chẳng ai dám chắc họ không dùng thực phẩm bẩn, chứa hóa chất độc hại để chế biến".
Đối với Trần Dũng (sinh viên ĐH Kinh doanh Công nghệ) thì khác. Dẫu biết thức ăn vỉa hè không đảm bảo vệ sinh nhưng vì chiều ý bạn bè, cậu vẫn thường xuyên sử dụng chúng.
Biết thứ mình đang ăn chính là thực phẩm bẩn nhưng khi được hỏi, hầu hết những sinh viên trẻ đang sử dụng loại thực phẩm ấy đều không nghĩ mình là nạn nhân hứng chịu hàng tá thuốc độc từ đủ các loại hóa chất.