Ngoài tiếng nổ mìn là âm thanh máy khoan, máy nghiền đá hoạt động suốt ngày đêm.
Trong các phóng sự trước, Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh về những tác động tiêu cực tại cụm mỏ khai thác đá trên địa bàn khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, TP Biên Hòa ảnh hưởng đến đời sống của người dân nơi đây. Vậy thực trạng của các mỏ khai thác đá diễn ra như thế nào? Việc khai thác tài nguyên khoáng sản của các doanh nghiệp có đi đôi với bảo vệ môi trường hay không? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thâm nhập thực tế để tìm hiểu vấn đề này.
Nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ hậu quả thì người dân gánh
Cụm mỏ đá Tân Cang được tỉnh Đồng Nai cấp phép khai thác vớt tổng diện tích 400 héc ta, trữ lượng khai thác ước hơn 160 triệu mét khối với 10 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động. Người dân tại đây phản ánh, các mỏ đá hoạt động từ 5h sáng đến 21h đêm mới nghỉ. Tiếng nổ mìn tại khu mỏ làm rung chuyển, gây nứt vách nhà của người dân. Song song đó, tiếng máy khoan, máy nghiền đá đinh tai nhức óc chạy suốt ngày đêm. Những hộ dân sống cạnh mỏ đá chỉ cần một cái vung tay có thể nắm cả vốc bụi và bột đá.
Theo anh Nguyễn Hữu Thoan, người dân phường Phước Tân thì, mỏ đá ấp Tân Cang ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân sinh sống quanh khu vực này. Cụ thể, buổi sáng 5h xe chạy rầm rập kết hợp với tiếng máy xay. Buổi tối khi người dân nghỉ ngơi thì tiếng mìn nổ đinh tai nhức óc, nhà của rung chuyển khiến người dân vô cùng bất an.
Trong 10 mỏ đá được cấp phép thì 5 mỏ có vị trị quá gần sông Buông.
Cụm mỏ đá tại Tân Cang không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của người dân mà ngay phía UBND tỉnh Đồng Nai cũng thừa nhận còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ trong việc cấp phép cho 10 mỏ đá hoạt động ồ ạt, cùng lúc trên địa bàn phường Phước Tân.
Cụ thể, trong 10 mỏ đá được cấp phép hoạt động thì 5 mỏ có vị trị quá gần sông Buông. Với khoảng cách chưa đầy 50 mét, khi các mỏ đá thực hiện nổ mìn, khai thác sâu xuống lòng đất, sông Buông trở thành đập nước trên cao có thể vỡ bờ, tràn vào các mỏ bất cứ lúc nào. Không chỉ mất an toàn trong khai thác mà về lâu dài còn làm biến đổi dòng chảy của con sông. Nếu điều này xảy ra, không ai có thể tính hết hậu quả, đặc biệt khi sông Buông biến đổi dòng chảy.
Những hình ảnh phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận trên thực địa tại một khu mỏ trong cụm mỏ đá Tân Cang cho thấy, dòng sông Buông nằm bao quanh toàn bộ khu mỏ. Phía sâu dưới lòng mỏ, những xe chuyên dùng bé như những bao diêm đang làm việc. Dòng sông Buông và khu mỏ chỉ cách nhau bằng một con đường mòn nhỏ. Con đường này cũng chính là con đê ngăn nước sông Buông không tràn vào khu mỏ. Chỉ cần nước sông Buông dâng cao hoặc con đê bị tác động thì toàn bộ nước sông Buông sẽ tràn vào khu mỏ này, hiểm họa thật khôn lường.
Trước thực trạng có 5 mỏ nằm sát sông Buông với chiều dài mỗi mỏ hàng trăm mét như như hiện tại, cuối năm 2019, UBND tỉnh Đồng Nai đã khẩn cấp làm việc với các ngành. Qua đó, tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường sớm có đánh giá tổng thể các tác động môi trường của các mỏ đá đối với sông Buông. Nếu các tác tác động quá lớn sẽ tạm ngưng cấp phép hoạt động với các mỏ đá này.
Có thể nói, việc ồ ạt cấp phép khai thác đá tại cụm mỏ đá Tân Cang thuộc phường Phước Tân trong thời gian qua đã gây rất nhiều hệ lụy cho cuộc sống của người dân địa phương. Không những vậy, cụm mỏ này còn đang ngày đêm đe dọa sự an toàn dòng sông Buông trong thời gian tới. Cấp phép khai thác đá nhưng không lường hết hậu quả, thiếu đánh giá tác động môi trường tổng thể của cụm mỏ đang là vấn đề nan giải của tỉnh Đồng Nai với cụm mỏ này.
Sông Buông trở thành đập nước trên cao có thể tràn vào các hố khai thác bất cứ lúc nào.
Nguồn nước ngầm cạn kiệt, cảnh quan bị biến đổi
Hộ ông Nguyễn Trọng Khanh, tại ấp Tân Cang và nhiều hộ dân khác tại khu vực này nhiều năm nay khốn khổ vì nước sinh hoạt. Những năm trước, khi cụm mỏ đá chưa hoạt động rầm rộ thì gia đình ông Khanh cùng nhiều hộ dân khác sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giếng khoan của gia đình ông Khanh không còn sử dụng được do mực nước ngầm bị suy giảm. Các hộ dân khẳng định, mực nước ngầm bị mất là do mỏ đá khai thác xuống sâu, nguồn nước ngầm đổ hết về khu mỏ, rút cạn kiệt nước ngầm quanh mỏ, trong đó có nguồn nước ngầm của các hộ dân nơi đây.
Không chỉ mất nguồn nước ngầm, nhiều hệ lụy khác của các mỏ đá ảnh hưởng đến người dân xung quanh có thể điểm qua như: khói bụi, ô nhiễm không khí, kẹt xe, mất an toàn giao thông, ngập úng cục bộ là những điều “mắt thấy, tai nghe”. Tại cụm mỏ đá Tân Cang, các hành động gây xâm hại đến sông Buông, lấn chiếm, chèn ép dòng chảy con sông này không chỉ gây ngập cục bộ với các khu vực ấp Miễu, ấp Hương Phước mỗi mùa mưa.
Về lâu dài, dòng chảy của con sông bị biến đổi cũng gây biến đổi cảnh quan khu vực hạ nguồn thuộc phường An Hòa và Long Hưng, nơi có 2 dự án lớn mà các mỏ đá đang khai thác để phục vụ. Tại 2 địa phương khu vực hạ lưu này, các dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng Long Hưng, dự án Aqua city đều phụ thuộc vào dòng chảy của sông Buông để làm cảnh quan. Như vừa nêu, dòng chảy của Sông Buông bị biến đổi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan của 2 dự án lớn này.
Các mỏ đá sau khai thác dễ trở thành vực sâu nguy hiểm.
Đến bao giờ hoàn thổ cho các mỏ khai thác đá hết thời hạn?
Các mỏ khai thác đá đang hoạt động gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan và đời sống của người dân là quá rõ ràng. Vậy các mỏ đá đã ngưng hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bây giờ ra sao? Việc hoàn thổ cũng như khắc phục các tiêu cực trong khai thác đá trước đó được các doanh nghiệp thực hiện như thế nào.
Phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam tìm đến gia đình anh Nguyễn Văn Thành hiện đang thường trú tại khu phố An Hòa, phường Hóa An, thành phố Biên Hòa. Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Văn Thành vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót kể về câu chuyện con trai lớn của anh và 1 bạn khác bị đuối nước thương tâm tại mỏ đá Hóa An bỏ hoang nhiều năm trên địa bàn.
Theo đó, cách đây 6 năm, con trai của anh, lúc đó đang học lớp 7 tại trường Trung học cơ sở Tân An cùng nhóm bạn đi học không thấy về nhà. Gia đình anh và các gia đình khác đổ xô đi tìm. Đến chiều cùng ngày gia đình nhận được tin dữ, con của anh và 1 bạn khác đến khu mỏ đá bỏ hoang để chơi, trượt chân rơi xuống hồ nước của khu mỏ khiến 2 bé tử vong. Sáu năm đã trôi qua nhưng nỗi đau của anh Thành và gia đình chưa thể nguôi ngoai, mỗi lần anh thắp nhang, dọn bàn thờ và nhìn vào di ảnh của con trai mình.
Anh Thành đau xót vì nỗi mất con đã đành, nhưng mỗi lần đi qua khu mỏ đá bỏ hoang sau nhiều năm ngưng khai thác đến nay vẫn chưa thấy ai chịu trách nhiệm hoàn thổ cho khu mỏ này khiến nỗi đau của gia đình anh trỗi dậy. Đó là mỏ đá sâu hun hút, phía dưới hồ nước không biết đâu là đáy, nguy cơ có người khác xa chân xuống đó là điều không thể tránh khỏi.
Mỏ đá bỏ hoang sâu hun hút trở thành hồ nước không biết đâu là đáy.
Điều 5 của Luật khai thác khoáng sản quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Trong đó, khoản 1 quy định địa phương được điều tiết 1 phần khoản thu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khoản 2 quy định, các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cần có trách nhiệm nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản.
Nếu căn cứ theo quy định này, người dân của địa phương sẽ được hưởng rất nhiều thuận lợi trong phát triển hạ tầng và kinh tế tuy nhiên quy định là vậy, trên thực tế người dân không những không được hưởng lợi từ các mỏ khoáng sản này mà còn phải chịu nhiều phiền lụy ngay cả khi khu mỏ không còn hoạt động.
Khi mỏ đá hoạt động, người dân chịu bao lầm than, khổ cực. Nay mỏ đá không còn hoạt động người dân vẫn khó khăn, không phát triển được. Có chăng chỉ là những nỗi đau còn ở lại. Đồng thời, các mỏ đá hậu khai thác bỏ hoang sâu hun hút là cái bẫy chết người nếu có ai lỡ ngã xuống. Không còn những xe ben chở đá trọng tải nặng, cuộc sống của người dân đã yên bình trở lại nhưng nỗi đau vẫn không thể lấp đầy cũng như những hố sâu khổng lồ mà công trình khai thác đá còn để lại không biết ngày nào hoàn thổ.
Trong khi chờ các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Đồng Nai giải quyết các vấn đề vừa nêu để cứu dòng sông Buông thì hằng ngày chủ các mỏ đá vì lợi nhuận vẫn tiếp tục đưa các phương tiện máy móc đào sâu hơn vào lòng đất, chuyển từng khối đá đi bán. Về phía người dân, họ vẫn phải gồng mình chịu đựng tất cả những tác động tiêu cực từ khu mỏ này.
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 10/4/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 ngày 25/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 (Kế hoạch).
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ngày 28/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất Kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Giang truy tố hai bị can Dương Thị Du và Nguyễn Thị Hiền về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước
Toàn bộ số hàng hóa là thực phẩm trên vỏ gói có thể hiện dòng chữ bằng tiếng Anh "MADE IN CHINA” không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có hóa đơn chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa;...
Ngày 26/4, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành quyết định về áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không l
Ngày 28/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất Kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Giang truy tố hai bị can Dương Thị Du và Nguyễn Thị Hiền về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước
Ngày 28/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất Kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Giang truy tố hai bị can Dương Thị Du và Nguyễn Thị Hiền về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Giám đốc Công ty TNHH Famimoto Việt Nam Nguyễn Văn Hưng bị công an tạm giữ khẩn cấp để điều tra về hành vi sản xuất hàng mì chính, hạt nêm, bột canh giả với số lượng lớn.
Công an tỉnh Lạng Sơn đã khởi tố, bắt tạm giam Nông Văn Trọng - đối tượng trong đường dây tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Liên quan đến vụ án ma túy ở Quảng Ninh, công an đã khởi tố 6 bị can về tội Che giấu tội phạm, trong đó có bạn gái của đối tượng trốn truy nã Bùi Đình Khánh là Nguyễn Thị Hoài Thương (20 tuổi).
Do không có tiền tiêu xài cá nhân nên Hùng đã sử dụng tài khoản tên “Hung Luu” tìm công việc online trong các trang trên mạng xã hội Facebook.
Cấu kết nhau bỏ ngoài sổ sách tiền tỷ để chi trái quy định pháp luật, Kế toán trưởng và Thủ quỹ Trường Cao đẳng Công thương miền Trung (Bộ Công thương) đã bị công an khởi tố, bắt tạm giam.
Ngày 27/4, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, chị P.T.T. (trú huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa đến Công an tỉnh Hà Tĩnh trình báo vụ việc bị lừa đảo qua mạng, mất số tiền hơn 400 triệu đồng.
Nhóm đối tượng gồm 3 thanh niên bị bắt để điều tra về hành vi cắt ghép hình ảnh nhạy cảm để tống tiền của gần 1000 nạn nhân, với số tiền khoảng 200 tỷ đồng.
Ngày 27/4, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã bắt tạm giam Dương Thị Thảo (30 tuổi, chủ quán Moonlight); Dương Đình Kiên, 28 tuổi, và Hoàng Thị Ngọc, 30 tuổi, để điều tra tội Bắt, giữ người trái pháp luật.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.