"Những bi kịch nơi buồng bệnh: Khi phí xét nghiệm Covid-19 còn đắt hơn tiền chạy thận" - tựa bài này đăng tải trên Dân trí ngày 6/10 quả thực khiến người ta khó tránh khỏi nỗi xót xa, không đành.
Vốn dĩ, bệnh nhân chạy thận đã là những số phận đau thương, rất nhiều người trong số họ có hoàn cảnh khó khăn, quá trình chạy thận lại kéo dài, việc theo đuổi chuỗi ngày níu kéo sự sống đối với những bệnh nhân nghèo đó là vô cùng mệt mỏi.
Chẳng hạn như ví dụ trong bài viết trên , anh Nguyễn Quốc Hưng (29 tuổi, quê Bình Định) cứ đều đặn 3 lần một tuần là phải di chuyển từ nhà trọ ở đường Lê Thị Hoa, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức đến Bệnh viện (BV) An Sinh (quận Phú Nhuận, TPHCM) chạy thận.
Căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đẩy mái nhà bình yên của vợ chồng anh với cô con gái nhỏ xiêu vẹo từ 5 năm trước. Quãng thời gian dài đằng đẵng trị bệnh khiến sức khỏe, kinh tế gia đình anh Hưng cũng như nhiều bệnh nhân khác suy kiệt nặng nề.
Gánh nặng nhân lên gấp đôi kể từ tháng 7 tới nay, khi đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 trở nên nghiêm trọng. Mà oái oăm thay, nguyên nhân đến từ chi phí xét nghiệm nhanh Covid-19, mỗi một lần hơn 270.000 đồng, một tháng tốn hơn 3 triệu đồng.
Không đủ sức trang trải, gia đình bệnh nhân thậm chí đã phải đi vay "nóng", vay 9 triệu đồng thì thêm lãi phát sinh, số phải trả lên đến 15-16 triệu đồng.
Buồn thay, không chỉ có một anh Hưng mà nhiều, rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh tương tự. Họ nói với phóng viên không thể cầm cự nổi và có người tính đến chuyện từ bỏ.
Vậy là, có thể những bệnh nhân này không mắc Covid-19, nhưng dịch bệnh đã gián tiếp đẩy họ vào đường cùng, bế tắc.
TS.BS Nguyễn Đức Lộc, Trưởng Trung tâm Lọc máu, BV An Sinh (quận Phú Nhuận, TPHCM) dẫn quy định cho biết, chỉ khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 (đồng nghĩa nhiễm Covid-19) thì mới được chi trả toàn bộ. Ngược lại, họ phải tự thanh toán khoản phí test Covid-19.
Nhiều trường hợp có bảo hiểm y tế hỗ trợ 80%-100% phí lọc thận, bệnh nhân chỉ đóng thêm tiền phát sinh như thuốc men, dịch truyền. Điều này dẫn đến câu chuyện tréo ngoe là tiền xét nghiệm Covid-19 lại bằng hoặc thậm chí cao hơn cả tiền bệnh nhân chạy thận phải đóng thời điểm trước khi bùng dịch.
Nhà nước đã dành một nguồn ngân sách không nhỏ để hỗ trợ chống dịch Covid-19. Rất nhiều thứ phải lo, nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng có lẽ rằng, những người yếu thế nhất trong những người yếu thế của xã hội - những bệnh nhân nghèo - họ cần được bảo vệ trước hết. Không chỉ bệnh nhân lọc thận, mà cả những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khác!
Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng của công tác xét nghiệm. Nói thẳng ra thì không thể không xét nghiệm nếu muốn khống chế dịch. Thế nhưng, như đã đề cập ở BLOG ngày 2/9, test nhanh Covid-19 đã trở thành một gánh nặng với xã hội, bào mòn sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp.
Trong không ít tình huống, việc test nhanh có thể bị lạm dụng, không rõ vì mục đích gì, vì nếu chỉ là để phòng dịch thì không cần thiết. Vừa test xong đã yêu cầu phải test lại, kết quả xét nghiệm không được công nhận, không thống nhất, người dân vừa bị "hành" vừa mất tiền vô nghĩa. Rất bức xúc!
Bộ Y tế hiện đã có văn bản đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc không sử dụng xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém... Vậy vấn đề bây giờ là thực tế triển khai ra sao cho đúng với tinh thần của công văn đó. Nếu vẫn lạm dụng test nhanh thì xử lý thế nào?
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị thanh tra, rà soát việc kinh doanh, mua sắm test kit cũng như giá xét nghiệm, giá dịch vụ xét nghiệm, từ đó kịp thời chấn chỉnh và xử lý vi phạm. Trường hợp có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan công an để xử lý theo quy định.
Tôi cho rằng, xuyên suốt hoạt động chống dịch, trên hết chúng ta cần sự thông cảm và đoàn kết, nhưng với những hành vi đi ngược với lợi ích đất nước, nhân dân thì phải cứng rắn. Sau những con số chi phí xét nghiệm ấy, đâu chỉ là sự hoan hỉ vì lợi nhuận của bên nào đó, mà còn là đạo đức, là sự tồn tại của những phận người.
Trước lễ tổ chức giao nhận quân vào ngày 16/2, Hải Phòng chỉ đạo lực lượng y tế địa phương phối hợp với đơn vị nhận quân tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh cho 100% công dân nhập ngũ và lái xe.
Bộ GTVT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải, đường thủy trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản hoả tốc liên quan đến việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho tất cả các đối tượng có nguy cơ cao trên địa bàn toàn tỉnh.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.