Di sản văn hóa là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý và cả cộng đồng, trong đó có vai trò rất lớn của các cơ quan thông tấn báo chí.
Báo chí bảo vệ, tôn vinh di sản
Tiến sỹ Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam chia sẻ, trong quá trình lựa chọn hiện vật để đề cử Nhà nước công nhận Bảo vật quốc gia, báo chí đã có nhiều bài viết nêu ý kiến của các chuyên gia phân tích về những giá trị hiển lộ và ẩn tàng trong những hiện vật đề cử và được công nhận. Qua báo chí, những nhà sưu tập, những người quản lý bảo tàng và di tích nhận ra rằng, sự lựa chọn và đề cử Bảo vật quốc gia, để được công nhận, không chỉ đơn thuần là sự tự hào của cá nhân, đơn vị và cộng đồng, mà đó còn là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với di sản của cha ông để lại, minh định cho một dân tộc, một đất nước có chiều sâu lịch sử, có bề dày văn hóa.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng ghi nhận, thời gian qua báo chí đã phản biện, phản ánh về hiện tượng xâm hại di sản văn hoá xảy ra tại một số địa phương như vụ việc về công trình Panorama tại đèo Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) năm 2018; việc một công trình du lịch mọc lên ngay vùng lõi Khu Di sản văn hoá và Thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình); pho tượng Bà Chúa Xứ thứ hai được doanh nghiệp thi công “chui” trên núi Sam (An Giang); Di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) bị xâm hại nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước… Từ những phản ánh này đã giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở xử lý, giải quyết kịp thời các vi phạm theo quy định Luật Di sản văn hoá.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, cơ quan quản lý văn hóa cũng khẳng định, nhiều năm qua, báo chí luôn có những thông tin kịp thời về các sự kiện liên quan đến các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh. Báo chí cũng có nhiều bài viết phản ánh chân thực, có chiều sâu nét đẹp văn hóa trong các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc; các ngành nghề cổ truyền; các nghi thức, nghi lễ truyền thống... Báo chí là một kênh hữu hiệu để quảng bá, phát huy những giá trị di sản tới công chúng ở trong và ngoài nước; phát hiện, tôn vinh những cơ quan, tổ chức và cá nhân có những đóng góp quan trọng trong việc lưu giữ, bảo tồn những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc…, góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản, giá trị văn hóa truyền thống.
Nguyên Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Hữu Lượng cho rằng, báo chí có vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá Việt Nam. Trên tất cả các tờ báo, các đài phát thanh, truyền hình đều có chuyên trang, chuyên mục về văn hóa, trong đó di sản văn hóa chiếm tỉ lệ, vị trí quan trọng. Không một vi phạm di tích nào không bị báo chí lên tiếng phản ánh, phê phán. Thông qua việc đưa ý kiến của các chuyên gia, người dân, báo chí vừa góp phần bảo vệ di sản, vừa hiến kế để trùng tu, tái tạo, giữ gìn giá trị cho mai sau.
Theo ông Hoàng Hữu Lượng, báo chí luôn ý thức việc quảng bá, giới thiệu giá trị di sản văn hoá Việt Nam đến nhân dân các nước. Nhiều người thông quá đó đã hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam thông qua việc quảng bá, giới thiệu di sản văn hoá của báo chí... “Nhân dân cũng thông qua báo chí để tìm hiểu, tự hào hơn về giá trị các di sản văn hoá dân tộc. Qua đó chính người dân đã góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. Dù không phải ai cũng có điều kiện đến với các di sản văn hoá, nhưng qua báo chí, người dân đã được chiêm ngưỡng di sản văn hoá và lựa chọn việc đến với các di sản trong điều kiện cho phép”, ông Hoàng Hữu Lượng nhấn mạnh.
Khai thác thế mạnh truyền thông
Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý giá, nguồn lực quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý và cả cộng đồng, trong đó có vai trò rất lớn của các cơ quan thông tấn báo chí.
Nói về tầm quan trọng của báo chí đối với công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, trong những năm qua, báo chí Việt Nam luôn đồng hành cùng sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc. Hơn 800 cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương đã và đang trở thành phương tiện truyền thông chủ lực góp phần tích cực, hiệu quả vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực di sản văn hoá; quảng bá tinh hoa văn hoá dân tộc với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế, giới thiệu những việc tốt, người tốt trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh, những việc đã làm được, hoạt động báo chí và công tác truyền thông về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Dung lượng và thời lượng dành cho di sản văn hóa ở không ít cơ quan báo chí còn khiêm tốn; không ít tờ báo chưa thực sự quan tâm hoặc mạnh tay trong việc bảo vệ di sản của dân tộc; một số tờ báo bộc lộ khuynh hướng thương mại hóa, theo thị hiếu, câu khách làm mờ đi bản sắc văn hóa dân tộc; nhận thức, kiến thức của một số ít nhà báo về lĩnh vực này còn hạn chế, phiến diện nên việc biểu dương hay phê phán còn hời hợt, công thức, ít hiệu quả, tính chiến đấu chưa cao…
Để báo chí tiếp tục đồng hành cùng công cuộc bảo vệ, phát huy giá trị di sản tốt hơn nữa, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung tay của nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa và cơ quan báo chí.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Thừa Thiên-Huế chia sẻ, kinh nghiệm của đơn vị này trong nhiều năm qua là tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý văn hóa, đơn vị bảo tồn, tu bổ di tích với các cơ quan thông tấn báo chí. Theo đó, báo chí là kênh thông tin đa chiều về các sự kiện, hoạt động liên quan đến quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Mặt khác, báo chí còn chủ động góp phần thiết thực vào việc xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách cũng như luật pháp liên quan đến di sản văn hóa. Vì vậy, cơ quan quản lý di sản và đơn vị trùng tu cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí tiến hành tác nghiệp, trao đổi thông tin thường xuyên với báo chí và những người làm báo muốn bảo vệ tốt di sản văn hóa, cũng cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức, hiểu biết cơ bản liên quan đến lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.
Đồng quan điểm, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam Nguyễn Xuân Năng cũng cho rằng, cần tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý di sản văn hóa, đơn vị bảo tồn, tu bổ di tích với các cơ quan thông tấn báo chí. Cơ quan quản lý di sản văn hóa và các nhà báo phải tích cực tìm đến với nhau, tăng cường hợp tác đưa tin bài, giúp thông tin về di sản được lan tỏa kịp thời, rộng rãi; tổ chức các đợt tập huấn giúp người làm báo hiểu sâu, kỹ hơn về di sản văn hóa, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thông về di sản.
Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trương Minh Tiến cho rằng, với đặc trưng sức mạnh truyền thông của báo chí trong thời đại 4.0, người làm công tác bảo tồn di sản phải xác định truyền thông qua báo chí là một trong những nhiệm vụ cần được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của mình; gần gũi, cởi mở, tạo điều kiện cho lực lượng báo chí tiếp cận nhanh, chính xác, phản ánh hiệu quả nguồn thông tin. Cùng với đó, các cơ quan báo chí cũng cần phản ánh, bình luận kịp thời, đúng bản chất, tránh việc giật tít câu view, gây hiểu sai về sự việc…
Có thể nói, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý và cả cộng đồng, trong đó có vai trò quan trọng của các cơ quan thông tấn báo chí. Vì vậy, công tác phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn trong sự nghiệp quảng bá, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Ai có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí? Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không thực hiện cung cấp thông tin cho báo chí thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Ngày 29/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí định kỳ tháng 5/2024. Ông Huỳnh Chiến Thắng - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Sáng 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức Lễ Khai giảng Lớp bồi dưỡng người phát ngôn năm 2024 nhằm giúp cán bộ, lãnh đạo các đơn vị nâng cao công tác phát ngôn, truyền thông, giao tiếp hiệu quả với báo chí.
Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.