Lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định không có chuyện lấy kinh phí từ nguồn ngân sách để “trang bị” áo dài cho cán bộ. Việc may đo áo dài được các nhà thiết kế và các cơ sở may đo hỗ trợ, và lãnh đạo Sở bỏ tiền túi để góp thêm cho chi phí mua vải.
Những ngày qua, xung quanh những “tranh cãi” về việc cán bộ khối văn phòng Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài truyền thống đi làm vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng, có một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng, việc trang bị áo dài (cả nam và nữ) của Sở này gây tốn kém, lãng phí ngân sách. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: không có chuyện chi ngân sách để may đo áo dài.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: mỗi bộ áo dài ngũ thân của nam giới có chi phí khoảng 800.000 đồng, áo dài của nữ giới thì chi phí thấp hơn. Nhưng cơ sở may đo đã hỗ trợ thiết kế và công may, nên chỉ tốn chi phí cho mua vải. Và tôi đã chủ động bỏ tiền cá nhân để hỗ trợ anh em chi phí này. Hoàn toàn không sử dụng một đồng nào của ngân sách như các thông tin nghi ngại của dư luận.
“Việc mặc áo dài vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng, Sở không có quy định bằng văn bản và ép buộc cán bộ phải thực hiện. Chúng tôi đã thăm dò, lấy ý kiến của cán bộ khối văn phòng Sở và sau đó cùng nhau thảo luận, thống nhất về việc thực hiện này”- ông Hải chia sẻ.
Cán bộ Phòng Quản lý Văn hóa, thuộc Sở VHTT mặc áo dài truyền thống đến công sở
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng khẳng định rằng, theo Quyết định 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thì việc Sở VHTT khuyến khích cán bộ nam giới mặc áo dài ngũ thân đến công sở là không sai.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, đã giành nhiều thời gian nghiên cứu và tâm huyết về áo dài truyền thống. Trao đổi với Báo Văn hóa, ông Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, việc cán bộ Sở VHTT mặc áo dài truyền thống, nam mặc áo dài ngũ thân đi làm vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng là đáng khuyến khích. Hiện chỉ mới vận động áp dụng đối với cán bộ khối văn phòng, sau này tùy theo tính chất công việc có thể xem xét để mở rộng ra đối với các đơn vị khác của Sở
Thừa Thiên Huế đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, xây dựng Đô thị di sản trên nền tảng phát huy giá trị di sản văn hóa và bản sắc văn hóa Huế. Tỉnh cũng đang xây dựng đề án “Kinh đô Áo dài Việt Nam”, mà thời gian qua đã có nhiều sự kiện, hoạt động để phục hồi áo dài truyền thống, như: hành hương tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát và vua Minh Mạng- những người được xem là sáng tạo và phát triển áo dài Việt như “quốc phục”; vận động các cán bộ viên chức, giáo viên, học sinh sinh viên (nữ giới)… mang áo dài truyền thống đến cơ quan công sở, trường học. Áo dài nữ được khôi phục, lan tỏa rộng khắp nhưng áo dài truyền thống nam giới (áo ngũ thân) lại chưa được quan tâm đúng mực. Trong việc xây dựng đề án này, chuỗi hành động đề phục hồi, quảng bá nét đẹp áo dài ngũ thân cũng là một nội dung quan trọng. Mà Sở VHTT đã “tiên phong” thì đáng hoan nghênh, khuyến khích.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoa, thiết kế và màu sắc của bộ áo dài ngũ thân của nam cán bộ Sở VHTT khá chuẩn, rất lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và phù hợp với công việc của ngành. Đã có một thời, người ta chê áo dài nam màu đen là cổ hũ, và những năm 1930 xuất hiện trào lưu phê phán phục trang này. Sau năm 1945, thì áo dài lại bị cho là “tàn dư” của phong kiến nên càng bị “đánh sụp”, và áo dài dần mất đi trong đời sống xã hội. Thời gian sau này, áo dài nam bị “sâu khấu hóa” theo nhu cầu của sân khấu, nhìn vào thì thấy diêm dúa, lộn xộn gây phản cảm. Nhưng áo dài ngũ thân xuất phát ở Huế không chỉ có áo dài đen mà áo dài với các màu rất đẹp (như: cổ đồng, tím tía, thiên thanh…), và kiểu thiết kế được nâng chuẩn từ áo dài cung đình xưa, rất lịch lãm, trang nhã.
Thẻ bài trang trí trên chiếc áo dài ngũ thân có dòng chữ "Nguyên Phong Chấp Sự"
Riêng về việc dư luận đang quan tâm hình ảnh tấm thẻ bài đeo trên áo dài ngũ thân của cán bộ Sở VHTT, ông Phan Thanh Hải cho biết: thẻ bài với mục đích chính là để trang trí. Tất cả các thẻ bài trên áo dài dài cán bộ nam đều có có nội dung như nhau, chứ không phải để phân biệt “chức vụ”. Dòng chữ ghi trên thẻ này là “Nguyên Phong Chấp Sự”, có nghĩa là nắm chắc sự việc có từ gốc rễ phong tục, dịch sát là giữ gìn nếp cũ. Dòng chữ này rất phù hợp với những người làm công tác văn hóa, bảo tồn di sản.
Vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói rằng, do nhiều người chưa rõ ý nghĩa của dòng chữ và lại thấy dòng chữ Hán nên “thắc mắc” là chuyện bình thường. Thẻ bài để trang trí nên không nhất thiết phải ghi dòng chữ, mà có thể đổi thành hình ảnh logo của ngành văn hóa địa phương.
Ngày 20/12, Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều vị trí lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Trong đó Thượng tá Nguyễn Trọng Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh Quảng Ninh.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Báo Pháp luật Việt Nam nhận nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về những khuất tất trong việc đấu thầu dự án Trung tâm khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị trúng thầu bị nghi vấn sử dụng hồ sơ chứng minh năng lực kinh nghiệm chưa hợp lệ?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.