Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Hỗ trợ để 'vũ phu' ngừng đánh vợ, tại sao không?

Hình sự & tố tụng hình sự
03/07/2022 19:03
Xuân Hoa
aa
Để đi đến tận gốc rễ của vấn đề “vì sao đàn ông đánh vợ” có lẽ cần thiết phải tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi: Câu chuyện sau hành vi bạo lực của họ là gì? Niềm tin, quan điểm nào đang củng cố hành vi bạo lực của họ? Để thay đổi hành vi bạo lực họ cần gì và xã hội cần làm gì?...


Vì sao đàn ông đánh vợ?

Xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) là một trong 4 xã tại hai địa bàn tỉnh Yên Bái và Nghệ An được Tổ chức HAGAR International tại Việt Nam thực hiện dự án “Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân trong việc cải thiện tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới” từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022.

Ông Hồ Diên Cảnh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) là thành viên đội phản ứng nhanh phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) được thành lập với thành phần là cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn và những người có uy tín trong cộng đồng.

Trao đổi với truyền thông, ông Cảnh cho biết trường hợp nặng nề nhất ở địa phương là một người đàn ông chưa đến 40 tuổi đã kịp qua lấy vợ 3 lần. Và điều đặc biệt là cả 3 người vợ đều bị bạo lực gia đình. Hai người vợ trước do không chịu được những trận đòn chồng nên đã ly hôn. Cuộc hôn nhân thứ 3 này cũng không khác gì hai lần trước. Người vợ liên tục bị đánh, mọi nơi mọi lúc và bằng mọi thứ người chồng vớ được trong tầm tay…

Hỗ trợ để 'vũ phu' ngừng đánh vợ, tại sao không? ảnh 1
Do sự bất bình đẳng giới đang tồn tại rất sâu bền trong nhiều gia đình, nên nam giới luôn cho mình có nhiều đặc quyền để định đoạt/trừng phạt cuộc sống của vợ con

Trong khuôn khổ của dự án, khảo sát trước khi thực hiện dự án về thực trạng về bạo lực với người dân sống tại 4 xã Minh An, Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho thấy đa số người được khảo sát đều khẳng định người nắm quyền quyết định những vấn đề của gia đình phải là chồng/nam giới trong nhà (79,9% đồng ý).

Từ đây, cũng kéo theo một số nhận thức khác như: người vợ tốt là phải biết vâng lời chồng (62,7% đồng ý); người vợ biết im lặng khi bị chồng đánh, chửi để bảo vệ danh tiếng gia đình là người khôn ngoan (44,6% đồng ý). “Quan điểm của tôi là không để đàn bà quyết định được” – một nam giới tại xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết.

Để xác định nguyên nhân gốc rễ của bạo lực giới, BLGĐ, các lý thuyết hiện hành, các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đều xác định đó chính là sự mất cân bằng quyền lực và thái độ cá nhân chấp nhận bạo lực cả trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, qua khảo sát tại 4 xã trên có thể thấy, số đông vẫn lầm tưởng cho rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực là nguyên nhân chính.

Ví dụ như, 33,7% người được hỏi cho rằng nguyên nhân chính của hành vi BLGĐ là do “nam giới uống rượu, cờ bạc/có bồ/ nghiện ngập”. Thậm chí, một số quan điểm còn khẳng định rằng, nếu không có rượu, người chồng, người cha đó rất hiền hành, chăm chỉ, yêu vợ thương con. Không chỉ dùng rượu để bao biện cho hành vi bạo lực của nam giới, gần 16% người được hỏi còn đổ lỗi do phụ nữ đã vụng về, không biết cách cư xử nên mới khiến nam giới gây ra bạo lực (!).

“Nguyên nhân là do một phần do phụ nữ vụng, không biết cư xử, nếu phụ nữ khéo léo hơn thì tỷ lệ bạo lực sẽ giảm đáng kể” – một nam giới ở xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, Yên Bái cho biết. “Vợ nói nhiều, hay cằn nhằn thì đánh là đúng. Mình dịu dàng nhẹ nhàng thì làm sao chồng đánh” – một phụ nữ ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết.

Hỗ trợ để 'vũ phu' ngừng đánh vợ, tại sao không? ảnh 2
Một buổi Tham vấn câu lạc bộ nam giới “Gia đình chung sức” tại Yên Bái trong khuôn khổ dự án của HAGAR.

Bên cạnh đó, 18,5% người được khảo sát cũng cho rằng BLGĐ là do kinh tế khó khăn và 15,5% do bản tính nam giới vũ phu. Họ lý giải, do nghèo đói, không đủ ăn, quẫn bách, vợ chồng cãi vã, rồi bản tính nam giới vốn vũ phu nên đã đánh vợ và nếu gia đình đủ ăn thì sẽ thuận hòa.

Và một điều đáng lo ngại hơn, khi 35,3% người được hỏi đồng với quan điểm “chồng nghi ngờ/phát hiện vợ không chung thủy, chồng đánh vợ là đúng’’. Thậm chí ở tình huống ngược lại, có tới 11,2% đồng ý rằng khi “vợ nghi ngờ/phát hiện chồng có quan hệ với người khác, chồng đánh vợ vẫn là đúng”…

Qua những thông tin trên đây có thể thấy sự bất bình đẳng giới đang tồn tại rất sâu bền trong nhiều gia đình. Từ đó, nam giới luôn cho mình có nhiều đặc quyền hơn phụ nữ để định đoạt/trừng phạt cuộc sống của vợ con. Và việc nam giới gây ra bạo lực luôn luôn nhận được sự bao biện đổ lỗi cho tính cách (nóng, gia trưởng…) hoặc hoàn cảnh (uống rượu, nghèo đói, vợ không nghe lời, nói nhiều…) từ cả hai giới.

Hỗ trợ cho người gây ra bạo lực – rất cần thiết

Từ trước đến nay, chúng ta đã nghe nhiều về việc hỗ trợ cho nạn nhân bị BLGĐ. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Bởi nếu BLGĐ không được giải quyết tận gốc rễ như tìm ra nguyên nhân gây bạo lực; hỗ trợ cho người gây ra bạo lực để giúp họ thay đổi nhận thức… thì vấn nạn này mãi mãi là vấn đề khó có thể giải quyết triệt để.

Qua khảo sát của Tổ chức HAGAR tại 4 xã thuộc Nghệ An và Yên Bái có thể thấy, hạn chế trong nhận thức về bạo lực giới, BLGĐ không chỉ ở người dân, mà ngay cả cán bộ cũng chưa có hiểu biết tường tận: “Chúng tôi đã đi tập huấn, nhưng chỉ nắm được chung chung, chứ chưa sâu về BLGĐ, xâm hại tình dục trẻ em”, một cán bộ nữ ở xã Minh An, huyện Văn Chấn, Yên Bái cho biết.

Với câu hỏi “Bạn đã bao giờ nghe nói về bạo lực với phụ nữ và trẻ em chưa?’’, kết quả cho thấy, chỉ có 17,8% đã nghe và biết rất rõ, còn lại là có nghe nhưng biết sơ sài, hoặc không biết, không nghe thấy bao giờ.

Các chương trình truyền thông về phòng ngừa bạo lực giới tại địa phương chủ yếu đang diễn ra dưới hình thức truyền thống: như sinh hoạt đoàn, hội; qua loa truyền thanh; lồng ghép vào các buổi họp thôn; hoạt động ngoại khóa tại trường học…

“Hiện chúng tôi mời người dân đến nhà văn hóa thôn, từ vài chục đến một trăm người. Hình thức truyền đạt bằng văn bản, có dẫn dắt các ý chính và giải thích ngắn gọn. Người dân đến nghe chủ yếu là phụ nữ nên chưa được hiệu quả vì người gây bạo lực lại không đến để nghe”, theo một nam cán bộ xã Minh An, huyện Văn Chấn, Yên Bái.

Hỗ trợ để 'vũ phu' ngừng đánh vợ, tại sao không? ảnh 3
Thành viên trong CLB “Gia đình chung sức” tại Yên Bái xây dựng nội quy sinh hoạt nhóm.

Về phần mình, bản thân người gây ra bạo lực không phải ai cũng cố chấp đến cùng, không chịu thay đổi. Kết quả từ phỏng vấn sâu nam giới của dự án của Tổ chức HAGAR cho thấy, hầu hết nam giới đều mong muốn được tham gia các buổi sinh hoạt về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gia đình mà không dùng bạo lực, kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận.

“Em mong muốn học cách hoà giải để giúp đỡ các gia đình” (nam giới ở xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái); “Nói chung là người con trai khi điên lên thì chửi bới, hoặc là tức thì đánh liền. Nếu nóng thì mình nên học cách sử dụng phương pháp kiềm chế cơn nóng giận” (nam giới ở xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An)

Quan điểm cần hỗ trợ cho người gây ra bạo lực từ vấn đề truyền thông thay đổi nhận thức cho tới kỹ năng ứng phó, để từ đó giúp triệt tiêu bạo lực cũng được ông Trần Thanh Hưng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Điện Biên áp dụng nhiều lần trong các chuyến đi tuyên truyền phổ biến pháp luật của mình.

Cũng cần nói thêm rằng, ông Hưng năm 2019 đã được Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới tại Việt Nam (GBVnet) vinh danh là “Hiệp sĩ Công lý” vì những đóng góp tích cực trong phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em năm 2018 – 2019.

Hỗ trợ để 'vũ phu' ngừng đánh vợ, tại sao không? ảnh 4
Ông Trần Thanh Hưng (hàng đứng giữa, người thứ 5 từ phải qua) trong các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ, bạo lực giới

“Có hai kỷ niệm mà có lẽ là tôi không bao giờ quên. Đó là một lần tôi xuống một bản để nói chuyện, tuyên truyền về phòng chống BLGĐ, thì được biết ở khu vực đó có một nhóm chừng ba, bốn người đàn ông nổi tiếng là thích uống rượu và sau khi đã uống say hay về nhà đánh vợ. Buổi nói chuyện hôm đó cũng có những người đàn ông đó đến nghe và họ tranh luận rất gay gắt với tôi về vấn đề BLGĐ với quan niệm rằng đó là chuyện nhà của họ, không ai có quyền can thiệp. Buổi nói chuyện kết thúc khi đã khá muộn, đám đàn ông liền kéo nhau đi uống rượu.

Thấy thái độ của họ tại buổi nói chuyện, tôi lo lắng rằng họ sẽ tiếp tục đi uống rượu sau đó lại về đánh vợ. Không chỉ tôi mà trong thôn bản mọi người cũng nghĩ thế nên họ cử người đi giám sát. Nhưng sự việc hóa ra không phải vậy, mà nhóm đàn ông đó rủ nhau đi uống rượu để thề ước với nhau là từ nay sẽ không đánh vợ nữa. Tôi thở phào nhẹ nhõm và niềm vui đó cứ theo tôi mãi trên suốt chặng đường truyền thông để phòng chống BLGĐ.

Còn một kỷ niệm khác đã trải qua hơn chục năm rồi nhưng tôi vẫn nhớ mãi. Khi ấy, tôi xuống một bản thuộc xã Thanh An, huyện Điện Biên để tuyên truyền, hướng dẫn chị em phụ nữ phòng chống BLGĐ. Buổi tuyên truyền diễn ra ở nhà một chị phụ nữ và khán giả cũng toàn là chị em.

Ai ngờ, người chồng của người phụ nữ chủ nhà ngồi dưới bếp nghe truyền thông thấy hay, liền đi gọi các ông bạn khác đến ngồi nghe và họ cứ ngồi dưới bếp lắng tai nghe thôi, chứ không chịu lên nhà.

Sau đó một thời gian, thông tin đến với cán bộ dự án và tôi là nhóm đàn ông “nghe lén” đó không những tự nhận thức được đánh vợ là xấu mà còn bỏ thời gian đi vận động các đàn ông khác trong thôn bản chấm dứt hành vi BLGĐ. Đến nay đã hơn chục năm rồi, tôi được biết thôn bản đó vẫn là nơi thanh bình, không có bạo lực gia đình”, ông Hưng kể lại với phóng viên.

Được biết, ông Trần Thanh Hưng luôn công khai số điện thoại để sẵn sàng tiếp nhận, tư vấn, can thiệp các trường hợp có yêu cầu liên quan đến các vụ việc BLGĐ, bạo lực giới.

Trung bình mỗi tháng ông tiếp nhận và hướng dẫn xử lý, tư vấn hàng chục vụ việc BLGĐ, bạo lực giới trên địa bàn, trong đó có không ít cuộc điện thoại là từ những người đàn ông “thủ phạm” của bạo lực. Sau những lần tư vấn của ông Hưng, nhiều “hạt giống niềm vui” được đã gieo vào những gia đình, để “bông hoa bình yên” của xã hội bung nở.

Kết

Vẫn biết rằng, với người Việt thuật ngữ “bạo lực” là một khái niệm rất mạnh và người dân thường ngần ngại sử dụng thuật ngữ này để nói về các thành viên gia đình mình. Thế nên, trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều hình thức bạo lực thường không được coi là bạo lực, hoặc được lý giải theo rất nhiều hướng bao biện khác nhau.

Nhưng kết quả điều tra quốc gia đã cho thấy có 62,9% phụ nữ (tức là gần 2/3 phụ nữ) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực giới và từ năm 2010 đến nay, chính phủ Việt Nam đã liên tiếp phê duyệt các Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, trong đó khẳng định mục tiêu đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình, giảm dần bạo lực trên cơ sở giới.

Vậy thì tại sao chúng ta không nghĩ đến và thực hiện việc hỗ trợ cho chính người gây ra bạo lực để giúp họ thay đổi?

Hỗ trợ để 'vũ phu' ngừng đánh vợ, tại sao không? ảnh 5
Lễ ra mắt đội Phản ứng nhanh tại xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong khuôn khổ dự án của HAGAR.

Thấu hiểu để không kỳ thị

Người đàn ông ở xã Quỳnh Thắng huyện Quỳnh Lưu đã từng BLGĐ với 3 đời vợ nói tới ở trên, sau khi được dự án của HAGAR hỗ trợ đã thay đổi rất nhiều: “Tham gia các buổi tập huấn, tôi được xem nhiều các clip, bộ phim ngắn về BLGĐ, hậu quả của việc bạo lực ảnh hưởng rất lớn đến con cái, người thân. Tôi nhận thấy hình ảnh của mình ở trong đó và ân hận vô cùng. Tôi nghĩ rằng bản thân mình cần phải thay đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn…”.

Nếu như trước đây, việc đánh vợ xảy ra như cơm bữa, thì giờ đây, anh đã tu chí làm ăn, không còn tham gia các cuộc nhậu vô bổ. Thay vào đó là những buổi đưa vợ đi chơi, đi mua sắm…

Về phần mình, ông Hồ Diên Cảnh, thành viên đội phản ứng nhanh phòng chống BLGĐ xã Quỳnh Thắng cũng cho biết, mặc dù ông đã gọi điện cho Công an xã đến mời người chồng lên trụ sở giải quyết và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi BLGĐ, nhưng ông không kỳ thị người đàn ông ấy.

Ông chia sẻ, vì ở cùng địa phương nên tôi biết chú ấy cũng có một tuổi thơ không yên bình, chú ấy cũng từng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Những điều đó ám ảnh và biến chú ấy trở thành người gây bạo lực. Cùng với việc vận động người gây bạo lực thay đổi hành vi, ông Cảnh và đội phản ứng nhanh thường xuyên thăm hỏi, đưa gia đình vào danh sách nhận hỗ trợ từ dự án, tạo sinh kế.

bài liên quan
Thông tin mới nhất về phương án tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025

Thông tin mới nhất về phương án tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến 3 phương thức, 3 môn thi với tuyển sinh THPT từ năm 2025. Kỳ thi gồm hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do sở giáo dục và đào tạo chọn.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Để kỳ thi đánh giá năng lực không trở thành “gánh nặng” cho học sinh

Để kỳ thi đánh giá năng lực không trở thành “gánh nặng” cho học sinh

Kỳ thi THPT quốc gia những năm gần đây khá thuận tiện khi học sinh không phải di chuyển về các thành phố lớn, mà được thi tại trường THPT ở địa phương. Trái lại, đối với không ít kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh phải chật vật để đăng ký thi, thậm chí phải di chuyển hàng trăm cây số đi thi…
Nghệ An: Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 đạt 28,75 điểm

Nghệ An: Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 đạt 28,75 điểm

Trong số hơn 44.000 thí sinh tham dự cuộc thi năm nay, 2 thí sinh có điểm thi cao nhất đều đạt 28,75 điểm.
Các tỉnh Đông Nam Bộ sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia

Các tỉnh Đông Nam Bộ sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia

Như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, kỳ thi THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26 đến 29/6/2024. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã có sự chuẩn bị gần như hoàn tất cho kỳ thi này.
Chiến sỹ CSGT kịp thời cứu gia đình bị lũ cuốn trôi

Chiến sỹ CSGT kịp thời cứu gia đình bị lũ cuốn trôi

Suốt 3 ngày qua, lực lượng Công an huyện Mèo Vạc đang phải căng mình khắc phục hậu quả mưa lũ.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?

Bộ Công an đã đề xuất thời hạn đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm.
Tin bài khác
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Tại khu vực kiểm tra, nam hành khách đã lấy ra trong người 7 miếng kim loại màu vàng, nghi là vàng, trong đó 5 miếng để xung quanh cạp quần và 2 miếng để trong đế giày.
Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank

Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank 'rút ruột' 246 lượng vàng SJC để đầu tư tiền ảo

Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Sau cuộc ăn nhậu, lợi dụng nữ sinh trong tình trạng say xỉn, các nghi phạm đã đưa nữ sinh vào nhà nghỉ và thực hiện hành vi đồi bại.
Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Ba đối tượng thống nhất lập đường dây vận chuyển, mua bán ma túy từ Lào về Sơn La rồi chuyển vào Đắk Nông tiêu thụ.
Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự nêu, người được tha tù trước hạn có điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.