Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Giữ gìn nếp nhà Thái cổ Che Căn

Văn hóa
22/08/2020 11:00
Lê Lan
aa
Những nếp nhà phủ mầu rêu xám ở bản Che Căn (xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ) có sức níu giữ kỳ lạ bởi nét cổ kính, trầm mặc. Ở bản Thái cổ bình yên ấy, du khách cảm nhận được nhịp sống sôi động thường ngày hòa trong nét văn hóa nghìn đời của người Thái ở Che Căn nói riêng và cộng đồng dân tộc Thái ở Mường Thanh nói chung.


Anh161.

Nhịp sống thường ngày bên nếp nhà Thái cổ. Ảnh: TÙNG LINH

Thay đổi cùng nhịp sống mới

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của chị cán bộ văn hóa xã Mường Phăng, chúng tôi dễ dàng tìm gặp được người cao niên trong bản là ông Cà Văn Hợp, khi ông đang thu dọn quanh ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái đen. Nghe tiếng khách chào, ông Hợp liền ngừng tay, khẽ cười chào lại. Khi biết khách là người nơi khác về tìm hiểu nếp nhà Thái cổ của người Thái bản Che Căn, ông rất ngạc nhiên. Quay sang phía tôi, ông hỏi lại: “Là tìm hiểu nhà Thái cổ à? Vậy thì nhiều lắm đấy”.

Nói rồi, ông Hợp đưa chúng tôi đi vòng quanh nhà giới thiệu cầu thang lên khu bếp, nhà chính, khu thờ cúng. Ông bảo, nhà bây giờ khác so với nhà Thái cổ cả cấu trúc và hình dáng. Về cấu trúc tổng thể của ngôi nhà đã mộng mẹo hóa, số lượng cột trong một vì cũng đã lên thành bốn hàng cột; vì kèo thay đổi, sàm mộc thắt ngàm cột. Đầu cột không còn đẽo ngõng tròn, hai mái, hai chái nhà thành bốn mặt phẳng vuông, không có hình khum mái rùa; các hình ô van trang trí khung cửa sổ, táng ven, táng cơi cũng không còn. Ở trong nhà, các gia đình đã không đặt bếp nữa mà làm rời ra bên chái. Mái nhà giờ cũng không còn khau cút ở hai đầu hồi phía trên nóc nữa… Dừng lời, đưa mắt nhìn xa xăm như để hồi tưởng ngôi nhà truyền thống của người Thái bản Che Căn trong quá khứ, ông Hợp nói rằng thay đổi cũng là tốt và phù hợp với điều kiện hiện tại. Chỉ tay lên mái nhà của mình, ông bảo, trước lợp gianh thì mỗi năm phải thay mái một lần, mất công và tốn kém.

Nhưng từ khi lợp ngói thì mấy chục năm rồi vẫn mái ấy, thỉnh thoảng có viên ngói vỡ mới phải thay viên khác. Không mất thời gian cắt cỏ đánh gianh, lợp mái nhà; các con cháu của ông đã học thêm nghề mộc, sửa chữa xe máy, có người còn biết làm may nữa. Cũng như thế, với cái bếp kiềng đặt giữa nhà ngày xưa là để mọi người sưởi ấm, quây quần tránh thú dữ thì bây giờ thú không còn mà quạt điện chạy được bốn mùa nên rời bếp ra ngoài cho sạch sẽ, phù hợp hơn.

Trưởng bản Che Căn Quàng Văn Sơn cũng giải thích thêm cho cái sự thay đổi một số chi tiết trong ngôi nhà. Theo ông Sơn phân tích, phần nhiều những thay đổi trong ngôi nhà truyền thống của người Thái bản Che Căn đều hướng tới tiện ích và giá trị sử dụng. Ví như “công cuộc” đưa gia súc, gia cầm dưới gầm sàn ra nuôi nhốt riêng tạo thay đổi lớn về cảnh quan, môi trường; chứ nếu như trước thì ô nhiễm lắm, người ngoài không ngồi nổi vài phút trong bản. Ông Sơn đưa chúng tôi ghé thăm gia đình các anh Lò Văn Phương, Lò Văn Đức mới hoàn thành dựng nhà năm ngoái đều là những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, được trang bị nhiều tiện nghi hiện đại để phục vụ gia đình và khách du lịch theo mô hình homestay.

Giữ gìn nếp nhà Thái cổ Che Căn -0

Phụ nữ bản Che Căn dệt khăn piêu.

Chung tay giữ gìn vẻ đẹp ngôi nhà truyền thống

Hiểu được mong muốn giữ nếp nhà Thái cổ của dân bản Che Căn, ngày 13-4-2010, UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án Bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Thái bản Che Căn, xã Mường Phăng với tổng kinh phí thực hiện gần 10,4 tỷ đồng. Trong đó, UBND tỉnh quyết định dành gần 6,6 tỷ đồng để bảo tồn, tôn tạo 10 ngôi nhà có kiến trúc cổ của người Thái đen; đồng thời xây dựng mới một nhà truyền thống và sân lễ hội phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Với 10 nhà được lựa chọn bảo tồn, tôn tạo, chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên đã xin ý kiến các chủ nhà để thay thế một số ván, vách sàn; thay thế cấu kiện, cột cái, cột con đã hư hỏng.

Với nhà truyền thống làm mới, sử dụng nguyên liệu làm móng, chân cột bằng đá hộc, gạch, vữa, xi-măng; toàn bộ khung nhà làm cột gỗ; sàn gỗ; mái lợp ngói đất nung mầu đỏ. Để bảo đảm quá trình bảo tồn, làm mới nhà truyền thống ở Che Căn đúng với mô hình nhà cổ, trước khi triển khai, Sở đã họp, lấy ý kiến thống nhất của dân bản nên quá trình thực hiện nhận được sự đồng lòng, ủng hộ nhiệt tình của bà con.

Kể về quá trình triển khai các hạng mục trong dự án, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Chì cho biết: Với mong muốn bảo tồn những nét kiến trúc truyền thống còn lại của một số ngôi nhà ở bản Che Căn, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở đã khảo sát kỹ lưỡng và thấy rằng, tại thời điểm tháng 4-2010, bản chỉ có một ngôi nhà giữ nhiều nét truyền thống trong tổng số 81 ngôi nhà. Nhiều bộ phận trong nhà được cải tiến, song cách bài trí thì hầu như bà con đều giữ được, đó là việc bố trí phòng ngủ của các thành viên trong gia đình theo ngôi thứ.

Thí dụ: Phòng ngủ đầu tiên cạnh gian thờ là của bố mẹ; tiếp theo là phòng ngủ của con trai cả, con trai thứ hai..., con gái và các cháu chắt… Vì cấu trúc nhà sàn ở bản Che Căn đã thay đổi nhiều nên trong quá trình thực hiện các hạng mục bảo tồn, phục dựng, cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải tham khảo, ghi chép cẩn thận ý kiến tham gia của các cụ cao niên trong bản. Khi triển khai tu sửa, thay thế từng hạng mục của 10 ngôi nhà, Sở cũng đề nghị các gia đình trong bản cử người hỗ trợ; đồng thời động viên mọi người ghi nhớ, lưu giữ kiến trúc tổng thể cũng như từng chi tiết các bộ phận trong nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.

Lò Văn Tuấn - chàng thanh niên cùng tham gia sửa nhà ngày ấy vẫn nhớ: “Đi làm mà như đi học, bởi vừa làm chúng em vừa được các ông, các bác giải thích ý nghĩa từng chi tiết, bố cục của ngôi nhà. Sau những ngày làm nhà em đã hiểu vì sao nhà sàn truyền thống của người Thái đen có hai cầu thang ở hai chái nhà; vì sao trước đây hai chái nhà lại khum khum hình mai rùa mà ngày nay lại làm mái vuông”.

Bằng cách làm trách nhiệm, có sự ủng hộ nhiệt tình của người dân bản Che Căn, sau gần hai năm triển khai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục sửa chữa của 10 ngôi nhà và làm mới một nhà truyền thống dân tộc Thái trong niềm vui khôn xiết của mọi người. Ngày chủ đầu tư tổ chức cắt băng khánh thành, bàn giao nhà truyền thống cho bà con dân tộc Thái bản Che Căn, những bậc cao niên trong bản như ông Lò Văn Hợp, bà Vì Thị Phanh, ông Lò Văn Phóng… đã không kìm được niềm vui trào dâng đến tràn nước mắt.

Bởi họ hiểu, từ nay dưới mái nhà truyền thống này người Thái bản Che Căn sẽ có thêm những buổi quây quần đầm ấm; người già sẽ kể cho con cháu nghe chuyện cha ông họ về đây tìm đất dựng nhà, lập bản. Và cả chuyện thế hệ ông cha lấy tên ngọn núi Che Căn làm tên bản bây giờ là bởi vì tên của núi đã mang nghĩa hy vọng, chở che…

Giải thích thêm nghĩa của tên gọi Che Căn theo tiếng dân tộc Thái, bà Thẳm Thị Hiên, Bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng nói rằng, nguyên gốc hai từ “Che Căn” là “Che Cẳn”; tiếng Thái nghĩa là che chở, ôm ấp, đùm bọc. Không biết có phải ý nghĩa của tên bản hay không, nhưng thực tế qua bao biến thiên lịch sử, người dân Che Căn luôn đoàn kết, đùm bọc nhau. Xa xưa chỉ là một bản nhỏ với vài nóc nhà, vậy mà nay Che Căn đã có 102 gia đình với 497 nhân khẩu.

Người Che Căn hay lam hay làm nên rất hiếm năm có nhà bị đói, mà nếu có thì bà con lại túm vào người cho ít gạo, ít ngô giúp qua cơn hoạn nạn. Mỗi khi gia đình nào trong bản có việc vui, chuyện buồn thì bà con đều chung tay góp sức để việc vui nhân đôi còn chuyện buồn sẻ nửa. Cũng chính bởi đoàn kết và gắn bó bền chặt nên ở Che Căn chẳng ai bảo ai, mọi người đều tự nguyện giao ước làm cùng một kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Thái để nơi đây mang nét riêng của bản Thái cổ ở Mường Phăng.

Hiện giờ Che Căn đã có 100 gia đình làm nhà sàn kiểu truyền thống dân tộc Thái, còn hai gia đình đang khó khăn đành làm nhà tạm đợi khi đủ kinh phí sẽ làm. Và chắc chắn khi họ làm nhà, bà con trong bản sẽ góp công, góp sức để mỗi nhà sàn mới đều mang dáng dấp nhà Thái cổ Che Căn.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bạc Liêu: Quyết liệt kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông

Bạc Liêu: Quyết liệt kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông

Lực lượng Cảnh sát giao thông cùng Công an các đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, vận động quần chúng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông..
Hà Nội: Ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội: Ghi nhận thêm 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/10 đến 18/10), toàn thành phố ghi nhận 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết.
Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Tổ công tác đã ra hiệu lệnh và dừng phương tiện để kiểm tra, lúc này do đã uống rượu nên Cao Văn Tuấn không chấp hành việc kiểm tra, có hành vi xô đẩy, giằng co, đồng thời liên tục chửi bới, lăng mạ xúc phạm lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.