Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Festival Huế 2022: Sẵn sàng cho "bữa tiệc" văn hóa nghệ thuật hấp dẫn

Văn hóa
16/06/2022 05:45
Theo TTXVN
aa
Sau thời gian dài chờ đợi vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, Tuần lễ cao điểm Festival Huế chủ đề "Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển" sẽ khai mạc ngày 25/6 tới. Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả kích cầu du lịch Thừa Thiên-Huế.


Sẵn sàng cho "bữa tiệc" lễ hội

Hiện nay, 8 đoàn nghệ thuật nước ngoài xác nhận tham gia Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 là: Pháp, Phái đoàn Wallonie Bruxelles-Bỉ, Israel, Tây Ban Nha, Brazil, Nga, Saudi Arabia và Thái Lan. Cùng với đó, 15 đoàn nghệ thuật tiêu biểu trong nước với gần 400 nghệ sỹ, diễn viên từ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, nhóm nghệ sỹ Hoàng Rob, Ban nhạc pop Chillies, Ban nhạc Da LAB, Đoàn nghệ thuật Dân tộc Lào Cai, Đoàn nghệ thuật Dân tộc Đắk Lắk, Đoàn nghệ thuật dân gian Việt Bắc… sẽ mang đến hàng chục tiết mục ca múa, nhảy hấp dẫn.

Festival Huế 2022: Sẵn sàng cho
Dự kiến từ ngày 20-23/6 tới, các đoàn nghệ thuật bắt đầu hợp luyện, hoàn thiện sân khấu và tổng duyệt cho chương trình khai màn.

Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đang gấp rút thực hiện công tác cấp phép biểu diễn cho các chương trình. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình ảnh Festival trên phương tiện thông tin đại chúng và phát hành quyển sách giới thiệu chính thức các chương trình của Ngày hội. Các tình nguyện viên, chuyên viên kỹ thuật… được tập huấn bài bản, kỹ lưỡng để sẵn sàng hỗ trợ cho hoạt động của Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022.

Festival Huế năm nay được tổ chức sau thời gian dài "đóng băng" vì dịch bệnh. Vì vậy, việc tổ chức sự kiện lớn nhất trong năm này là thách thức lớn đối với Ban tổ chức nói riêng và cả hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung.

"Mặc dù bức tranh dịch bệnh đến nay đã tươi sáng hơn nhưng giao thương, đi lại còn khó khăn, nhiều quốc gia không thể cử đoàn nghệ thuật tham gia như mọi năm. Thời gian chuẩn bị cho Festival Huế bị rút ngắn do tập trung chống dịch. Vì thế, rút kinh nghiệm từ các kỳ Festival trước, Ban Tổ chức liên tục điều chỉnh, sắp xếp các chương trình nhằm đảm bảo quy mô, chất lượng, xứng với tầm vóc thương hiệu Festival Huế, Giám đốc Trung tâm Festival Huế," Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Festival Huế 2022 Huỳnh Tiến Đạt chia sẻ.

Mới lạ và độc đáo

Phát huy kết quả đạt được qua 10 kỳ Festival Huế, Ngày hội năm nay có nhiều điểm mới, lạ, hướng đến cộng đồng để du khách cùng tham gia, thụ hưởng.

Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 diễn ra từ ngày 25-30/6 tới với 8 chương trình chính và 28 chương trình hưởng ứng, đồng hành khác. Trong đó, tỷ lệ chương trình phục vụ giới trẻ tương đối lớn, hứa hẹn sẽ tươi mới, sôi động, đáp ứng nhu cầu khán giả trẻ về một kỳ Festival Huế 2022 đặc sắc.

Các chương trình chính: Chương trình nghệ thuật khai màn, Lễ hội đường phố "Sắc màu văn hóa," chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật, Lễ hội Bia, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, chương trình quảng diễn "Ngàn xưa âm vọng," chương trình Hoàng cung giao hòa và Đêm nhạc giao lưu chia tay của tất cả các đoàn nghệ thuật.

Giám đốc Trung tâm Festival Huế Huỳnh Tiến Đạt chia sẻ Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 nằm trong chuỗi các hoạt động Festival mùa hạ. Do đó, một số chương trình thường xuất hiện ở các kỳ Festival trước sẽ không nằm trong khuôn khổ sự kiện tuần cao điểm mà được trải dài trong năm. Bù lại, các chương trình chính được nâng cao chất lượng và dàn dựng công phu hơn; được xây dựng, định hình thành thương hiệu Festival Huế. Mật độ các chương trình được phân bổ đầy đặn trong suốt Tuần lễ.

Đặc sắc và được mong chờ nhiều nhất trong các kỳ Festival Huế là chương trình nghệ thuật khai màn. Đây sẽ là chương trình nghệ thuật tổng hợp giới thiệu văn hóa Huế cũng như văn hóa năm châu hội tụ, là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố nghệ thuật, trình diễn thời trang áo dài, hiệu ứng công nghệ chiếu sáng… Đêm diễn quy tụ lực lượng lớn nghệ sỹ chuyên và không chuyên từ nhiều tỉnh, thành phố để cùng tạo nên "bữa tiệc" nghệ thuật mãn nhãn mở màn cho một kỳ Festival Huế 2022 đặc biệt.

Bên cạnh đó, Chương trình Lễ hội đường phố năm nay (diễn ra từ ngày 26-28/6 tới) lần đầu tiên phục dựng, tái hiện trò diễn dân gian của người dân Thừa Thiên-Huế ngay trên đường phố. Đây là hoạt động sôi động, gần gũi với công chúng được nhiều khán giả yêu thích, tạo nên nét đặc sắc riêng cho Festival Huế.

Festival Huế 2022: Sẵn sàng cho
Năm nay, đêm khai mạc có chủ đề "Đất nước thái hòa, bốn phương an lạc" diễn ra tại Quảng trường Ngọ Môn, Kinh thành Huế tối 25/6 tới.

Điều đặc biệt của Chương trình nghệ thuật (từ ngày 26-29/6 tới) do các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước biểu diễn chính là địa điểm tổ chức. Các đoàn không tập trung biểu diễn trong khuôn viên Đại nội Huế như những năm trước. Người dân, du khách có thể thỏa sức thưởng thức các tiết mục nghệ thuật hoành tráng ngay tại sân khấu mở nằm dọc hai bờ sông Hương, trung tâm thành phố Huế. Thông qua đó, Ban Tổ chức mong muốn xóa đi khoảng cách giữa các nghệ sỹ và khán giá, để công chúng được hòa mình vào nghệ thuật.

Hướng đến nhóm khán giả trẻ, Tuần cao điểm Festival Huế 2022 dành nhiều không gian để tổ chức một số chương trình hưởng ứng, có tính xã hội hóa, tươi mới, sôi động như Đêm nhạc EDM, Giải đua thuyền SUP, Chương trình hát nhạc Trịnh dành cho đối tượng không chuyên, Lễ hội rock, Lễ hội Khinh khí cầu… Các sự kiện này được tổ chức ngoài trời bằng những sân khấu mở. Trong đó, Công viên Dã Viên (Cồn Dã Viên, thành phố Huế) lần đầu tiên được đưa vào sử dụng làm sân khấu tổ chức sự kiện. Khán giả trẻ có thể vừa vui chơi, dã ngoại vừa tham gia vào các hoạt động ngay tại đây.

Các chương trình nằm trong Tuần lễ cao điểm Festival Huế 2022 đều được tổ chức trong không gian mở, hướng đến cộng đồng nhằm thu hút người dân, du khách cùng tham gia. Chính vì thế, hầu hết các chương trình đều không bán vé mà hoàn toàn miễn phí.

Festival Huế 2022 đánh dấu quá trình 22 năm kể từ khi Festival Huế lần đầu tiên được tổ chức và trở thành sự kiện văn hóa du lịch quốc gia có tầm vóc quốc tế. Đây là nơi hội tụ, giao lưu nghệ thuật giữa các nền văn hóa nhiều quốc gia; đồng thời giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam và văn hóa Huế.

Không những thế, Festival Huế 2022 được mong chờ sẽ tạo đà phục hồi, phát triển ổn định ngành Du lịch Thừa Thiên-Huế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, hội nhập quốc tế và xây dựng Cố đô Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng nhờ sản phẩm lễ hội, hình ảnh quảng bá của sự kiện.

bài liên quan
Sản xuất nông, lâm nghiệp góp sức xây dựng Nông thôn mới ở Cao Bằng

Sản xuất nông, lâm nghiệp góp sức xây dựng Nông thôn mới ở Cao Bằng

Nhờ chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sản xuất nông, lâm nghiệp ở Cao Bằng trong 6 tháng đầu năm có nhiều khởi sắc.
Phát triển du lịch đến năm 2030 thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng tăng trưởng xanh

Phát triển du lịch đến năm 2030 thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng tăng trưởng xanh

Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.
Cần Thơ: Đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc truyền thống vào trong học đường

Cần Thơ: Đưa nhạc cụ dân tộc, âm nhạc truyền thống vào trong học đường

Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.
Vợ lẽ con riêng không được di chúc, liệu có được hưởng di sản thừa kế?

Vợ lẽ con riêng không được di chúc, liệu có được hưởng di sản thừa kế?

Cha tôi mất có để lại di chúc cho hai anh em tôi toàn bộ nhà và đất, chúng tôi đã chia thừa kế xong xuôi. Nay có vợ lẽ (không hôn thú) và con riêng (8 tuổi) của cha tìm về đòi hưởng thừa kế dù họ không được di chúc. Xin hỏi trường hợp này vợ lẽ, con riêng của cha tôi có được hưởng thừa kế không? Nếu có, liệu có phải gộp tài sản về nguyên trạng ban đầu để chia lại? (Bạn Hoàng Anh, 28 tuổi, ở Hưng Yên) hỏi.
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Mới nhất
Đọc nhiều
Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Khởi tố đối tượng trộm nhiều tài sản có giá trị trong két sắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Công an tỉnh Nghệ An gặp mặt, thăm hỏi các thương, bệnh binh

Ngày 23/7, Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ tại Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An tại xã Nghi Phong (Nghi Lộc - Nghệ An).
Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng gần 5.000 tỷ đồng tài sản tích luỹ để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.