Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 471/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 (Dự án).
Theo đó, Dự án trên được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 2.535,1 tỷ đồng lên thành 3.248,6 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách thành phố Hà Nội. Đồng thời, điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án từ năm 2022 đến năm 2025.
Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 141/QĐ-TTg ngày 21/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện đối với kết quả thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về thông tin số liệu báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; chịu trách nhiệm bố trí vốn đầy đủ và kịp thời theo đúng quy định hiện hành, triển khai thực hiện và hoàn thành Dự án đúng theo tiến độ được phê duyệt; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tránh thất thoát, lãng phí.
Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường vành đai 3 vào năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, dự án có chiều dài khoảng 3,4km (tính cả chiều dài các nút giao); bề rộng mặt cắt ngang đường chính 60m (bao gồm 6 làn xe cơ giới 3,5m, 2 làn xe hỗn hợp tại 2 đường đô thị song hành 7m, giải phân cách giữa, phân cách bên, vỉa hè hai bên).
Điểm đầu của dự án nằm tại điểm cuối nhánh rẽ phải từ đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70 thuộc nút giao Tứ Hiệp (nhánh N1A) và điểm cuối là nút giao với đường vành đai 3.
Các hạng mục chính của dự án bao gồm xây dựng nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; xây dựng đoạn tuyến từ nút giao Tứ Hiệp đến nút vành đai 3; xây dựng nút giao với đường vành đai 3; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông trên tuyến đường chính, các nhánh kết nối và hệ thống đường gom... đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Địa điểm thực hiện dự án tại quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 2.535 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 - 2022.
Được biết, dự án được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm thành phố Hà Nội.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8219/VPCP-CN về việc thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, thành phố Hà Nội.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, thành phố Hà Nội theo Tờ trình số 221/TTr-UBND ngày 25/10/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Trong đó có báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo đúng quy định hiện hành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự án đường Vành đai 3 tại TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia, tuy nhiên, đến nay, việc giải phóng mặt bằng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch hoàn thành toàn bộ dự án theo dự kiến vào năm 2026.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 471/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tân Phước 1, tỉnh Tiền Giang.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông - lâm - thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm; đến năm 2050, nông thôn không còn hộ nghèo.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.