“Sai đâu xử đó, ai làm nấy chịu, sao bây giờ cứ đổ hết lên đầu chúng tôi. Chúng tôi đâu phải con tằm mà trăm dâu cứ đổ hết lên đầu?”
Xử lý sai phạm tại Dự án 8B Lê Trực: Trăm dâu đổ đầu người dân
“Sai đâu xử đó, ai làm nấy chịu, sao bây giờ cứ đổ hết lên đầu chúng tôi. Chúng tôi đâu phải con tằm mà trăm dâu cứ đổ hết lên đầu?”
|
Cư dân tòa nhà 8B Lê Trực tiếp tục mang đơn, băng rôn, khẩu hiệu để kêu cứu. Ảnh: Mai Thu |
Ngày 24/10, một lần nữa, bằng tất cả chút mong mỏi cuối cùng trước khi hoàn toàn tuyệt vọng, hàng chục cư dân tòa nhà 8B Lê Trực tiếp tục mang đơn, băng rôn, khẩu hiệu để kêu cứu; những mong được chính thức đặt chân vào ngôi nhà của mình.
Xem thêm...
Bộ GTVT: Tiến độ dự án sân bay Long Thành đã chậm 8 tháng
Việc chậm trễ được lý giải do quy trình thủ tục tổ chức thi tuyển để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách.
Thông tin được Bộ Giao thông vận tải thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chính phủ đưa ra phương án và tiến trình lập đề án xây dựng sân bay Long Thành.
Bộ GTVT cho biết, đến thời điểm hiện tại, so với kế hoạch ban đầu, tiến độ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi bị chậm khoảng 8 tháng. Việc chậm trễ được lý giải do quy trình thủ tục tổ chức thi tuyển để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách.
Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện dự án riêng, chủ đầu tư đang hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Xem thêm...
Dự án bị chủ đầu tư 'cắm' ngân hàng, người dân mất nhà?
Các chuyên gia, luật sư cho rằng, việc các ngân hàng thời gian qua ra thông báo đấu giá, thu giữ tài sản thế chấp của các dự án bất động sản trên địa bàn TPHCM sẽ khiến quyền lợi khách hàng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Liên quan đến việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ra thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty CP đầu tư Y tế Việt Nam và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 với tổng trị giá gần 1.100 tỉ đồng (gồm tiền vay và lãi phát sinh đến ngày 31/7/2017), luật sư Nguyễn Đức Chánh - Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, nếu BIDV bán đấu giá thành công, khách hàng sẽ không được ưu tiên xử lý vì BIDV có giao dịch bảo đảm đã đăng ký tại Cục đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp.
Luật sư Chánh nhận định, việc chủ đầu tư mang dự án đang cầm cố ở ngân hàng để bán là vi phạm pháp luật bởi đây là tài sản đã thế chấp, chủ đầu tư phải giải chấp mới được bán. Ngoài ra, nếu tài sản đã mang đi giao dịch hai lần là 'có dấu hiệu hành vi lừa đảo'.
Trường hợp khách hàng khởi kiện chủ đầu tư ra tòa và thắng kiện cũng chỉ được xem là cơ sở để xác định nghĩa vụ của nhau, không được xem giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, đối với khách hàng thắng kiện và có đơn yêu cầu thi hành án, sau khi đã xử lý cho các giao dịch bảo đảm, cơ quan thi hành án sẽ ngăn chặn để đảm bảo việc thi hành án.
'Trong lúc này khách hàng có thể khởi kiện cho chủ đầu tư đòi quyền lợi. Còn khách hàng nào không làm gì hết thì nguy cơ sẽ mất trắng, luật sư Chánh khuyến cáo.
Xem thêm...
Giấc mơ nhà giá rẻ vẫn xa vời với người dân
Sau nhiều cuộc họp bàn giải pháp giữa các chính quyền TP.HCM và doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn, nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc phát triển nhà giá rẻ, nhưng dường như đây vẫn là bài toán khó với thành phố đông dân nhất cả nước này.
|
Dự án Him Lam Phú Đông của Him Lam Land tại quận Thủ Đức được cho là giá rẻ, nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng/căn. Ảnh: Gia Huy |
Anh Trần Xuân Tình, giáo viên cấp 3 tại quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết, với mức thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng, anh luôn mong có căn nhà ở thành phố, không cần quá rộng, chỉ cần vừa đủ ở nhưng sạch sẽ, ấm cúng, ngăn nắp, là nơi che chở mưa gió…
“Ấy vậy ước mơ đó đang ngày càng xa vời với những người có thu nhập thấp như chúng tôi. Đặc biệt, hiện nay, giá nhà thì tăng, trong khi các cơ chế hỗ trợ về tài chính vô cùng hạn hẹp”, anh Tình nói.
Xem thêm...
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về dự án Luật Quy hoạch
Tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, sáng 25/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận, cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quy hoạch.
Cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, đồng bộ với các Luật khác Đa số các đại biểu tán thành với việc thông qua dự án Luật Quy hoạch tại Kỳ họp lần này để chuẩn bị cho Chiến lược quy hoạch giai đoạn 2021-2030.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Văn Xuân (Cần Thơ) cho rằng, Ban soạn thảo cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của các Luật liên quan; hạn chế các nội dung giao Chính phủ quy định để tránh việc ban hành xong Luật vẫn phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đề nghị Chính phủ cần sớm chỉ đạo công tác rà soát, lập quy quy hoạch, trong đó có những quy hoạch lập lần đầu ngay sau khi Quốc hội thông qua tại Kỳ họp lần này, không nên chờ đến ngày 1/1/2019 Luật có hiệu lực.
Xem thêm...