Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Dấu xưa - Phép vua thua lệ làng

Hình sự & tố tụng hình sự
28/11/2021 16:05
Phương Uyên
aa
Trải qua nghìn đời, với bao thăng trầm, biến động, bao thử thách khắc nghiệt, làng xã Việt với những nét văn hóa riêng độc đáo và đặc sắc được gìn giữ, trao truyền và tôn bồi từ chính những làng quê bé nhỏ. Hương ước làng xã có từ ngàn xưa như một xã hội thu nhỏ, với những luật tục, lề thói đã làm nên một bản sắc riêng có của người Việt…


Vẻ đẹp làng cổ Cự Đà ( Hà Nội ) - nơi lưu giữ nhiều nét xưa cũ làng quê Bắc Bộ với những hương ước xen lẫn quá khứ và hiện tại… (Ảnh minh họa)

Vẻ đẹp làng cổ Cự Đà ( Hà Nội ) - nơi lưu giữ nhiều nét xưa cũ làng quê Bắc Bộ với những hương ước xen lẫn quá khứ và hiện tại… (Ảnh minh họa)

Hương ước và sự bình yên suốt ngàn năm phong kiến, áp bức

Theo sách Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập hương ước tục lệ, PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí (chủ trì), NXB Hà Nội, 2010, hương ước tục lệ là những quy tắc (điều lệ) có tính chất ràng buộc, được đặt ra trong đời sống cộng đồng làng xã, nhằm điều hòa các mối quan hệ và khuyến khích, động viên làm việc.

Ban đầu, các quy ước này chỉ là truyền miệng, sau đó mới cố định thành các văn bản. Các văn bản hương ước tục lệ sớm nhất được xác định là vào thời Hồng Đức (1470-1496). Trải qua các thời Mạc, Lê, Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn hương ước không ngừng phát triển và ngày càng chặt chẽ, hợp lý hơn.

Đầu thế kỷ 20, chính quyền thuộc địa Pháp đã can thiệp trực tiếp vào bộ máy làng xã, tạo nên các bản hương ước cải lương viết theo mẫu từ trên xuống dưới (trước đó các hương ước tục lệ chủ yếu làm lẻ tẻ theo từng giai đoạn, sau này mới xâu chuỗi lại thành 1 bản hoàn chỉnh).

Những bản hương ước mới này ngoài việc đề ra những quy tắc sống do cộng đồng làng xã xây dựng trước đó (thờ phụng, cúng tế, vị thứ, việc làng, hình mục, hương ẩm, khao vọng, cưới xin, tang ma...), nó còn quy ước những vấn đề mới như phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo Tây y hiện đại, đề cao vấn đề vệ sinh, phòng bệnh hơn chữa bệnh…

Việc quy định này có lẽ xuất phát từ tình hình dịch bệnh tại Bắc kỳ vào cuối thế kỷ thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Theo các tài liệu lưu trữ xứ Bắc kỳ thường xảy ra bệnh dịch. Đơn cử như bệnh dịch tả xảy ra năm 1888 làm chết khoảng 1.800 người ở Hà Nội chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ 18/4 đến 9/5 (trong số này có Paul Bert, Tổng Trú sứ Trung - Bắc kỳ).

Ngoài bệnh tả, dân xứ Bắc kỳ cũng hay bị bệnh đậu mùa và bệnh dịch hạch. Vào năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn bất đắc dĩ trở thành một nơi “cách ly” người bệnh của chính quyền thành phố.

Theo một số bản hương ước tục lệ được tuyển dịch và giới thiệu trong sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội Tuyển tập hương ước tục lệ”, những quy tắc về vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan được quy định rất chặt chẽ, cụ thể:

Bản khoán ước xã Duyên Trường, huyện Thanh Trì, nay thuộc xã Duyên Thái, huyện Thanh Trì Điều 24 ghi việc phòng bị chứng truyền nhiễm như sau: Trong làng chẳng may phát ra chứng truyền nhiễm thì người bị bệnh phải ở riêng một chỗ, để khỏi truyền nhiễm cho người khác. Lý dịch phải làm giấy trình quan ngay. Như súc vật bị bệnh ấy thì phải tường ngay lý dịch để trình quan. Con nào chết phải xin phép quan chôn. Khi chôn phải xa chỗ hồ ao, cuốc sâu đổ than lên trên. Con nào ốm thì xin thuốc chữa. Ai không tuân, hội đồng trình quan.

Có thể nói mọi quan hệ trong làng xã đều được quy định trong hương ước. Hương ước do chính dân làng soạn thảo, nên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Hằng năm, hương ước đều được tuyên đọc một lần tại đình làng, để ai cũng nhớ, cũng thuộc và những điều khoản không còn phù hợp cũng thường được sửa đổi.

Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã trong việc thu thuế, bắt lính; xử lý những vụ án hình sự hay những vụ tranh chấp dân sự làng không hòa giải được; can thiệp khi có dịch bệnh lớn… còn lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã. Cơ cấu tổ chức làng xã xưa đơn giản nhưng chặt chẽ, hệ thống tổ chức gồm Hội đồng hương chính và Lý trưởng do dân làng tự bầu, Nhà nước phê chuẩn, nếu vị chức sắc nào thực hiện trách nhiệm kém cỏi hay có sai phạm, dân làng sẽ bầu người khác thay thế. Làng có đội ngũ tuần phiên, có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự trong làng và ngoài đồng. Hầu hết hương ước các làng đều quy định, nếu tuần phiên lơ là để trộm đục tường, khoét vách ăn trộm hay gặt trộm lúa ngoài đồng, tuần phiên bị phạt và đền cho gia đình mất trộm 100% số tài sản thiệt hại.

Hương ước nhiều làng quy định, khi họp Hội đồng ở đình làng, dân làng có quyền đến dự, ai có điều gì thắc mắc có quyền chất vấn, Hội đồng có trách nhiệm giải trình rõ ràng. Tuy nhiên, hương ước cũng quy định người chất vấn phải có thái độ đúng mực, ai say rượu nói càn có thể bị phạt.

Có hương ước còn quy định, ai mất gà, mất buồng cau, buồng chuối mà đi chửi rong trong làng, làm “mất phong thể của làng” thì bị xử phạt. Nói về xử phạt, điều đặc biệt là ai vi phạm cũng bị phạt, nhưng những người dân thường bị phạt nhẹ, còn những người có chức sắc, có chữ nghĩa thì bị phạt nặng hơn nhiều lần.

Có thể thấy, dẫu dân trí trước đây còn thấp, đa số không biết chữ nhưng “nếp sống văn hóa lại khá cao”, những người có chữ nghĩa trong làng rất được tin cậy và tôn trọng. Người có chữ nghĩa tham gia Hội đồng, được bầu làm chức dịch… Và cũng vì thế mà người dân rất hiếu học, mong con cháu được học hành, đỗ đạt thành tài. Bởi những giá trị đó khiến làng xã xưa bình yên, vững vàng trước các yếu tố ngoại lai suốt quá trình dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông…

Không còn “Trống làng nào làng ấy đánh”

Các nhà nghiên cứu về văn hóa thôn, làng Việt Nam đã đúc kết: Hương ước của làng có thể xem như là một hệ thống luật tục, tồn tại song song nhưng không đối lập với pháp luật của quốc gia. Ngày nay, những nếp cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp của làng xã truyền thống như co cụm, khép kín như: “Trống làng nào làng ấy đánh, “Thánh làng nào làng ấy thờ”, “Phép vua thua lệ làng”… đã chỉ còn trong hoài niệm. Thế nhưng, những giá trị quý báu của văn hóa làng xã như ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng; tôn trọng trật tự, kỷ cương; tinh thần “tương thân, tương ái”, đùm bọc “tắt lửa tối đèn có nhau” sẽ mãi còn đó không chỉ trong văn hóa làng xã…

Sau Cách mạng Tháng Tám, do những biến đổi về mặt xã hội, cơ cấu tổ chức của chính quyền cơ sở ở nông thôn cũng như nhận thức của nhân dân nên hương ước không được thừa nhận và duy trì. Từ năm 1989 đến nay, việc ban hành hương ước được thực hiện công khai và trên diện rộng.

Hương ước mới với nội dung liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng làng trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động trong làng xã, xóa bỏ hủ tục, đẩy lùi mê tín,... nhằm tạo không khí dân chủ, đoàn kết trong làng xã. Hương ước mới được thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục để mọi người tự giác tuân theo. Xây dựng hương ước mới giúp các trưởng thôn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí nhà nước ở cơ sở tạo nên ý thức tự quản cao đến tận từng gia đình trong làng dân chủ cộng đồng, mặt khác đảm bảo không trái với pháp luật… Hương ước mới do các làng tự xây dựng và ràng buộc nhau thực hiện, thường có tên gọi là “quy ước làng văn hóa”.

Theo đó, nội dung của hương ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư.

Là thiết chế tự quản cộng đồng, thời gian qua, hương ước đã góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ trong phạm vi thôn, làng. Hương ước được coi là thiết chế có tác dụng hỗ trợ pháp luật khi Nhà nước chưa kịp ban hành pháp luật hoặc chưa cần thiết sử dụng pháp luật để điều chỉnh, được ví như “cánh tay nối dài” của pháp luật và cùng với pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện các mối quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội.

Qua việc thực hiện hương ước đã góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới; phát huy quyền tự do, dân chủ ở cơ sở, động viên, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ; giúp nhân dân tham gia, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đến nay, việc xây dựng, thực hiện hương ước còn nhằm điều chỉnh, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, khuyến học, y tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (rừng, cây trồng…). Đồng thời, trong một số lĩnh vực quản lý, hương ước được coi là một trong các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả, chất lượng, như: Công nhận gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa; công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Và như thế, hương ước làng xã trong cuộc sống hôm nay là mạch nguồn xuyên suốt trong mạch nguồn văn hóa làng xã từ ngàn đời nay…

Bản Điều lệ xã Đông Mai, nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội Điều 2, 3, khoản 9 ghi như sau: Những người ốm nặng ở chỗ khác về làng, nếu là người trong làng thì phải có giấy thầy thuốc tây nhận thức rằng không phải bệnh truyền nhiễm thì mới được vào trong làng. Nếu người ngoài thì cấm hẳn. Người nào đưa ôn (bệnh ôn, một loại dịch sốt rất dễ lây truyền sang người khác), những người ốm nặng về làng mà không trình với lý dịch, nếu xét ra là phải bệnh truyền nhiễm thì phải phạt từ 2 đồng đến 20 đồng. Những nhà nào có người chết vì bệnh truyền nhiễm thì lý dịch phải đến khám và bảo nhà chủ phải theo các thể thức Nhà nước đã sức mà liệm táng…

bài liên quan
Từ món ăn chơi thành nghề "làm một mùa, ăn cả năm"

Từ món ăn chơi thành nghề "làm một mùa, ăn cả năm"

Từ những hạt lúa nếp vừa chín tới, qua bàn tay khéo léo, cần mẫn của người dân Hưng Tân đã trở thành thứ quà dân dã nhưng đậm hương vị quê hương có tên gọi là cốm.
Bắt vợ - nét văn hóa của người Mông xứ Nghệ

Bắt vợ - nét văn hóa của người Mông xứ Nghệ

Ở đâu đó tục bắt vợ của người Mông đã bị biến tướng nhưng ở miền Tây Nghệ An, tục bắt vợ vẫn được đồng bào ở đây lưu giữ, như một nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đối với người Mông xứ Nghệ, bắt vợ là nâng cao giá trị của người phụ nữ.
Mới nhất
Đọc nhiều
500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” Cà Mau - Cần Thơ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Vi phạm trong lĩnh vực y tế, Phòng khám thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Sen Nam Việt bị đóng cửa 4,5 tháng

Vi phạm trong lĩnh vực y tế, Phòng khám thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Sen Nam Việt bị đóng cửa 4,5 tháng

Công ty cổ phần Đầu tư Sen Nam Việt (Senavi) bị Thanh tra Sở Y tế TPHCM xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ hoạt động phòng khám da liễu 4,5 tháng.
Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030

Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối đến năm 2030

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).
Tin bài khác
Đồng Nai: Công an huyện Nhơn Trạch bắt 3 đối tượng cưỡng đoạt tài sản của công nhân

Đồng Nai: Công an huyện Nhơn Trạch bắt 3 đối tượng cưỡng đoạt tài sản của công nhân

Ngày 22/10, cơ quan CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) đã tạm giữ hình sự 3 đối tượng Trần Hoài Linh (24 tuổi) quê tỉnh Hậu Giang, Lâm Vũ Triều (28 tuổi), Ngô Hoàng Khá (31 tuổi) cả 2 đều quê tỉnh Cà Mau để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Bình Dương: Triệt xoá đường dây cho vay lãi nặng đến 365%/năm

Bình Dương: Triệt xoá đường dây cho vay lãi nặng đến 365%/năm

Lực lượng chức năng đã triệt xóa đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do đối tượng Bùi Văn Cương cầm đầu.
Hà Nội: Bắt giữ nhóm 20 đối tượng gây rối trật tự công cộng

Hà Nội: Bắt giữ nhóm 20 đối tượng gây rối trật tự công cộng

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai đi xe máy hẹn gặp nhau tại đê Đồng Mai rồi đi vào nội thành. Quá trình di chuyển trên các tuyến đường phố, cả nhóm phóng nhanh, lạng lách, bấm còi, gây náo loạn...
Lật tẩy thủ đoạn "làm tiền" của nhóm lãnh đạo và đăng kiểm viên Trung tâm 29-11D

Lật tẩy thủ đoạn "làm tiền" của nhóm lãnh đạo và đăng kiểm viên Trung tâm 29-11D

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 7 bị can là Giám đốc, Phó Giám đốc, đăng kiểm viên của Trung tâm Đăng kiểm 29-11D về tội “Nhận hối lộ”. Các bị can này đã có hành vi gợi ý và nhận tiền để bỏ qua lỗi khi đăng kiểm xe cơ giới.
Hà Nội: Nghi án bé gái hơn 01 tháng tuổi bị ông nội sát hại

Hà Nội: Nghi án bé gái hơn 01 tháng tuổi bị ông nội sát hại

Trong lúc trông cháu nội, người đàn ông đã dùng vật cứng sát hại bé gái mới hơn 1 tháng tuổi rồi tự sát nhưng bất thành.
Bắk Kạn: Triệt phá nhóm đối tượng giả danh Công an yêu cầu nộp 1 tỷ đồng để “chạy án” đánh bạc

Bắk Kạn: Triệt phá nhóm đối tượng giả danh Công an yêu cầu nộp 1 tỷ đồng để “chạy án” đánh bạc

Sáng 21/10, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS)Công an tỉnh Bắc Kạn thông tin kết quả đấu tranh với nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tạm giữ hình sự đối tượng thiêu sống bạn nhậu vì lãng phí mồi nhậu

Tạm giữ hình sự đối tượng thiêu sống bạn nhậu vì lãng phí mồi nhậu

Chỉ vì bạn nhậu ném bỏ mồi nhậu là đầu cá lóc, Minh tức giận lấy lá chuối khô, tàu cau đốt nạn nhân tử vong.
Bắt nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bắt nhóm đối tượng giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh Bắc Kạn đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với các đối tượng giả danh là cán bộ Công an nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.
Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Thanh Hoá: Tam giữ đối tượng lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng

Tổ công tác đã ra hiệu lệnh và dừng phương tiện để kiểm tra, lúc này do đã uống rượu nên Cao Văn Tuấn không chấp hành việc kiểm tra, có hành vi xô đẩy, giằng co, đồng thời liên tục chửi bới, lăng mạ xúc phạm lực lượng chức năng.
Triệt phá nhanh đường dây chuyên trộm cắp xe máy liên tỉnh

Triệt phá nhanh đường dây chuyên trộm cắp xe máy liên tỉnh

Lực lượng chức năng Công an quận Hà Đông vừa tiến hành bắt giữ 8 đối tượng liên quan đến đường dây chuyên trộm cắp và tiêu thụ xe máy liên tỉnh.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.