Năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bám sát thực tiễn, quyết liệt chỉ đạo, chủ động, linh hoạt, có nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, đề cao trách nhiệm với tinh thần chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa”, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác lập pháp, cùng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, đưa đất nước ngày càng gặt hái thêm nhiều thành công.
Giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách
Trong năm 2023, Quốc hội (QH) đã tổ chức thành công 5 kỳ họp với 2 kỳ họp thường kỳ và 3 kỳ họp bất thường để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tại Kỳ họp thứ 5, QH đã xem xét kỹ lưỡng, biểu quyết thông qua 8 luật; cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp đối với 2 luật; thông qua 3 nghị quyết quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, QH đã nghe Chính phủ báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn 12 triệu lượt ý kiến, cho ý kiến lần thứ hai, hoàn thiện một bước cơ bản đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho nhiều ý kiến lần đầu quan trọng đối với 8 dự án luật khác.
Với kết quả công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 5, QH, các cơ quan của QH, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã hoàn thành 112/137 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp của cả nhiệm kỳ, đạt tỷ lệ 81,8%; trong đó, có 32 nhiệm vụ đã được ban hành thành luật, pháp lệnh, nghị quyết quy phạm pháp luật; 29 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024.
Tại Kỳ họp thứ 6, QH đã xem xét, biểu quyết thông qua 2 nghị quyết quy phạm pháp luật và 7 luật; cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật. QH đã tiếp tục cho phép thí điểm một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi tối đa trong tổ chức đầu tư 21 dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm đường bộ kết nối vùng và liên tỉnh. Việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có tính cấp thiết để vừa chủ động giành được quyền đánh thuế bổ sung, vừa tạo môi trường đầu tư thuận lợi để “giữ chân” và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng thời, tại Nghị quyết chung của Kỳ họp, QH đồng ý cho phép Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định quy định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác, báo cáo Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành trong năm 2024 để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. QH cũng đề nghị Chính phủ rà soát tổng thể để hoàn thiện chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư trong thời gian tới.
Trong phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch QH nhấn mạnh các đạo luật được thông qua; cho ý kiến tại Kỳ họp lần này có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách. Các vị đại biểu QH đã phân tích, thảo luận kỹ lưỡng các vấn đề lớn, quan trọng, nhất là các chính sách mới được đề xuất, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để các cơ quan nghiên cứu tiếp thu, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các nghị quyết của Trung ương; quán triệt nguyên tắc: những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì kiên quyết thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn có nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Nhiều hoạt động đầu tiên mang đậm dấu ấn đổi mới
Cùng với các Kỳ họp thường kỳ, bất thường, các phiên họp hàng tháng của UBTVQH và các Hội nghị Đại biểu QH hoạt động chuyên trách, năm 2023, QH, UBTVQH cũng đã tổ chức nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn đổi mới. Trong đó, lần đầu tiên QH yêu cầu Chính phủ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để báo cáo với QH; lần đầu tiên UBTVQH tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của QH khóa XV, diễn ra vào tháng 9/2023.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị trên, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nêu rõ, việc triển khai các luật, nghị quyết đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm lớn hơn giữa các cơ quan, tổ chức. Chủ tịch QH đề nghị các cơ quan ở Trung ương và địa phương tiếp tục phát huy hơn nữa kết quả, bài học kinh nghiệm và những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế. Đồng thời, siết chặt kỷ luật, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm trong công tác tổ chức thi hành luật, nghị quyết của QH, UBTVQH, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH; tập trung chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm nguồn lực và các điều kiện cần thiết cho công tác thi hành pháp luật; khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm. Chủ tịch QH đặc biệt yêu cầu chú trọng thể chế hóa và triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng về chống tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 10/9/2023, diễn ra Phiên họp giả định “QH trẻ em” lần thứ nhất năm 2023. Phiên họp có ý nghĩa quan trọng thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em. Phiên họp có sự tham dự của 263 đại biểu thanh thiếu niên tiêu biểu toàn quốc nhằm thực hiện Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể hoá chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em giai đoạn 2023 - 2027 được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành vào ngày 08/8/2023; đây là mô hình hoạt động mới thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em phù hợp với tâm lý, khả năng của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến, quan điểm, nhận thức và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Mô hình phiên họp QH giả định nhằm thúc đẩy sự tham gia sớm của trẻ em vào các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em, hướng cho trẻ em trở thành những công dân có trách nhiệm với đất nước, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ khẳng định, ý kiến thảo luận tại Phiên họp giả định và đặc biệt là Nghị quyết của phiên họp giả định cũng là cơ sở để QH, Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể nghiên cứu, tiếp thu, có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình ban hành các chính sách pháp luật về các vấn đề có liên quan tới trẻ em.
Không “đóng khung” một năm “xuân thu nhị kỳ” 2 kỳ họp, năm 2023, QH cũng đã họp 3 kỳ bất thường, trong đó đáng chú ý là đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 (tháng 1/2023).
Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), do tính chất đặc biệt quan trọng và phức tạp của 2 dự án Luật này, tại Kỳ họp thứ 6, QH đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến rất xác đáng; đã cân nhắc thận trọng nhiều mặt và quyết định xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng và tính khả thi của các Luật này sau khi được ban hành.
Thạch Quý ngày nay là một phường thuộc TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nổi bật với bề dày lịch sử, văn hóa và cách mạng. Thạch Quý được tách ra từ xã Trung Tiết xưa thuộc Tổng Thượng Nhị, phủ Thạch Hà và chính thức thành lập vào năm 1954.
Bước vào tháng 2/2024, nhìn lại tháng đầu năm, có những yếu tố thuận lợi như nền tảng kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các chỉ số tương đối tốt. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2023 Bộ, ngành Tư pháp đã thực hiện theo đúng phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả” của Chính phủ, tiếp tục có nhiều đổi mới, quyết liệt, kịp thời, nhờ đó đạt nhiều kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực công tác.
Huyện Trảng Bom sau 20 năm tách ra từ huyện Thống Nhất, đã nhanh chóng khẳng định vị thế, vươn mình trở thành huyện công nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
HLV Park Hang Seo vẫn đang tìm, tính toán về nhân sự, lối chơi cho tuyển Việt Nam, nhưng đây cũng chỉ là ván cờ... trên giấy của chiến lược gia người Hàn Quốc...
Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.