Những đứa trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) sinh ra và lớn lên ở các vùng quê vì nhiều lý do mà phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Mấy ai hiểu sau lũy tre làng yên ả là những giọt nước mắt của cha mẹ, là ước mơ chưa kịp nhen nhóm đã tắt lụi của các em, là nỗi trăn trở khôn nguôi của những thầy, cô giáo muốn làm được nhiều hơn nữa nhưng lực bất tòng tâm…
Tháng 9/2019, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi Trường (iSEE) với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố “Nghiên cứu vấn đề trẻ khuyết tật nông thôn tiếp cận giáo dục: Góc nhìn từ thầy cô, gia đình và trẻ khuyết tật”.
Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Phú Xuyên là một huyện nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội. Theo cuộc khảo sát về nhu cầu và đời sống chất lượng của Hội viên Hội Người khuyết tật trên địa bàn huyện Phú Xuyên năm 2015 và đơn xin gia nhập Hội Người khuyết tật huyện Phú Xuyên đến cuối năm 2017, số trẻ KTTT độ tuổi từ 6 – 18 chưa được đi học là hơn 100 trẻ và đa số các em không biết chữ. Trên thực tế thì số trẻ KTTT chưa đi học còn có thể cao hơn.
“Long Vũ Down” đó là cụm từ mà chị Nguyễn Hằng Hà, bà mẹ của cậu con trai Đỗ Long Vũ bị mắc chứng down (là rối loạn nhiễm sắc thể di truyền phổ biến nhất, gây ra tình trạng mất khả năng học tập ở trẻ em), không hề thích nghe chút nào.
Long Vũ khi đến tuổi đi học, có theo học lớp một nhưng không thể theo kịp chương trình học cùng các bạn. Chị Hà đã làm đủ cách để con mình được đến trường cùng các bạn nhưng rốt cuộc Vũ cũng phải nghỉ học do các phụ huynh khác không đồng ý cho cháu theo học.
Có thể câu nói “Long Vũ Down” chỉ nói sau lưng chị Hà, nhưng nó như những hạt muối rắc vào lòng chị khiến chị đau nhói con tim và là vết thương không bao giờ lành.
Một người mẹ khác là chị Nguyễn đã phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều khi điền vào tờ đơn đi học lớp 1 cho con của mình. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, chị đã quyết định chọn ô tích là con của mình bị khuyết tật mặc dù cháu khá thông minh so với các bạn cùng học.
Sau đó, chị đi đến công ty làm và trò chuyện với mấy chị bạn cùng công ty rằng chị đã đăng kí cho con của chị bị khuyết tật khi đi học. Những người bạn nghe xong nói rằng như vậy thì con chị sẽ phải học “dự thính” hay “hòa nhập”, học mà như không.
Nghe bạn khuyên, chị Nguyễn đã vội vàng xin nghỉ làm để đến trường học và lấy lại tờ đơn đăng kí học cho con, ghi lại rằng con của chị không bị khuyết tật và nộp cho nhà trường. Trong lòng chị luôn tự hỏi: “Không biết việc làm của mình là đúng hay là sai?”…
Từ hai câu chuyện của hai người mẹ có thể thấy, có một đứa con KTTT là đồng nghĩa bậc cha mẹ phải đối diện với rất nhiều lo lắng như: lo lắng con đi học ở trường sẽ bị phân biệt đối xử từ bạn bè, phụ huynh của những học sinh khác, do đó, một số phụ huynh ngại, công khai chuyện con của họ bị KTTT vì họ sợ con của họ bị bạn bè học cùng kì thị; lo lắng cho tương lai của con sẽ khó lấy vợ hoặc lấy chồng, khó có công ăn việc làm…
Thiếu chính sách phù hợp dành riêng cho KTTT trong giáo dục hòa nhập cũng là nỗi trăn trở của rất nhiều thầy cô ở Phú Xuyên. Nghiên cứu cho thấy, do đặc thù về trường dành cho học sinh không khuyết tật nên về trang thiết bị, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu giáo dục dành cho học sinh KTTT.
Thầy cô không được trang bị kiến thức giáo dục dành cho trẻ KTTT nên khó có thể truyền đạt kiến thức cho các trẻ. Đây là một thực tế tại các trường học từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong toàn huyện.
Một cô giáo tâm sự: “Trong một tiết học có 45 phút: gồm kiểm tra bài cũ, nội dung bài học, học sinh trao đổi… nếu một cô giáo dành thời gian giảng dạy cho học sinh KTTT quá nhiều thì thật sự tiết học đó sẽ bị cháy giáo án và sẽ không đảm bảo thành công cho tiết học. Các con học sinh KTTT sẽ phải thật sự cố gắng để theo học trong môi trường giáo dục hòa nhập này. Rất thương các con nhưng không biết làm sao…”.
Thực hiện chủ trương tăng cường công tác dân vận, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong hỗ trợ cộng đồng, vừa qua, ngày 13/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Đoàn phường An Thới tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025, nhằm hỗ trợ các em học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn Phường An Thới.
Ngày 29/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức gặp mặt trao kinh phí cho học sinh trong Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”. Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cùng lãnh đạo địa phương, đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, thầy, cô giáo chủ nhiệm và các em học sinh thuộc Dự án đã đến dự.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Tối ngày 20/6, Bộ Công an đã tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, gặp mặt tôn vinh các nhà báo tiêu biểu, xuất sắc trong Công an nhân dân.
Tối 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tối 19/6, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), nhằm tri ân các thế hệ Nhà báo, tôn vinh những người làm báo tiêu biểu – những người đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát
Lực lượng Công an tỉnh Bạc Liêu đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện. Qua đó, nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận, lan tỏa hình ảnh n
Ngày 19/6, tại xã Lâm Hải (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Năm Căn (BĐBP Cà Mau) phối hợp với Ngân hàng HDBank Chi nhánh Năm Căn tổ chức bàn giao “Nhà Đại đoàn kết” cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Đại tá Ngô Thanh Bình, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã có cuộc gặp xã giao trực tuyến với Ngài Đại tướng Khing Sà-rạt, Cục trưởng Cục Chống tội phạm ma túy, Tổng cục Công an quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia.
Ngày 20/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị đã vận động 2 đối tượng trong đường dây tổ chức đánh bạc trên đồi quế tại xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) ra đầu thú.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị bị hại của Shark Thủy liên hệ với công an để đảm bảo quyền lợi của mình trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước ngày 1/7.
Lực lượng Công an phường Bãi Cháy vừa triệt phá tụ điểm đánh bạc trong thùng container đặt tại khuôn viên một công ty, bắt quả tang 10 đối tượng cùng tang vật hơn 16 triệu đồng.
Đối tượng Trần Thị Chung, bị truy nã đặc biệt nguy hiểm, đã bị bắt tại sân bay Đà Nẵng sau khi bị Hàn Quốc trục xuất, hiện đã được di lý về Quảng Ninh.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.