Từ lúc nào những cụ ông vốn đáng kính trong mắt nhiều người phải đứng trước vành móng ngựa vì tội danh hiếp dâm trẻ em? Từ lúc nào những ông nội, ông ngoại, ông trẻ, ông bác, ông chú trở thành “yêu râu xanh” trong những ngôi nhà, những dòng họ? Sự thật này đang thực sự gây nhức nhối trong cộng đồng xã hội và mỗi gia đình. Và phải chăng, thẳm sâu trong vấn đề đó có nguyên nhân của sự thiếu quan tâm, định kiến về nhu cầu tình dục của người già?
Mỗi vụ án hiếp dâm trẻ em nhắc đến là một lần đau lòng, nên chỉ xin kể ra đây một vụ diễn ra gần đây nhất. Sáng 19/6/2019, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự Trần Văn Nghe sinh năm 1950, trú ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, An Phú về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng 18 giờ 30 phút, ngày 12/6, em N.N.N.Y sinh năm 2011, trú ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu, An Phú xin ba mẹ đi xem tivi ở nhà hàng xóm. Biết bé Y đi khỏi nhà mà không có người trông coi, Trần Văn Nghe liền dụ em xuống sàn nhà của y để thực hiện hành vi giao cấu, sau đó dặn không được nói cho ai biết. Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, không thấy bé Y về, nên cha mẹ em đi tìm.
Khi đến khu vực nhà Văn Nghe, thì thấy em từ dưới sàn nhà chạy lên. Thấy biểu hiện lạ của con, cha mẹ em liền gặng hỏi, thì Y nói vừa bị Văn Nghe giao cấu. Sau đó, gia đình em Y đã đến công an tố giác hành vi đồi bại của Trần Văn Nghe. Tại cơ quan điều tra, Trần Văn Nghe đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Đồng thời khai nhận, từ khoảng mùng 5 đến ngày 12/6/2019, Trần Văn Nghe đã 4 lần thực hiện hành vi giao cấu với bé Y Như vậy, khi thực hiện hành vi đồi bại với bé gái, đối tượng Trần Văn Nghe đã 69 tuổi, và so với các vụ án các cụ ông có hành vi dâm ô, hiếp dâm các bé gái hiện nay thì mức tuổi này vẫn còn khá… trẻ, bởi trước đó đã từng có những cụ ông phải ra tòa khi đã bước sang tuổi bát thập được vài năm.
Với những người làm công tác phục vụ tố tụng, những vụ án cụ ông hiếp dâm trẻ em luôn để lại cho họ những ấn tượng khó quên. Với giám định viên Ngô Hường Dũng nguyên Phó Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia, câu chuyện xảy ra ở huyện Núi Thành, Quảng Nam đến nay đã gần hai chục năm và kỹ thuật giám định đã khác trước rất nhiều, nhưng đó vẫn là chuyện khó quên.
“Là hàng xóm cạnh nhà nhau, thấy gia cảnh nhà bé gái Trần Thị B 9 tuổi nghèo khổ, thương tình muốn giúp đỡ, ông Lê Văn N đã thuê em gánh nước đổ vào lu chứa với giá mỗi gánh là 500 đồng. Mỗi khi B sang gánh nước, ông N thường nằm ở chiếc võng mắc trước hiên nhà để kiểm tra công việc.
Cứ gánh được vài gánh, vì tuổi nhỏ nên B lại ngồi nghỉ, thấy vậy ông N liền nhờ B khi thì nhổ tóc sâu, khi thì đấm vai cho ông. Những lúc như vậy ông N thường thưởng thêm cho B ít tiền lẻ hoặc kẹo bánh mang về. Tuy mới 9 tuổi nhưng thân hình B vì có dáng thấp đậm nên đã khá nảy nở. Ngày ngày ngắm nghía đứa trẻ gái đang tuổi lớn qua lại trước mặt mình, không biết từ lúc nào trong ông N đã nảy sinh dục vọng.
Thay cho kìm nén vì luân thường đạo lý, ông N đã biến dục vọng của mình trở thành một con ngựa bất kham khi rủ B làm chuyện người lớn trên chiếc giường trong nhà. Còn B vì quá non nớt nên không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Thậm chí em còn không có tí ý thức gì về chuyện thể xác, đụng chạm nam nữ, vì em vẫn chưa hề dậy thì.
Ông N chung đụng với B được một thời gian khoảng vài năm thì em bắt đầu có kinh nguyệt và thụ thai. Thấy mặt mũi con gái xanh xao mà bụng cứ to dần lên, mẹ B nghĩ em bị giun cho uống thuốc tẩy, nhưng không hết bèn đưa em đi khám. Tại bệnh viện, bà chết đứng khi biết con gái mình đã có thai gần 6 tháng. Gặng hỏi biết ông già N hàng xóm là “tác giả”, bà liền trình báo công an, chính quyền.” - ông Ngô Hường Dũng nhớ lại.
Vụ án này xảy ra đã khá lâu và lúc đó tại Việt Nam vẫn chưa áp dụng kỹ thuật giám định gen truy nguyên cá thể con người (gọi tắt là ADN). Thế nên, để xác định xem ông N có phải là bố của đứa trẻ gái do em B sinh ra hay không các giám định viên của Tổ chức giám định y pháp Trung ương (tiền thân của Viện Pháp y quốc gia hiện nay) đã áp dụng phương pháp thông qua hệ nhóm máu để xác định quy luật di truyền, tiêu bản nhiễm sắc thể, rồi đo nhân trắc học…
Kết quả cho thấy ông N là bố của đứa trẻ do B sinh ra. “Nhưng dường như vì không muốn tin vào một câu chuyện suy đồi đạo lý như vậy, vả lại từ đầu kiểm tra đến giờ chúng tôi nhận thấy thái độ ông N chưa tâm phục khẩu phục cho lắm và miễn cưỡng hợp tác, nên chúng tôi đã quyết định làm thêm một “test” kiểm tra tâm lý nữa với ông ta.
Lấy lý do chụp ảnh lưu hồ sơ, chúng tôi đã yêu cầu ông N bế đứa trẻ. Giao đứa trẻ mới vài tháng tuổi vào tay, tuy chẳng nặng gì nhưng các giám định viên thấy toàn thân ông N bỗng run bắn lên, người vã đầy mồ hôi. Và trên gương mặt già xọm vì căng thẳng của ông N hai dòng nước mắt đùng đục từ từ lăn xuống. Từ đó đến lúc ký vào biên bản giám định ông N không nói thêm câu nào nữa.” - ông Ngô Hường Dũng kể.
Nhu cầu tình dục của người già – nếu được quan tâm sẽ hết làm bậy?
Người viết bài này khi nêu ra các vụ án người già hiếp dâm trẻ em không có ý bênh vực hay thanh minh cho việc phạm tội của họ. Vì rõ ràng đây là những hành vi rất đáng lên án và cần sự nghiêm minh trừng trị của pháp luật để răn đe.
Tuy nhiên, cũng từ những câu chuyện đau lòng này, chúng ta cần nhìn câu chuyện dưới một góc độ khác nữa. Đó là phải chăng, thẳm sâu trong vấn đề đó có nguyên nhân của sự thiếu quan tâm, định kiến về nhu cầu tình dục của người già? Chúng ta ngày nay và thế hệ cha mẹ, ông bà của chúng ta đã quá quen với những hình ảnh khi người mẹ, người bà trong gia đình bước vào ngưỡng tuổi 50, lên chức bà là muốn ngủ riêng, muốn “tránh xa” các đức ông chồng mà trước đó mình đã từng đầu gối tay ấp.
Có nhiều lý do để giải thích quyết định này của các bà, đó là sự mãn kinh của phụ nữ, sự thay đổi trong tư duy rằng mình đã già không nên cư xử như còn trẻ nữa và cả là sự sợ con cháu chê cười rằng già vẫn còn ham hố.
Và có một nhóm nữa là những ông già chẳng may vợ mất sớm, rất mong muốn được tiếp tục có một người phụ nữ bên cạnh để san sẻ, yêu thương nhưng họ không thể vượt qua rào cản của con cháu vì cho rằng đó là việc làm bất kính với người đã khuất, hay sợ liên quan đến vấn đề tài sản và cả định kiến không hay của xã hội về một ông già vẫn còn cưới vợ… Cứ thế mà đã và đang có không ít những người đàn ông già bỗng dưng bị bỏ rơi với những khát khao vẫn còn đầy.
Người viết bài này biết một anh bạn, mẹ chẳng may mất sớm, dù được con cái động viên nhưng bố anh không muốn đi bước nữa. Là người con trai rất thương và hiểu bố, anh thẳng thắn đặt vấn đề với bố về chuyện giải quyết tâm sinh lý với thông điệp rằng anh rất cảm thông và muốn giúp đỡ bố. Và thế rồi, thi thoảng anh lại đón bố, đưa ông đi và ngồi cà phê đợi…
Nhiều người nghe câu chuyện này lên án rằng anh bạn tôi đã tiếp tay cho tệ nạn xã hội, tuy nhiên, ở góc độ khác, tôi thấy rằng bạn tôi đã cử xử rất thấu hiểu và văn minh. Vì suy cho cùng, dù ở lứa tuổi nào, ai cũng là con người với những nhu cầu về tâm hồn và thể xác. Và khi được định hướng đúng, xử lý đúng, thì những câu chuyện không hay sẽ ít có cơ hội xảy ra.
Hay nói như nhà báo Phạm Trung Tuyến rằng: “Tôi tin rằng, chỉ có rất ít thủ phạm trong những vụ án cụ già hiếp dâm trẻ em nhỏ là những kẻ ấu dâm. Phần nhiều trong số họ là nạn nhân của bản thân. Khi không có khả năng và cơ hội để vượt qua bản năng tình dục, thì lựa chọn duy nhất của họ là những bé gái ít có khả năng tự vệ nhất.
Khi mà chúng ta còn nhìn thấy các ông già hiếp dâm bé gái nhưng những con quỷ thay vì nhìn họ như những kẻ đáng thương, thì các bé gái vẫn chưa thể an toàn. Bởi chúng ta rất khó nhìn ra những con quỷ ở những ông già.
Chúng ta chỉ có thể bảo vệ các bé gái trước sự manh động sinh lý của các ông già khi nhận thức được điều gì khiến họ trở thành nhưng con quỷ, để mà ngăn chặn khả năng đó mà thôi. Hãy bớt quan tâm đến các bản án, thay vào đó hãy nghĩ về việc quan tâm hơn đến nhu cầu tình dục của người già”.
Và một con số nữa để phần nào chứng minh cho quan điểm này, theo kết quả “Điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2012”, trên 70% người trong độ tuổi 50-59 vẫn quan hệ tình dục; tỉ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên có quan hệ tình dục chiếm trên 50%. Đáng lưu ý, 6% các cụ trên 80 tuổi vẫn “xung trận” như thường.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.