Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công bố thêm 7 di sản văn hóa Quốc gia, trong đó có chữ viết cổ của người Thái (Sơn La).
Tin nên đọc
Vịnh Hạ Long: Bức tranh di sản "hoen ố" do tàu sang tải trái phép
Mê hồn 4 công trình kiến trúc là "di sản" ông Nguyễn Bá Thanh
Bổ sung vào danh mục15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Điện Biên: Công bố 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ VH - TT và DL vừa ban hành quyết định bổ sung 7 di sản vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trong danh sách này, các di sản thuộc 4 loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tiếng nói, chữ viết.
PGS. TS Hoàng Lương từng chia sẻ: “Chỉ cần biết tiếng Thái, biết chữ Thái đen ở Sơn La thì ta có thể đọc được chữ Thái của các vùng khác. Vì chữ Thái ở nơi khác như Mường Tấc, Lai Châu,… chỉ thêm một vài từ".
|
Bản gốc "Quam tô mương" bằng chữ Thái cổ. Ảnh: Internet |
Trước đó, năm 2002, nhóm nghiên cứu chữ Thái thống nhất của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đã xây dựng Bộ chữ Thái thống nhất, in thành sách dạy thí điểm ở một số địa phương như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu… Bộ chữ Thái này lấy chữ Thái (Sơn La) làm chuẩn.
|
Sách chữ Thái cổ từ xưa đến nay luôn được coi là một loại cổ vật quý hiếm. Ảnh: Internet |
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Sơn La đã sưu tầm được hơn một ngàn cuốn sách chữ Thái cổ. Những cuốn sách chữ Thái cổ được viết bằng mực Tàu màu đen bằng bút lông trên loại giấy do người Thái tự sản xuất gọi là giấy dó. Giấy có loại dày, có loại mỏng có khả năng nhìn thấu nên khi viết người ta thường chập đôi tờ giấy.
Hình dáng, kích thước các cuốn sách cũng có sự khác biệt. Bìa sách có thể được làm bằng giấy dày, da thú hoặc bằng vải. Gáy sách được khâu bằng dây gai hoặc dây dù rất chắc chắn.
Những cuốn sách chữ Thái cổ của Bảo tàng Sơn La chứa đựng giá trị nhiều mặt như văn hóa, lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng, văn học của dân tộc.
Trong đó, có thể kể đến các cuốn viết về lịch sử như: cuốn “Quam tô mương Mường Muổi,” “Quam tô mương Mường La”, “Quam tô mương Mường Mụa”,... (Chuyện kể bản mường) cho ta biết quá trình thiên di của người Thái từ vùng Xíp Xoong Păn Na (Nam Trung Quốc) tới Việt Nam, lịch sử hình thành của các châu mường Thái; cuốn “Tay pú sớc”, “Quam chưong han”, “Quam xớc Hán Cơ Lương”,... (dã sử đánh giặc phương Bắc giữ yên bản Mường) nói về lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Thái cùng các dân tộc khác trên nước Việt…
|
Chữ Thái cổ ghi chép những bài hát ru của đồng bào Thái ở Sốp Cộp (Sơn La). Ảnh Internet |
Về tôn giáo tín ngưỡng như: cuốn “Sổ đu mự” (lịch)... Nhiều cuốn sách miêu tả các phong tục tập quán được lưu truyền từ lâu đời của dân tộc như: “Mơi mák”, “Quam hịa khuôn”, “Quam báo khuôn”, “Quam măn”, “Sên hươn”, “Hịt khoong”... (các bài cúng, bài mo).
Về văn học, sách Thái cổ đã ghi lại đầy đủ những tác phẩm văn học do người Thái sáng tác như: “Sống chụ son sao”, “Khun Lú - Nang Ủa”, “San Lương - Inh Lai”, “Tạo Hôm - Nang Hai”,... Một số cuốn ghi các câu tục ngữ, các bài ca dao, các câu đố vui, hát giao duyên.
Danh sách 15 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được bổ sung:
- Nghề thủ công tre trúc Xuân Lai (xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh)
- Lễ hội Nghinh Ông (xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre)
- Lễ hội Cầu Ngư (TP. Đà Nẵng)
- Lễ hội truyền thống nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân, TP. Hải Phòng)
- Lễ hội Trương Định (thị xã Gò Công, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang)
- Chữ viết cổ của người Thái (tỉnh Sơn La)
- Văn hóa Chợ nổi Cái Răng (quận Cái Răng, TP. Cần Thơ).