Thông tin phát hiện chất vàng ô chứa trong măng tươi ở Hà Nội một lần nữa khiến các bà nội trợ thêm hoang mang, lo lắng.
Tin nên đọc
'Choáng' với khối lượng thực phẩm hôi thối được phát hiện
Giải bài toán thực phẩm nhập lậu: Cần sự chung tay của toàn xã hội
Nghịch lý hàng ngon thì xuất khẩu, thực phẩm bẩn 'phần' người Việt
Những thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò
Mặc dù cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO (IARC) đã cảnh báo chất vàng ô đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn hàng ngày phải đối mặt bởi việc làm ăn gian dối của thương lái.
Thực hiện tháng hành động vì an toàn thực phẩm các sở, ngành Hà Nội đã phát măng tươi được lấy mẫu có tồn dư chất Auramine O (vàng ô).
Trước sự việc trên, nhiều chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn thận trước mặt hàng măng tươi bày bán trên thị trường.
Măng tươi không ngâm tẩm hóa chất thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng nhạt, miếng măng mềm, không có độ giòn và bóng, thường bị dập nát.
|
Măng có màu vàng sậm, giòn, đẹp là dấu hiệu bị ngâm tẩm hóa chất. |
Còn măng có màu vàng sậm, có độ bóng, giòn, miếng măng nguyên vẹn và ít giập nát thì rất dễ bị ngâm tẩm vàng ô.
Tuy nhiên, việc phân biệt măng tươi và măng ngâm hóa chất không phải ai cũng biết.
Để có một bữa măng tươi an toàn, bạn có thể tự mua măng củ tươi về tự tay chế biến với cách làm như sau:
- Mua măng tươi mới hái về đem bóc vỏ, để nguyên hoặc có thể cắt nhỏ, cho nước vào luộc đi luộc lại 2-3 lần. Mỗi lần luộc nên xả lại bằng nước sạch.
|
Nên luộc măng 2-3 lần trước khi dùng. |
- Mang măng đã được luộc ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày. Phải thay nước gạo thường xuyên 2 lần/ngày để tránh hiện tượng nước gạo ôi thối ngấm vào măng. Sau đó có thể đem nấu các món ăn.
Lưu ý: Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi. Trường hợp măng có màu trắng, vàng bất thường và có mùi hôi thì không nên sử dụng.