Tận dụng sự dai giòn của bì lợn, không ít người đã tìm cách chế biến nguyên liệu này thành các món khoái khẩu, lừa miệng khách hàng.
Tin nên đọc
Top thực phẩm cấm kỵ dùng chung với hải sản
Những loại thực phẩm dù trót mua về cũng tuyệt đối 'cấm' sử dụng
Hai Bộ 'bắt tay' ngăn việc lạm dụng hóa chất trong thực phẩm
Thịt gà kỵ những thực phẩm nào?
Đây là loại thức ăn khó tiêu, thậm chí gây nguy hiểm cho đường ruột. Đáng lo ngại, để đẩy nhanh tiến độ, các lò giết mổ lợn thường xử lý lông lợn khi thịt bằng cách “đánh sống”.
Chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì không chỉ gây ảnh hưởng đến đường ruột mà còn có khả năng gây ra một số căn bệnh nguy hiểm.
Lông lợn được xử lý “siêu tốc”
Nếu không được tận mắt chứng kiến các “đồ tể” thể hiện những đường dao sắc lẹm, để đánh bay đi cả mảng lông lợn thì nhiều người không biết mình đang sử dụng một thực phẩm có nguy cơ gây độc như thế nào.
PV đã tìm đến một số cơ sở giết mổ heo thịt ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức và huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội. Mới chỉ có 1-2h sáng, điện ở các lò mổ này đã bật sáng trưng. Những con lợn nặng khoảng 80kg sau khi bị chọc tiết sẽ được các “đồ tể” đưa những đường dao sắc lẹm cạo đi những đám lông dài trên da.
Thông thường, khi mổ lợn thịt để lấy thực phẩm, mọi người đều biết muốn làm sạch lông cần phải dùng nước nóng. Việc sử dụng nước nóng đánh lông sẽ cạo hết phần chân lông dưới da. Tuy nhiên hiện nay, các lò mổ thường bỏ qua công đoạn này.
Đem những thắc mắc hỏi chủ lò mổ, không ngần ngại chủ lò mổ tên H. chia sẻ: “Mỗi buổi sáng chúng tôi thịt đến cả chục con lợn để đem ra chợ bán, nếu đun nước sôi thì biết bao nhiêu cho đủ mà còn mất nhiều thời gian và nhân công. Chỉ cần dao để cạo lông sắc thì chúng tôi có thể “đánh sống” những đám lông lợn dù nhiều hay ít. Tất nhiên, lông được cạo rất sạch nhưng chân lông trên da lợn thì không thể sạch được”.
Có mặt ở lò mổ cùng với một dân buôn chuyên lấy hàng từ lò mổ này. Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, chúng tôi đã thấy đến 4 con lợn được cạo lông sạch sẽ nằm gọn gàng trên các tấm bạt trải trên sân.
Theo chân dân buôn thịt này đến các điểm giao hàng ở chợ và các điểm bán nhỏ lẻ thì trời đã sáng. Đây cũng là thời điểm nhiều người dân đi mua thực phẩm để chế biến bữa ăn cho gia đình.
Quan sát tại các điểm bán thịt được người bán hàng pha nhỏ, PV phát hiện người bán hàng lại dùng dao sắc lẹm của mình cạo bay những đám lông còn sót lại. Một vài người đến mua hàng, có người thì mua cả miếng thịt, có người yêu cầu lọc sạch bì.
Từ sáng đến trưa có đến cả chục chiếc bì lợn được lọc bỏ. Tưởng rằng, số bì lợn đó sẽ được chủ cửa hàng bỏ đi, nhưng không, số bì lợn này sẽ được chế biến thành những món ăn khoái khẩu.
|
Cảnh giác với bì lợn được “hô biến” thành các món khoái khẩu. |
Kỹ nghệ “hô biến” thành món khoái khẩu
Vào buổi chiều dạo quanh một vòng các chợ ở khu Trung Hòa - Nhân Chính, Tân Mai hay Phú Đô..., mọi người dễ dàng thấy các quán nhỏ ven đường hay ở chợ có treo biển hiệu bán Chạo Khế, nem sợi, nem chạo...
Chúng tôi đã ghé một quán nhỏ và mua mỗi món một ít để làm đồ nhậu. Chị Huệ, chủ quán, nhanh nhảu: “Các chú mua về ăn rồi sau lại muốn đến nữa, vừa ngon vừa giòn. Nem sợi này quấn lá sung nhậu với bia thì hết ý. Mà giá cả thì quá hợp lý”.
Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc biệt. Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được.
Còn nem tai thì ngoài thành phần chính là tai lợn, còn có bì lợn trộn với bột thính và các gia vị. Điểm chung của hai món ăn này là đều có thành phần làm từ bì lợn. Và đây chính là kẻ thù của sức khỏe.
Để kiểm chứng thêm về mức độ nguy hại của các món ăn được chế biến từ bì lợn, chúng tôi đã để món nem sợi mua được ở chợ trong môi trường bình thường.
Qua một đêm, món nem chạo đó đã bị hỏng và mềm nhũn. Khi dùng tay bóp chặt những sợi nem được thái nhỏ đó thì những chân lông lòi ra đâm vào tay rất đau.
Chị Hà Thị Hương, nhà ở Mễ Trì, chia sẻ: “Mua thực phẩm là thịt lợn tôi vẫn thường sờ tay dọc theo miếng thịt. Chỉ cần làm như vậy sẽ dễ dàng nhận thấy chân lông được cạo sống bằng dao sắc đâm lởm chởm vào da tay. Bình thường, tôi hay yêu cầu chủ quán lọc bỏ bì. Những món ăn như nem chạo, tôi không bao giờ mua mặc dù chồng và em tôi rất thích nhậu. Còn khi nào mọi người trong nhà muốn ăn nem tai, tôi lại trực tiếp đi mua về rồi tự tay chế biến cho yên tâm”.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bì lợn thuộc nhóm protein chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) cũng rất bổ dưỡng.
Chất cốt giao rất cần cho cấu tạo cơ thể - giống như xi măng- để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc. Tuy nhiên, protein có trong bì lợn rất khó tiêu vì vậy không nên ăn nhiều.
Ở nước ngoài, người ta không dùng bì lợn làm thực phẩm trực tiếp mà chỉ sử dụng để làm thạch và chất phụ gia hoặc thuộc da trong công nghiệp.
Trước đây, những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông lợn. Nhưng hiện nay, các lò giết mổ lợn thường cạo sống nên chân của lông lợn vẫn còn ở lại bì, lông này rất cứng, khi ăn vào ruột sẽ cắm vào màng nhầy (nơi tiết ra men để tiêu hoá thức ăn) ở ruột non và dạ dày có thể gây tổn thương màng ruột, dạ dày.
Do vậy nhiều bà nội trợ thường bỏ bì và họ chỉ sử dụng để chế biến thành các món như cơm tấm trần bì hoặc để nấu món thịt đông, nem chạo... nhưng phải chọn loại bì lợn đã sạch lông.
Nhiều người kinh doanh đã sử dụng các hóa chất độc hại để tẩy trắng bì lợn làm món nem gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.