Cải tạo, xây lại các chung cư cũ (CCC) xuống cấp là bài toán được TP Hà Nội đưa ra từ rất nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa tìm lời giải, đây vẫn là vấn đề “nóng” thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.
Điểm qua một số thống kê để thấy được tổng quan bức tranh chung của Hà Nội trong câu chuyện cải tạo, xây lại chung cư cũ (CCC) còn nhiều nan giải.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay gần 1600 chung cư cũ, chiếm hơn 60% trong tổng số CCC của cả nước, phần lớn trong số đó được xây dựng từ khoảng năm 1960 đến năm 1994, cá biệt có một số nhà xây dựng trước năm 1954; Chỉ riêng 4 quận nội thành có tới gần 1000 nhà chung cư. Điều đáng nói, hầu hết các CCC đến nay đã hết niên hạn sử dụng, bị xuống cấp nghiêm trong, ở mức độ báo động và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân.
Thực tế trên cho thấy, rõ ràng việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, hiệu quả của việc triển khai công tác cải tạo, xây mới chung cư cũ vô cùng chậm trễ và yếu kém.
Cụ thể, Sau gần 20 năm cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn, thành phố Hà Nội mới hoàn thành cải tạo, xây dựng lại 19 dự án và hiện đang triển khai 14 dự án, tương đương hơn 1% tổng số CCC; Riêng trong giai đoạn 2014-2021, sau khi Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành, thì không có dự án mới nào được thực hiện.
Nhận thức rất rõ việc cải tạo và xây lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69 nhằm mục đích tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại CCC ; TP Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng lại nhà CCC trên địa bàn thành phố, ban hành Kế hoạch số 02-KH/BCĐ về việc đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư, chỉnh trang, tái thiết đô thị, góp phần phát triển đô thị và kinh tế đô thị toàn thành phố trong giai đoạn tới.
Để triển khai mục tiêu kế hoạch đã đề ra, TP Hà Nội sẽ tổ chức tổng rà soát, khảo sát, kiểm định các nhà CCC , phấn đấu hoàn thành công tác này trước quý IV/2023; đồng thời, nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về cải tạo, xây dựng lại CCC thuộc thẩm quyền của thành phố, trong đó có các tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, hệ số bồi thường K và các cơ chế, chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022… Nguồn vốn ngân sách được bố trí dự kiến là khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ các CCC theo các đối tượng, phân loại quy định của Nghị định số 69.
Đây được xem là động thái tích cực, là tín hiệu tốt cho thấy việc chính quyền thành phố Hà Nội đang rất quyết tâm trong việc tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại để giải quyết triệt những vấn đề xoay quanh câu chuyện chung cư cũ.
Tuy nhiên, trên thực tế, để triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả thì cần phải có một lộ trình rõ ràng, phương pháp khoa học bởi đây là việc nan giải, dài hơi, trong quá trình thực hiện sẽ rất khó khăn đối với người dân, nhà nước và doanh nghiệp.
UBND Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP giai đoạn 2021-2025. UBND TP đặt chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở phát triển giai đoạn 2021-2025 là khoảng 44 triệu m2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,5m2 sàn/người.
Trong một văn bản mới đây, đề cập về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, dẫn báo cáo của các tỉnh, thành, Bộ Xây dựng cho biết tại các đô thị trên cả nước hiện có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.
Thành ủy Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 947-QĐ/TU thành lập Ban chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh làm Trưởng ban chỉ đạo.
Chiều 4/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Thành uỷ nghe báo cáo, cho ý kiến về kế hoạch xây dựng, cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn TP bằng nguồn vốn ngân sách.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật.
Ngày 29/12, trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.