Theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và lĩnh vực dân tộc diễn ra hôm nay (6/6), các đại biểu đánh giá các Bộ trưởng đã không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn. Tuy nhiên, các Bộ trưởng cần làm rõ thêm một số giải pháp để có thể giải quyết tốt vấn đề đặt ra.
Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), về những giải pháp hữu hiệu, căn cơ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tạo việc làm cho người lao động (NLĐ) giai đoạn hiện nay thì Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chưa đưa ra được những giải pháp thuyết phục người dân, NLĐ.
Thời gian tới, Bộ cần có sự phối hợp nhịp nhàng, rốt ráo với chính quyền địa phương, NLĐ và doanh nghiệp để đánh giá, tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và nhiệm vụ cốt lõi là vực dậy nền kinh tế, vực dậy doanh nghiệp đang ngưng việc hoặc rút khỏi thị trường lao động, thị trường sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp tái khởi động lại hoặc thành lập doanh nghiệp mới thì mới thu hút được lao động, tạo ra việc làm mới.
Muốn như vậy, Bộ LĐ-TB&XH phải tham mưu cho Chính phủ, Chính phủ phải có những động thái rất quyết liệt để tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, tạo quỹ đất, đồng hành cùng doanh nghiệp tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm…, bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, những NLĐ ngưng việc, thất nghiệp hiện nay cũng đang rất cần được bảo đảm chế độ, chính sách như đóng/nhận tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) bởi thời gian qua có nhiều NLĐ phải “bán lúa non” - bán sổ BHXH của mình cho các đối tượng khác để có tiền chi tiêu sinh hoạt. Đây là một vấn đề cần Nhà nước có biện pháp khắc phục kịp thời, giúp NLĐ được hưởng chế độ, chính sách sau khi bị mất việc.
Trong khi đó, ĐBQH Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) đánh giá, tại phiên chất vấn, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi trọng tâm, ngắn gọn, súc tích và đúng với gợi ý của Ủy ban Thường vụ QH khi giao nhiệm vụ cho ngành LĐ-TB&XH trả lời chất vấn. Bộ trưởng là một trong những thành viên Chính phủ kỳ cựu, nội dung trả lời của Bộ trưởng có trọng tâm, trọng điểm, không né tránh, đi vào vấn đề một cách thẳng thắn, tạo sự hài lòng đối với ĐB. Tại nghị trường, sự trả lời của Bộ trưởng không tạo nên sự tranh luận, tỷ lệ hài lòng của ĐB với Bộ trưởng gần như là tối đa.
ĐB Minh rất quan tâm đến vấn đề lao động - việc làm bởi đây là 1 trong 15 chỉ tiêu mà chúng ta đang chưa đạt được. Theo ĐB, tại phiên chất vấn, nhiều ĐB đã xoáy sâu vào vấn đề này và giải pháp trong thời gian tới là trách nhiệm giữa ngành LĐ-TB&XH và ngành Giáo dục phải nhận định một cách rõ ràng hơn nữa, phân định luồng trong học sinh để các trường đào tạo nghề hút người học, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, thực sự có hiệu quả, đặc biệt tránh lãng phí nguồn lực đào tạo, đào tạo xong phải được sử dụng… ĐB tin tưởng rằng Bộ trưởng đã hứa trước QH thì sẽ có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.
Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, ĐB Phúc Bình Niê Kdăm (đoàn Đắk Lắk) cho rằng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã có nghiên cứu kỹ càng, chuẩn bị tốt cho phiên trả lời chất vấn trước QH, do đó câu trả lời của Bộ trưởng tương đối cụ thể. Chủ nhiệm, Bộ trưởng đã trả lời cho tỉnh Đắk Lắk cũng như các địa phương khác trong cả nước về giải pháp tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
“Tôi hy vọng trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục ban hành hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai thực hiện tốt nhất 3 Chương trình mục tiêu quốc gia” - ĐB đoàn Đắk Lắk kỳ vọng.
ĐB Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang) cũng nhận xét, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trả lời đi thẳng vào vấn đề, thể hiện sự bao quát lĩnh vực quản lý. Phần trả lời của Bộ trưởng cũng cho thấy trách nhiệm của Bộ trưởng trước cử tri, nhân dân và đại biểu QH khi đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều chính sách, giải pháp để thúc đẩy thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh những kết quả tích cực, qua phiên chất vấn, các ĐBQH cũng đã nêu ra các bất cập, tồn tại và Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận việc này. Trên tinh thần đó, Bộ trưởng đã không né tránh, nêu rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp thời gian tới. Tuy nhiên, để khắc phục các bất cập này, sau phiên chất vấn, Bộ trưởng cần có các giải pháp cụ thể, chủ động và quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thực tế, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giữa tháng 2/2025, Trung ương Đảng họp và đến cuối tháng 2 Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa đổi một số điều của các luật liên quan tới công tác tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.