Nghề độc ở Ninh Bình: Săn chão chuộc

Ở Ninh Bình có một nghề vô cùng độc, sở dĩ có cái tên như vậy là do người ta đi bắt một con vô cùng lạ đó là con chão chuộc.


Chão chuộc có nhiều tên gọi khác nhau, như: chẫu chuộc, chão chuộc, choạc choạc... Theo một số tài liệu thì chão chuộc thuộc loài ếch nhái, nhưng thân không to tròn mà thon nên nhìn nhỏ và dài hơn.

Chão chuộc chúng thường sống ở những nơi có các bụi cây ẩm thấp ven sông, ao, ruộng..chúng có đặc điểm là màu da màu nâu bóng nhãy, leo cây và nhảy rất xa. Khi chúng trưởng thành có chiều dài từ 8-10cm/con, trọng lượng từ 60-90 gram/con.

Chão chuộc có da màu nâu và da trơn nhẫy nên rất khó bắt
Chão chuộc có da màu nâu và da trơn nhẫy nên rất khó bắt

Thịt chão chuộc mềm và ngon, có nhiều dinh dưỡng và khoáng chất hơn thịt ếch rất nhiều chính vì điều này mà giá của chão chuộc không hề rẻ. Giá của chúng lúc nào cũng đắt hơn ếch, vào những thời điểm đắt thì có khi tới hơn 300k/ 1kg.

Nắm bắt được điều này, nhiều người đã đi bắt chão chuộc về bán lấy tiền và trở thành cái nghề độc của nhiều người. Do chúng có đặc điểm da bóng nhãy nên rất trơn và khi có tiếng động là chúng nhảy ngay, bắt được cũng là cả một vấn đề.

Hiện tại cách bắt chúng phổ biến nhất là dùng vợt, chẳng biết cái nghề bắt chão chuộc có từ bao lâu nhưng hiện nay vừa là nghề truyền thống của cha ông để lại vừa là nghề phụ của nhiều người dân trong huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Dụng cụ bắt chúng vô cùng đơn giản gồm: một chiếc đèn pin, một chiếc vợt, một chiếc giỏ đựng và một chiếc xe đạp
Dụng cụ bắt chúng vô cùng đơn giản gồm: một chiếc đèn pin, một chiếc vợt, một chiếc giỏ đựng và một chiếc xe đạp

Theo những người trong nghề cho biết, ban ngày chúng trốn ở trong các hang hốc nên ban đêm chúng mới ra kiếm ăn. Vì thế chỉ bắt được chúng vào ban đêm còn ban ngày là không thể bắt được chúng. Dụng cụ bắt chúng khá đơn giản chỉ cần một chiếc đèn pin thật sáng. một chiếc vợt lưới và một túi hay giỏ để đựng.

Chão chuộc hầu như bắt được quanh năm, nhưng chỉ vào những tháng cuối năm thì người ta mới đi săn bắt chúng. Theo tìm hiểu của phóng viên, lý do người ta chỉ đi bắt vào những tháng cuối năm vì lúc này chão chuộc có giá cao, còn những tháng còn lại chúng được mua với giá rất thấp.

Cứ vào những ngày này hàng năm, trong các ngõ xóm, bờ ruộng, kênh mương..ở tỉnh Ninh Bình không khó để thấy những người đi bắt chão chuộc.

Do bắt chúng phải di chuyển nhiều nên những người làm nghề này phải chọn xe đạp làm phương tiện đi lại, vừa đi lại dễ dàng trong các con ngõ, hẻm nhỏ lại không gây ra tiếng động.

Bác Nguyễn Văn Qúy (63 tuổi, xã Ân Hòa, huyện KIm Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã gắn bó với cái nghề này hơn 40 năm.

Ở cái tuổi 63 thì mắt không còn sáng, những chỉ cần soi qua là bác có thể phát hiện được chão chuộc ngay. " Con chão chuộc này khi đã soi thấy nó là nó không chạy, nhẹ nhàng lấy vợt chụp lấy nó là bắt được", bác Qúy chia sẻ.

Nghề bắt chão chuộc đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Nghề bắt chão chuộc đem lại nguồn thu nhập ổn định.

"Mỗi tối đi bắt trung bình cũng được từ 2 đến 3kg, với giá thu mua hiện nay là từ 130 ngàn đến 150 ngàn thì mỗi đêm cũng kiếm được vài trăm ngàn. May mà có cái nghề này để có thêm thu nhập, chứ không chẳng biết làm gì lúc rảnh rỗi", bác Qúy vui vẻ nói.

Anh Trần Văn Toàn ở xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, NInh Bình là người bắt giỏi có tiếng ở đây, anh cho biết" Có nhiều tối bắt được cả hơn 6kg nhưng có những hôm thì lại có được có mấy con. Chão chuộc bắt được sẽ có người vào tận nhà thu mua."

Theo anh Nguyễn Văn Trinh, một thương lái chuyên thu mua chão chuộc cho biết, "Cuối năm giá chão chuộc rất cao có khi lên tới hơn 300 ngàn 1 kg nên vào thời điểm này mọi người mới đi săn bắt. Chão chuộc sau khi bắt sẽ được mang đến bán cho các nhà hàng, quán nhậu.."

Phạm Quân

Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/nghe-doc-o-ninh-binh-san-chao-chuoc-88529.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.